Diễn giải trên hóa đơn phế liệu thu hồi

Việc nhập kho phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất Cty thực hiện theo quy định về ghi chép sổ sách kế toán (ghi nhận ngay trên SSKT khi có phát sinh). Khi bán phế liệu, Cty phải lập hóa đơn GTGT ghi nhận là doanh thu để khai thuế GTGT, thuế TNDN theo quy định. Trân trọng kính chào ./.

Bộ Tài chính kết luận mặt hàng sắt, thép, chì kẽm, nhôm, đồng… (bao gồm phế liệu, phế phẩm) không thuộc đối tượng được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8%.

Trước phản ánh của nhiều cá nhân, doanh nghiệp đang kinh doanh các mặt hàng kim loại phế liệu như: Sắt thép, phôi sắt, đồng, nhôm, bột nhôm, xỉ nhôm, phôi nhôm, tôn, thiếc… Theo đó, đối với các mặt hàng nêu trên thì mặt hàng nào áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) 10%, mặt hàng nào áp dụng thuế suất 8% theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.

Ngoài ra, trong trường hợp các doanh nghiệp xuất nhiều mặt hàng trên cùng một hóa đơn cho người mua trong tháng 2/2022, xuất sai thuế suất thì phải điều chỉnh như thế nào?

Diễn giải trên hóa đơn phế liệu thu hồi

Liên quan đến những phản ánh, thắc mắc trên, Bộ Tài chính đã trả lời cụ thể như sau. Theo đó, đối với phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng lại khi bán ra áp dụng mức thuế suất thuế GTGT theo thuế suất của mặt hàng phế liệu, phế phẩm bán ra.

Trường hợp các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm kim loại như sắt, thép, chì kẽm, nhôm, đồng… (bao gồm phế liệu, phế phẩm) thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ quy định tại Phụ lục I ban hành theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP thì không thuộc đối tượng được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8%.

Do đó, Bộ Tài chính kết luận mặt hàng sắt thép phế liệu không thuộc diện giảm thuế VAT và vẫn tính thuế VAT ở mức 10%.

Bên cạnh đó, đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT, công ty đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT chưa được giảm thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua.

Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).

Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính khuyến nghị các cá nhân, doanh nghiệp liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được giải đáp cụ thể.

(HQ Online) - Nhằm tạo điều kiện cho các DN nắm bắt đến chính sách thuế đối với phế liệu phế phẩm, Tổng cục Hải quan đã tích cực lấy ý kiến các đơn vị và phản hồi để các DN áp dụng vào quá trình sản xuất, kinh doanh.

Diễn giải trên hóa đơn phế liệu thu hồi
Hoạt động sản xuất tại Công ty CP Vinatex Hồng Lĩnh. Ảnh: H.Nụ.

Công ty CP Sản xuất hàng thể thao nêu, DN là DN CP chuyên sản xuất hàng may mặc theo loại hình sản xuất XK. Vậy phế liệu thu được trong quá trình sản xuất nằm trong tỷ lệ hao hụt khi làm thủ tục hải quan để tiêu hủy có được miễn thuế NK không? Phế liệu thu được sau đó tiêu hủy bằng phương pháp đốt có phải nộp thuế NK không?

Về vấn đề này, theo Tổng cục Hải quan, Khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 08) được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 59) quy định về việc kê khai nộp thuế đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng. Cũng tại Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC (gọi tắt là Thông tư 38) được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC (gọi tắt là Thông tư 39) thì việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục XNK chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới; hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.

Điều 55 Thông tư 38 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 35 Điều 1 Thông tư 39 quy định về định mức hàng gia công, sản xuất XK; Điều 71 Thông tư 38 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 49 Điều 1 Thông tư 39 thì phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng XK khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế NK nhưng phải kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TTĐB (nếu có), thuế BVMT (nếu có).

Theo các quy định trên, đối với phế liệu, phế phẩm tạo ra trong quá trình sản xuất, nằm trong định mức thực tế đáp ứng quy định tại Điều 55 Thông tư 38 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 35 Điều 1 Thông tư 39 khi tiêu hủy không phải kê khai nộp thuế NK.

Liên quan đến thuế GTGT, theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 thì hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT. Trường hợp phế liệu, phế phẩm phải tiêu hủy thì không phải kê khai nộp thuế GTGT. DN phải nộp thuế GTGT đối với phế liệu bị tiêu hủy nhưng còn giá trị sử dụng và được tiêu dùng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.

Công ty TNHH CEDO Việt Nam là DN chuyên sản xuất, XK các sản phẩm từ nhựa, trong quá trình sản xuất, phế liệu phát sinh không thể quay vòng tái sử dụng. DN đã bán vào nội địa dưới dạng phế liệu và khai báo thuế GTGT với cơ quan quản lý thuế. Mặc dù vậy theo hướng dẫn đối với công ty phế liệu hình thành từ cả nguyên vật liệu NK và mua trong nước, DN phải phân bổ và tách giá bán phế liệu thành 2 phần; phần NK thì khai báo Hải quan còn phần mua trong nước thì khai báo thuế.

DN thắc mắc, với trường hợp khai báo thuế GTGT với cơ quan Hải quan thì đơn vị thu mua phế liệu có cần hóa đơn đỏ không?.

Theo Tổng cục Hải quan, Khoản 35 Điều 1 Thông tư 39 sửa đổi, bổ sung Điều 55 Thông tư 38 quy định định mức thực tế sản xuất là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đã sử dụng để gia công, sản xuất một đơn vị sản phẩm XK và được xác định theo quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

Trường hợp phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất sản phẩm XK trước được sử dụng để tái chế, sản xuất sản phẩm XK thì phải xây dựng định mức để sản xuất ra sản phẩm XK đó theo quy định tại Điều này. (Ví dụ: DN A NK lá thuốc lá để sản xuất XK sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2, công đoạn sản xuất là tách lá để sản xuất sợi thuốc lá loại 1 và cọng, sau đó sấy khô, ép bánh…thái sợi để sản xuất sợi thuốc lá loại 2. Vậy DN A phải xây dựng định mức đối với sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2).

Trong đó, phế liệu là vật liệu loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hoá xuất khẩu không còn giá trị sử dụng ban đầu được thu hồi để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác; phế phẩm là thành phẩm, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (quy cách, kích thước, phẩm chất,…) bị loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hoá XK và không đạt chất lượng để XK.

Khoản 49 Điều 1 Thông tư 39 sửa đổi, bổ sung Điều 71 Thông tư 38 quy định thì phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng XK khi bán tiêu thụ nội địa được miễn thuế NK nhưng phải kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TTĐB (nếu có), thuế BVMT (nếu có).

Theo đó, DN chỉ phải kê khai nộp thuế GTGT, thuế TTĐB (nếu có), thuế BVMT (nếu có) cho cơ quan Hải quan đối với phần phế liệu, phế phẩm tạo ra từ nguồn nguyên liệu, vật tư NK. Công ty không phải kê khai nộp thuế cho cơ quan Hải quan đối với phế liệu, phế phẩm được hình thành từ nguồn nguyên liệu có nguồn gốc trong nước.

Việc phân bổ, chia tách do DN tự xác định dựa trên định mức thực tế sản xuất quy định tại Điều 55 Thông tư 38 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 35 Điều 1 Thông tư 39 (số liệu thực tế nguồn nguyên liệu, vật tư NK với nguồn mua trong nước được ghi nhận trên hợp đồng mua bán, tờ khai NK, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn mua hàng, chứng từ thanh toán và các chứng từ khác có liên quan để xác định số lượng phế liệu, phế phẩm phải kê khai nộp thuế với cơ quan Hải quan).

Tổng cục Hải quan đề nghị DN kiểm tra lại định mức thực tế sản xuất, hồ sơ, sổ sách, chứng từ kế toán, chứng từ thanh toán và các chứng từ tài liệu có liên quan để làm cơ sở kê khai, nộp thuế đối với phế liệu, phế phẩm cho cơ quan Hải quan theo đúng quy định.

Công ty CP Dụng cụ cơ khí XK cho biết, DN có sản phẩm XK dưới hình thức toàn bộ linh kiện đều NK (10 loại linh kiện/sản phẩm) và DN lắp ráp thành 1 sản phẩm hoàn chỉnh để XK. DN hỏi, vậy DN có thể sử dụng hình thức sản xuất XK hay không? Các sản phẩm không đạt chất lượng XK (phế phẩm) nhưng có thể bán trong nước mà các vật liệu được dùng để sản xuất sản phẩm này đều được NK bằng hình thức E31. DN phải xử lý các sản phẩm này thế nào về thuế?

Liên quan đến vấn đề này, về chính sách thuế đối với hàng hóa NK để sản xuất XK, theo Tổng cục Hải quan, Khoản 7 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK; Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chính NK để sản xuất hàng XK được miễn thuế NK. Cơ sở để xác định hàng hóa miễn thuế thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.

Theo đó, trường hợp DN NK toàn bộ linh kiện để lắp ráp thành 1 sản phẩm hoàn chỉnh để XK nếu đáp ứng quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì được miễn thuế NK.

Về chính sách thuế đối với sản phẩm không đạt chất lượng XK phải chuyển tiêu thụ nội địa, Tổng cục Hải quan cho biết, Khoản 5 Điều 25 Nghị định 08 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 12 Điều 1 Nghị định 59 quy định về việc kê khai nộp thuế đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng. Cũng tại Điều 21 Thông tư 38 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư 39 thì việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục XNK chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới; hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.

Điều 71 Thông tư số 38 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 49 Điều 1 Thông tư 39 thì phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng XK khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế NK nhưng phải kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TTĐB (nếu có), thuế BVMT (nếu có).

Do đó, đối với phế phẩm tạo ra trong quá trình sản xuất, nằm trong định mức thực tế, trường hợp tiêu hủy không phải kê khai nộp thuế NK, không phải kê khai nộp thuế GTGT. Trường hợp sau khi tiêu hủy nhưng còn giá trị sử dụng, DN bán vào thị trường nội địa thì phải nộp thuế GTGT theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.

Đối với sản phẩm không đạt chất lượng XK, DN sử dụng sản phẩm này để bán trong nước thì phải kê khai tờ khai thay đổi mục đích sử dụng, nộp đủ các loại thuế đối với nguyên liệu, vật tư đã được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm tiêu thụ trong nước.