Đi lễ chùa đầu năm ở đâu

Nét đẹp văn hóa lễ chùa đầu năm của người Việt

(ĐCSVN) - Trong tâm thức người Việt từ bao đời nay, Tết không chỉ mang ý nghĩa của việc tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới, mà còn mang đậm nét tâm linh, tín ngưỡng. Ngoài tục lệ cúng gia tiên, người dân thường tìm về các đền, chùa để cầu phúc, cầu may cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.

Ngay sau giờ phút đón giao thừa, thời khắc chuyển giao của năm cũ và năm mới, rất nhiều gia đình tổ chức đến chùa thắp hương đầu năm mới để cầu an, cầu tài, cầu lộc. Lúc này, khung cảnh tĩnh mịch, thanh đạm của các ngôi chùa, sân đình bỗng trở nên đông đúc, chùa rực sáng ánh đèn, nến, vào sâu bên trong, hương khói nghi ngút tỏa ra từ các ban thờ.

Người Việt tin rằng, đi lễ đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Mỗi người đi lễ với những mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Lễ chùa là nét đẹp văn hóa đầu năm của người Việt. (Ảnh: PT)

Cũng có những người đi lễ chỉ để tìm lấy những giây phút bình yên, nhằm xua tan đi những lo toan bộn bề trong cuộc sống. Nhưng nhìn chung, khi đến cửa Phật, cửa Thánh, hòa vào dòng người hành lễ, mỗi người trong chúng ta sẽ cảm nhận được sự giao hòa của trời - đất. Mùi khói nhang, sắc màu rực rỡ của đèn, hoa cùng với không gian thanh tịnh của chốn linh thiêng sẽ làm cho lòng người trở nên nhẹ nhàng, thanh thản.

Người dân Việt Nam đi chùa còn để xin chữ đầu năm hay những câu đối có ý nghĩa để đem về nhà treo ở nơi trang trọng nhất, cầu nguyện thành đạt cho cuộc sống và học hành thi cử cho con cái. Đặc biệt, tiếng chuông chùa ngân vang giữa đất trời, khói nhang quyện tỏa, màu sắc đèn hoa và những nụ cười nơi cửa Phật... tất cả đã tạo nên không khí yên bình, tâm hồn thanh tịnh.

Chị Thúy Ngân, trú tại 32 phố Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, năm nào cũng vậy, sau khi hoàn tất nghi lễ cúng gia tiên, cúng thần linh, tại gia đình, việc làm đầu tiên trong năm mới của gia đình chị là phải đến cửa chùa làm lễ. Đây là dịp để chị cũng như người thân của mình mong tìm được sự thanh tịnh và hướng những việc cần phải làm cho năm mới. “Nhiều người cũng quan niệm đi lễ chùa ngay sau thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới sẽ giúp gia đình có được sự an lạc, cả năm may mắn. Tôi muốn các con, các cháu biết được điều này, để chúng biết trân trọng nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình” – Chị Thúy Ngân chia sẻ.

Cửa chùa đất Phật là chốn bình yên, thanh tịnh, bởi thế nên người Việt luôn tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để ước nguyện mà đó còn là thời gian để con người tìm về với chốn tâm linh bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Về nơi cửa Phật, hòa vào dòng người đi lễ đầu năm, giữa không gian thanh tịnh, bất kì ai cũng cảm nhận được sự giao hòa của đất trời khi vào xuân, sự thành tâm trong lòng mỗi người. Cửa chùa rộng mở với tiếng chuông ngân vang cùng mùi thơm của khói hương, hoa lễ luôn làm cho tâm hồn con người thanh bình đến lạ.

Khói hương trầm hòa quyện với không khí ngày xuân đang tràn về giữa tiết trời se lạnh khiến ai ấy đều bồi hồi trong khoảnh khắc chuẩn bị bước sang năm mới. Thành kính chắp tay nơi cửa phật, bác Lê Thị Nên, trú tại Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội cầu mong sang năm mới gia đình được bình an, mọi công việc được thuận lợi. Bác Lê Thị Nên cho biết, trong những ngày Tết Nguyên đán, ngay sau giao thừa, cả gia đình sẽ cùng nhau đi lễ chùa. Việc làm này khiến tôi cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng, an lạc và bình an, thư thái sau một năm làm việc vất vả với nhiều bộn bề, lo toan trong cuộc sống. Đầu năm đi lễ chùa là thời khắc để tôi kiểm điểm lại bản thân, bình tâm nhìn lại một năm đã qua và định hướng cho bản thân trong năm tới.

Còn đối với các bạn trẻ, đi lễ đầu xuân không chỉ để cầu nguyện những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình mà còn là dịp thưởng lãm cảnh đẹp, nét thanh tịnh chốn linh thiêng trong tiết xuân và hiểu hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc. Bạn Nguyễn Ngọc Hưng (Trung Kính, Hà Nội) chia sẻ: Mỗi dịp Tết đến, sau thời khắc giao thừa linh thiêng, tôi và các anh chị em trong gia đình thường đi lễ chùa, trước là để vãn cảnh, sau là cầu mong cho bản thân, gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thuận hòa, mọi sự được hanh thông. “Hòa mình vào không gian linh thiêng nơi cửa phật, tôi tìm được chút thư thái cho tâm hồn sau một năm làm việc bận rộn, đồng thời thêm hiểu biết về nét văn hóa truyền thống của dân tộc, từ đó thấy được trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ nét đẹp ấy”- Bạn Nguyễn Ngọc Hưng bày tỏ.

Đối với mỗi người dân Việt Nam, đi lễ chùa đầu năm là nét văn hóa truyền thống được hình thành từ lâu, tạo nên bức tranh đa sắc trong nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó không chỉ thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, no đủ mà còn là dịp để vun đắp cho tinh thần người Việt thêm yêu và trân trọng những giá trị cội nguồn. Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, hương trầm lan tỏa hòa cùng sắc màu của đèn hoa, mới thấy lòng mình lắng lại, thanh thản và nhẹ nhàng hơn.

Cuộc sống ngày càng hiện đại, văn minh nhưng nét đẹp văn hóa đi lễ chùa đầu năm vẫn luôn được người dân lưu giữ. Không biết từ bao giờ, con người hướng tâm hồn vào nơi cửa Phật, tới giáo lý nhà Phật. Không ai biết ngôi chùa đầu tiên được dựng ở đâu, vào thời gian nào, nhưng cứ có làng là có chùa. Ngôi chùa trong quá khứ hay hiện tại đều là những thực thể sống động mà ở đó, mỗi người có thể tự tìm và hiểu thêm về những ẩn sâu chất chứa trong bản sắc văn hóa Việt Nam.

Phương Thảo

Top 15 địa điểm đi lễ chùa đầu năm tại TP HCM linh thiêng nhất: Nếu bạn muốn đi chùa lễ Phật vào các dịp lễ lớn, cầu an, cầu phúc vào những dịp tết đến xuân về, hay muốn tìm một chốn thanh tịnh, yên bình để lắng đọng tâm hồn tâm trí theo những tiếng chuông chùa thì đừng bỏ qua các ngôi chùa nổi tiếng nhất tại TP HCM mà Dulichso.vn đề cập dưới đây nhé!.

Là một thành phố lớn thứ hai của nước ta, Sài Gòn được mệnh danh Hòn Ngọc Viễn Đông là một thành phố trẻ năng động, được đông đảo dân cư các tỉnh miền quê lựa chọn để sinh sống, lập nghiệp. Không chỉ phát triển về kinh tế, du lịch TPHCM cũng trên đà phát triển vượt bậc. Ngoài các điểm tham quan nổi tiếng như: Nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập, Hồ Bán Nguyệt – cầu Ánh Sao quận 7, các khu du lịch ( Bình Quới, Tân Cảng, Văn Thánh ..), Khu di tích Địa đạo Củ Chi… thì Sài Gòn còn là nơi quy tụ những địa điểm du lịch tâm linh với rất nhiều ngôi chùa đẹp và linh thiêng nổi tiếng tọa lạc ngay trong lòng thành phố.

Chùa Vĩnh Nghiêm Quận 3

  • Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Phường 7 – Quận 3 – Tp.HCM

Tọa lạc tại quận 3, TP.HCM, chùa Vĩnh Nghiêm được khởi xây từ năm 1964 với diện tích khoảng 6.000 m2. Với sự pha trộn hài hòa giữa lối kiến trúc cổ điển của những ngôi chùa cổ miền Bắc và vật liệu, kỹ thuật hiện đại, chùa Vĩnh Nghiêm được xem là một trong những công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ XX. Ngoài ra, chùa Vĩnh Nghiêm còn có rất nhiều bức tượng phật bằng gỗ được điêu khắc tinh xảo.

Người sáng lập chùa Vĩnh Nghiêm là hai Hòa thượng Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm đến từ miền Bắc. Họ lấy nguyên mẫu thiết kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên là chùa Vĩnh Nghiêm ở xã Đức La, tổng Trí Yên, phủ Tạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Đây là một ngôi chùa kiến lập từ đời vua Lý Thái Tổ, vốn là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm.

Chùa Vĩnh Nghiêm được khởi công xây dựng vào năm 1964 – là ngôi chùa rộng lớn, xinh đẹp, được trang bị cơ sở vật chất khang trang bậc nhất tại Sài Gòn. Kiến trúc chùa rất độc đáo với tháp đá 7 tầng cao 14 mét, các góc mái chùa uốn cong theo kiểu chùa ở miền Bắc, chính giữa nóc có bánh xe pháp luân, các góc đều tạc hình đầu phượng.

Những hoa văn, họa tiết được chạm khắc theo phong cách văn hóa đời Lý – Trần. Cả tên và kiến trúc của ngôi chùa được lấy nguyên mẫu từ một ngôi chùa gỗ ở Bắc Giang, trung tâm của phái Trúc Lâm Yên Tử.

Chùa Vĩnh Nghiêm có khuôn viên rộng lớn, thoáng đãng và rất thanh tịnh. Là điểm hành hương lễ Phật của đông đảo quý Phật tử tại thành phố và cả những tỉnh thành lân cận.  Tọa lạc trên khuôn viên đất rộng hơn 6.000 m2 tại 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa,  Quận 3. Chùa Vĩnh Nghiêm lại mang nét kiến trúc độc đáo thời Lý – Trần mà bạn sẽ có cảm giác như đang đi thăm viếng một ngôi chùa ở miền Bắc vậy.

Bước vào chùa, không ít người sẽ bị choáng ngợp trước tượng phật Quan Âm đồ sộ. Đi lên cầu thang, rẽ trái là tòa tháp 7 tầng mà mỗi tầng đều có một bàn thờ Quan Thái Âm Bồ Tát. Vì thế khi đến đây, bạn đừng quên mang theo nến và hoa để cầu tài, cầu nguyện một năm mới an lành, may mắn cho bản thân và gia đình nhé!

Chùa Pháp Hoa quận 3

  • Địa chỉ: số 870 trường sa – phường 14 – quận 3 – Tp. Hồ Chí Minh

Chùa Pháp Hoa cũng là một ngôi chùa nổi tiếng tại Sài Gòn thu hút rất đông Phật tử đến lễ bái. Khuôn viên chùa được trang hoàng với rất nhiều dây đèn lồng đẹp mắt. Chính điện được trang trí bàn thờ lớn cùng với tượng và tranh vẽ miêu tả khung cảnh Đức Phật đản sanh tạo không khí nghiêm trang.

Chùa trở nên lung linh hơn vào buổi tối khi được thắp sáng bởi ánh đèn lồng nhiều màu sắc.

Chùa Phổ Quang quận Tân Bình

  • Địa chỉ: 64/3 Huỳnh Lan Khanh, phường 2, quận Tân Bình

Đi chùa cầu tài là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời nay của người dân Việt Nam. Những vật phẩm phong thủy nên mang bên mình khi đi lễ chùa. Đi lễ chùa xin lộc vào ngày đầu năm đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Chùa Phổ Quang sở hữu cảnh quan đẹp và rất thanh tịnh vì nằm ở cuối một con đường nhỏ. Là ngôi chùa có tuổi thọ lâu đời,  thuộc hệ phái Bắc tông.

Ngôi chùa linh thiêng này tọa lạc tại 64 Huỳnh Lan Khanh, phường 2, quận Tân Bình. Vừa bước chân đến chùa, bạn đã được nghe tiếng chim kêu thánh thót, mùi hoa Sala thoang thoảng, nhẹ dịu xông lên mũi giúp mọi căng thẳng, mệt mỏi tan biến, bỏ lại sau lưng tất cả những lo toan, tính toán của cuộc sống.

Đi vào bên trong hang động, bạn sẽ được trải lòng với Phật Quan Âm để cầu bình an, cầu tài cho bản thân, gia đình. Đến đây, bạn sẽ không phải mất công mua hoa, dầu đèn bên ngoài mà bên trong chùa đã có tất cả, thậm chí còn có người sắp lễ theo yêu cầu của khách.

Chùa Phổ Quang ở Thành phố Hồ Chí Minh theo hệ phái Phật giáo Bắc tông. Sự khác nhau căn bản giữa hệ phái Phật giáo Bắc tông và hệ phái Phật giáo Nam tông ở đối tượng thờ phụng. Phái Nam tông chỉ thờ Phật Thích Ca Mâu Ni cùng các vị A la hán, còn phái Bắc tông ngoài những vị trên còn thờ các vị Phật và Bồ Tát khác nữa.

Bên trong điện thờ tượng Phật Thích Ca, Phật Quan Thế Âm và nhiều vị phật khác dưới nhiều hình thái khác nhau. Chính giữa đại điện là tượng Phật Thích Ca cao 7 m, mạ vàng, từng đường nét toát lên vẻ hiền từ mà đầy uy nghiêm. Hai bên trưng bày các tượng Thập Diện Diêm Vương bằng gỗ cùng đồ thờ.

Chùa Ngọc Hoàng quận 1

Chùa Ngọc Hoàng được khởi công xây dựng từ năm 1892 đến năm 1900 với diện tích 2022 m2. Còn có tên gọi khác là chùa Phước Hải. Được biết đến là ngôi chùa cổ linh thiêng bậc nhất Sài Gòn. Người người ghé tai nhau nhưng câu chuyện linh thiêng về chùa – nơi bạn chỉ cần thành tâm và sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu sẽ cầu được con, cầu được tình duyên mau tới. Vì thế, mỗi dịp lễ, Tết, và cả ngày thường người dân đều đổ về chùa Ngọc Hoàng rất đông để lễ bái.

Chùa mang nét kiến trúc trung hoa, chùa Ngọc Hoàng hiện đang lưu giữ những bức tượng điêu khắc bằng gỗ đẹp và rất quý giá. Bên cạnh đó, khuôn viên còn có hồ sen đẹp cho hoa nở tỏa hương thơm mát, có một hồ nuôi rùa với số lượng lên đến hàng nghìn con. Đây là nơi phóng sanh rùa của các quý phật tử khi đến tham quan chùa.

Chùa Ngọc Hoàng được công nhận là di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1994. Chùa còn nổi tiếng hơn khi được tổng thống Mỹ Barack Obama viếng thăm hồi tháng 5/2016. Địa chỉ: số 73, đường Mai thị Lựu, phường Đa Kao, Quận 1

Chùa cầu tài lộc ở TPHCM không thể không nhắc đến chùa Ngọc Hoàng tọa lạc tại: 73 Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1. Ngôi chùa mang nét kiến trúc theo hơi hướng Trung Hoa bởi trước đây chùa thờ thần Hoàng, người Trung Hoa.

Ngay khi vừa mới bước chân đến cổng chùa, bạn đã cảm nhận được cảm giác yên bình đến lạ trong tâm hồn. Bao bọc xung quanh ngôi chùa cổ kính là hàng trăm chú chim bồ câu trắng cùng những hồ cá xanh ngắt, cây xanh rợp bóng,… Tiến sâu hơn một chút là chánh điện nơi thờ Đức Ngọc Hoàng với kiến trúc chẳng khác gì hoàng cung nguy nga thời phong kiến.

Đặc biệt, nơi đây có điện Thần Tài cầu tài lộc, may mắn rất linh nghiệm. Chính vì thế khi hỏi người dân Sài Gòn rằng: Cầu tài lộc ở đâu? thì câu trả lời chắc chắn là điện thần Tài ở chùa Ngọc Hoàng. Chính vì thế, không riêng gì đầu năm mà ở tất cả các ngày trong năm ngôi chùa cũng đón một lượng người rất lớn đến thăm viếng.

Khi đến điện Thần Tài, các bạn đừng quên xoa tay ngài và xin lộc đỏ để cạnh bên tượng thần, sau đó đem bỏ vào ví nhé. Đó chính là ước nguyện tiền bạc rủng rỉnh trong suốt cả năm mà bất kỳ ai cũng mong muốn khi đến đây. Ngoài ra, chùa còn rất nổi tiếng với điện thờ 12 bà mẹ sanh là nơi cầu con cũng linh ứng không kém.

Chùa Hoằng Pháp huyện huyện Hóc Môn

  • Địa chỉ: xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Hoằng Pháp toạ lại tại huyện Hóc Môn, được xây dựng năm 1957. Chùa mang lối kiến trúc của chùa miền bắc . Chùa thường tổ chức các khóa giảng dạy, tu niệm thu hút đông đảo các tín đồ Phật giáo ở Sài Gòn và các vùng lân cận đến tham quan và tham gia.

Đặc biệt, có khóa tu mùa hè thu hút hàng nghìn học viên tham gia. Khóa tu mùa hè là môi trường tâm linh lành mạnh, giúp cân bằng giữa đời sống vật chất và tinh thần. Khu vực đặt tượng Phật Quán Thế Âm trang nghiêm, xinh đẹp.

Được sáng lập năm 1957, chùa mang dáng vẻ cổ kính của chùa miền Bắc với góc đao cong vút, 2 tầng mái ngói màu đỏ. Toàn bộ nền móng, đà, cột, trần, mái đều đúc bê tông kiên cố, tường xây gạch, mặt ngoài dán gạch men, mặt trong sơn nước. Ngôi chùa danh tiếng này là điểm đến tâm linh không chỉ Phật tử địa phương mà còn là điểm đến của Phật tử cả nước. Đến đây, chúng ta còn được nghe câu chuyện như một truyền thuyết về Hòa thượng Ngộ Chân Tử.

Chùa bà Thiên Hậu quận 5

  • Địa chỉ: 710 Nguyễn Trãi, phường 11, Quận 5,Hồ Chí Minh.

Chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng năm 1760, là ngôi chùa có niên đại độ tuổi hơn 200 năm. Chùa Bà Thiên Hậu còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, chùa mang lối kiến trúc cung đình thời xưa. Một trong những lễ hội lớn nhất được tổ chức tại chùa là lễ vía Bà Thiên Hậu tổ chức hàng năm vào ngày 23/3 âm lịch. Kiến trúc của Chùa đã được công nhận là Di tích nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1993. Sau hơn 200 năm tồn tại, chùa bà Thiên Hậu vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính độc đáo dù trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa.

Còn có tên gọi khác là Chùa Bà Chợ Lớn, được ví von là ngôi nhà tâm linh có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa người Hoa đang sinh sống trên địa bàn thành phố. Chùa được xây dựng vào năm 1760 và đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1993. Sau 259 năm tồn tại, chùa bà Thiên Hậu vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo dù trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa.

Một trong những điểm nhấn tạo nên nét riêng ở chùa bà Thiên Hậu không lẫn với bất kỳ ngôi chùa nào khác đó chính là toàn bộ vật liệu xây dựng chùa đều được nhập từ Trung Quốc. Từ những bức phù điêu lớn đến phần tượng nhỏ, từ cây gỗ quý đến bát lư hương tròn đầy.

Cũng giống như bao ngôi chùa khác, chùa bà Thiên Hậu đông đúc người đến viếng vào các dịp lễ, rằm. Và khi Tháng Giêng vẫn còn mang hương xuân dịu ngọt, ngôi chùa 259 tuổi ở Sài Gòn luôn tấp nập người ra vào. Không chỉ có người Hoa mà cả người Việt lẫn du khách ngoại phương vẫn bị lôi cuốn bởi sức hút mê hoặc của chùa bà Thiên Hậu.

Chùa Bửu Long quận 9

  • Địa chỉ: 81 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, Hồ Chí Minh.

Tọa lạc tại quận 9 TPHCM, được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1942 và được tiến hành trùng tu vào năm 2022, nằm cách trung tâm thành phố HCM khoàng 20 km, với khuôn viên rộng 11 ha. Còn có tên gọi khác là Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long.

Chùa Bửu Long sở hữu lối kiến trúc rất đẹp nổi bậc với ngọn bảo tháp Gotama Cetiya 3 tầng cao 56 mét thờ xá lợi Đức Phật và Chư Thánh Tăng ánh lên màu vàng rực rỡ, có quy mô lớn nhất Việt Nam…với sức chứa trên 2.000 người cùng vào tham quan chiêm bái xá lợi Phật.

Ngoài ra còn có Bốn tháp xung quanh với tên gọi: tháp Đản Sinh, tháp Thành Đạo, tháp Pháp Luận, tháp Niết Bàn. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo nguyên thủy, được xây dựng theo nét kiến trúc đặc trưng của các chùa ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar…, kết hợp cùng nét kiến trúc các chùa thời Nguyễn. Phía trước bảo tháp là một hồ bán nguyệt màu xanh đẹp mắt. Chùa có chính điện, tăng xá, trai đường, tăng khách đường, tổ đường, thiền thất của chư tăng, ni viện, ni xá và am thất của tu nữ, tịnh nhân.

Được thành lập năm 1942, đến năm 2022, chùa Bửu Long được đầu tư xây dựng và trùng tu thêm, trở thành công trình kiến trúc tiêu biểu cho sự kết hợp hài hòa văn hóa Thái Lan, Ấn Độ cùng tinh hoa kiến trúc nhà Nguyễn. Từ xa, du khách có thể nhận diện ngôi chùa qua hình ảnh của ngọn bảo tháp màu vàng rực rỡ nổi bật trên nền trời. Không chỉ nổi bật bởi bảo tháp vàng, ngôi chùa còn gây ấn tượng bởi kiến trúc được chạm trổ rất tinh tế.

Chùa Việt Nam Quốc Tự quận 10

Tọa lạc trên đường 3/2 ngay ngã tư Lê Hồng Phong và 3/2, chùa Việt Nam Quốc Tự là nơi được đông đảo Tăng ni Phật tử gần xa ghé thăm, chiêm bái lễ Phật.

Diện mạo mới của Chùa Việt Nam Quốc Tự sau một thời gian tiến hành tu sửa, mở rộng. Khuôn viên chùa rộng lớn, trồng rất nhiều cây xanh to lớn tỏa bóng mát quanh năm. Những cảnh trí, cảnh Phật được bày trí phù hợp tạo lên một không gian trang nghiêm, thanh tịnh và linh thiêng.

Chùa Giác Lâm quận Tân Bình

Chùa Giác Lâm được xây dựng vào năm 1744, hiện là ngôi chùa thuộc hàng cổ kính nhất nhì tại Sài Gòn có niên đại độ tuổi rất lâu đời. Chùa còn được gọi với nhiều tên khác là: chùa Sơn Can,  Cẩm Sơn hay Cẩm Đệm.

Chùa Giác Lâm sở hữu lối kiến trúc đặc trưng của các ngôi chùa tại Nam Bộ. Chùa hiện lưu giữ rất nhiều tư liệu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc điêu khắc, tôn giáo quý giá như hoành phi, câu đối, bàn thờ, đồ thờ cổ… Riêng bộ tượng Thập Bát La Hán là minh chứng rõ nét nhất cho quá trình phát triển của Phật giáo ở Nam bộ.

Bảo tháp tại chùa Giác Lâm Kiến trúc chùa Giác Lâm được coi là tiêu biểu cho lối kiến trúc của các chùa Nam Bộ, với mặt bằng tổng thể theo kiểu chữ Tam, gồm 98 cột chống đỡ, bên trong bài trí 113 pho tượng cổ với nhiều chất liệu khác nhau. Địa chỉ: 118 Lạc Long Quân – Phường 10 – Quận Tân Bình – Tp.HCM

Chùa Xá Lợi quận 3

  • Địa chỉ: 89 Bà Huyện Thanh Quan – Phường 7 – Quận 3 – Tp.HCM

Chùa được đặt tên là Xá Lợi vì được xây dựng để tôn thờ Xá Lợi Phật Tổ. Chùa có chính điện dùng để thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có giảng đường, thư viện, tháp chuông, đoàn quán, nhà trai đường, phòng tăng, phòng khách…

Điểm nổi bậc của chùa là Tháp chuông cao nhất Việt Nam với 7 tầng, Mỗi tầng được dùng để tôn thờ một vị Phật. Tầng cao nhất của tòa tháp dùng để treo Đại Hồng Chuông trong lượng 2 tấn. Chùa sở hữu lối kiến trúc hoàn toàn mới và cảnh quan quan rất đẹp. Tiếng chuông ngân vang của chùa đã tạo cảm hứng cho soạn giả Viễn Châu viết nên bài vọng cổ “ Tiếng chuông chùa Xá Lợi .

Ngôi chùa hiện ra với tòa tháp cao 7 tầng, 32m mang nhiều điểm của kiến trúc hiện đại. Đặc biệt, trên tầng cao nhất của tòa tháp là chiếc chuông đồng nặng 2 tấn với hoa văn chạm trổ sắc sảo, công phu. Du khách thập phương đến đây đều muốn một lần được sờ tay vào chiếc chuông đồng quý giá này. Bước vào chính điện chùa, nơi mà các tăng ni phật tử hằng ngày vẫn tụng kinh niệm phật, cầu cho quốc thái dân an. Bạn đừng quên sắm sửa lễ vật, thành tâm trước đức Phật để cầu may, cầu tài cho năm mới nhé.

Chùa được xây dựng nhờ sự đóng góp của người dân các tỉnh miền Nam để thờ Xá Lợi Phật. Điểm nhấn của nó nằm ở tòa tháp 7 tầng cao 32m. Trên tầng cao nhất có treo một đại hồng chuông nặng 2 tấn đúc theo mẫu của chùa Thiên Mụ. Và hơn thế nữa, đây còn là di tích lịch sử mang đậm dấu ấn của cuộc đấu tranh của Phật giáo để chóng lại chế độ đàn áp và kì thị tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Chùa Xá Lợi còn là ngôi chùa thường hay tổ chức lễ hằng thuận (lễ cưới) cho những cặp uyên ương là Phật tử và những ai muốn tổ chức lễ cưới theo nghi thức Phật giáo.

Chùa Nam Thiên đệ nhất trụ quận Thủ Đức

Hà Nội có chùa Một Cột rất nổi tiếng thì ngay tại Sài Gòn cũng có một ngôi chùa một cột như thế và được đặt tên là Nam Thiên đệ nhất trụ, được hòa thượng Thích Trí Dũng dựng vào năm 1958 và hoàn tất vào năm 1977.

Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc, khuôn mẫu của Thăng Long nhất trụ ( chùa Một Cột của Hà Nội) từ những đường nét chạm trổ, hoa văn rất tinh xảo cho đén cách bài trí thờ phụng.

Chùa được dựng trên một cột to, tọa lạc ngay giữa lòng hồ Long Nhãn, phía dưới hồ là rất nhiều hoa sen nở rộ khoe sắc đẹp quyến rũ. Chùa cồn nổi bậc với tượng Đức Phật Đức Địa Tạng nặng tới 61 kg được đúc bằng kim loại quý. Địa chỉ: 100 Đặng Văn Bi – Phường Bình Thọ – Quận Thủ Đức – Tp.HCM

Chùa Minh Hương quận 5

Chùa Minh Hương còn có tên gọi khác là chùa Ông hoặc Chùa Quan Đế Thánh quân. Chùa tôn thờ Quan Thánh Đế, nổi tiếng về sự linh thiêng hiếm có. Chùa thu hút du khách đến tham quan, cầu nguyện vào những dịp lễ tết, rằm lớn. Địa chỉ: 184 Hồng Bàng, P.12, Q.5, TP.HCM

Miếu nổi Phù Châu quận Gò Vấp

Là một địa điểm tâm linh có niên đại hơn 300 năm, tọa lạc ngay giữa lòng sông Vàm Thuật, thuộc phường 5 , Quận Gò Vấp TPHCM.

Chính giữa điện thờ tượng Phật Di Lặc và hai bên Miếu thờ Tượng Phật Tổ Như Lai và Địa Mẫu. Kiến trúc Miếu đẹp và bắt mắt bởi nét cổ kính cùng hai trăm hình tượng rồng lớn nhỏ khác nhau được đặt nhiều nơi trong khuôn viên chùa. Đây cũng là điểm hành hương nổi tiếng tại Sài Gòn, được đông đảo quý Phật tử hé thăm cầu an lễ Phật vào những ngày mùng 1, ngày rằm, lễ tết…

Chùa Vạn Đức

Vạn Đức là một ngôi chùa nổi tiếng vì có tòa tòa chính điện cao nhất trong số những ngôi chùa tại Sài Gòn với chiều cao 43,5 mét. Đây là tòa chính điện cao nhất hiện nay. Đây là tòa chính điện được xây dựng theo kiểu dáng kiến trúc hiện đại.

Địa chỉ: 23/4 Tô Ngọc Vân, P. Tam Phú, Q. Thủ Đức, TP.HCM. Đến tham quan thành Phố Sài Gòn, đặt biệt là nếu bạn muốn tìm một chốn thanh tịnh để trút bỏ hết những phiền muộn, mệt moi trong lòng thì đừng bỏ qua những ngôi chùa cổ kính, trang nghiêm và linh thiêng này .

Kết: Đi chùa đầu năm để cầu tài, cầu may là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời nay của người dân Việt Nam. Tết đến, xuân sang người người, nhà nhà, ai ai cũng muốn có một năm mới sum vầy, no đủ, vạn sự như ý. Chính vì thế, người dân Sài Gòn đã không kể đường sá xa xôi để đi lễ chùa mà không biết rằng ngay trong nội thành TPHCM cũng có rất nhiều ngôi chùa linh thiêng, cầu được ước thấy. Bài viết trên đây của Dulichso.vn sẽ là một gợi ý hay ho trong dịp Tết năm nay để mọi người có thêm nhiều địa chỉ chùa cầu tài lộc.

Video liên quan

Chủ đề