Bài tập thể dục cho người đau đầu

6 bài tập Yoga chữa đau đầu đơn giản, nhanh và hiệu quả dưới đây giúp luân chuyển máu tới não bộ, chấm dứt cơn đau đầu một cách nhanh chóng và an toàn nhất.

Đau đầu có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra như công việc, cuộc sống căng thẳng dẫn đến mệt mỏi chóng mặt, cũng có thể do bị căng xương cổ, đau nhức cơ vai hoặc cơ lưng... 6 bài tập Yoga chữa đau đầu đơn giản, nhanh và hiệu quả dưới đây được thiết kế để nhẹ nhàng nhằm duỗi và mở rộng những vùng cơ, trong khi luân chuyển máu tới não bộ giúp cho bạn chấm dứt cơn đau đầu một cách nhanh chóng và an toàn nhất.

1. Yoga chữa đau đầu: Tư thế ngồi giãn cổ

Bài tập thể dục cho người đau đầu

Thỉnh thoảng đau đầu có thể do đau cổ gây ra vì vậy hãy giãn vùng cơ bị căng cứng này. Ngồi thoải mái, đặt tay trái lên mặt bên phải của đầu và nhẹ nhàng kéo nhẹ để đầu nghiêng về bên trái. Giữ trong vài nhịp thở và sau đó từ từ đổi bên. Lặp lại cho hai bên vài lần.

2.Yoga chữa đau đầu: Tư thế chó cúi đầu nghỉ

Bài tập thể dục cho người đau đầu

Đây là một phiên bản thư giãn khác của tư thế chó cúi đầu. Nó giúp loại bỏ áp lực lên hai tay và cổ tay bằng cách tựa thân người lên cẳng tay. Hít thở sau trong khi giữ tư thế này và để cho đầu thả lỏng xuống giữa hai vai. Lưu thông máu tới não bộ sẽ giúp bạn giảm bớt chứng đau đầu.

3. Yoga chữa đau đầu: Tư thế chống đầu tay nắm

Bài tập thể dục cho người đau đầu

Đây là một động tác gập người về phía trước cực kỳ tốt nếu chứng đau đầu của bạn do căng cơ vai gây ra. Ngồi trên thảm sao cho hai cẳng chân song song với sàn, rộng bằng hông. Đan chéo hai lòng bàn tay vào nhau, phía sau người, nghiêng người về phía trước, tạo biến thể của tư thế trẻ con. Giữ nguyên nếu bạn cảm thấy thoải mái hoặc nâng hông lên sao cho bạn tựa lên đỉnh đầu của mình. Hạ thấp hai tay xuống càng thấp càng tốt để cảm nhận ngực, vai và vùng cổ phía sau duỗi ra. Giữ nguyên trong 5 nhịp thở hoặc hơn

4. Yoga chữa đau đầu: Tư thế ngồi mở rộng ngực

Bài tập thể dục cho người đau đầu

Tư thế chống đầu tay nắm duỗi vùng cổ phía sau rồi làm ngược lại sẽ tập trung vào vùng cổ và ngực phía trước. Nó cũng giúp giảm áp lực lên lưng, một trong những lý do gây đau đầu. Ngồi trên hai gót chân, đặt hai tay sau chân khoảng 25cm và cong cổ về phía sau. Động tác này giúp đầu bạn cảm thấy nhẹ nhàng và mở rộng, vì vậy hãy giữ nguyên trong 5 nhịp thở hoặc hơn nếu bạn cảm thấy dễ chịu.

5. Yoga chữa đau đầu: Tư thế trẻ con hạnh phúc

Bài tập thể dục cho người đau đầu

Nếu bạn đang bị chứng đau đầu cho đau lưng lan tỏa lên xương cột sống gây ra thì bạn chỉ cần vài phút thư giãn với động tác Yoga này: Nằm ngửa trên thảm tập, hai gối cong hướng lên tạo góc 90 độ, hai tay nắm lấy hai đùi hoặc mép chân ngoài. Bạn có thể từ từ lăn từ bên này sang bên kia để gia tăng độ giãn cho hông, lưng dưới và nhẹ nhàng thư giãn tinh thần ở trạng thái thoải mái nhất.

6. Yoga chữa đau đầu: Tư thế chân tựa tường

Bài tập thể dục cho người đau đầu

Tư thế Yoga phục hồi này sẽ giúp cơ thể lan truyền cảm giác thoải mái tĩnh lặng nhất. Tất cả những gì bạn cần là một bức tường. Ngồi càng gần tường càng tốt. Nếu cảm thấy không thoải mái, tựa mông và lưng dưới lên một tấm mền nhỏ gấp lại. Hai chân khép lại hoặc dạng hai chân rộng đều được. Hãy nhắm mắt lại và hít thở, giữ nguyên tư thế này càng lâu càng tốt.

Chóng mặt khá phổ biến, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Bệnh do nhiều nguyên nhân như căng thẳng, chứng đau nửa đầu, mệt mỏi, rối loạn tiền đình... Người bệnh thường cảm thấy khó chịu, buồn nôn, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng do chứng chóng mặt. Một số bài tập dưới đây có thể giảm các triệu chứng này.

Tập cổ

Ngồi ở mép giữa giường hoặc trên mặt phẳng vững chắc, thẳng lưng và xoay cổ sang một bên khoảng 45 độ. Giữ nguyên tư thế, gập người về phía trước và áp mặt xuống sàn. Tư thế này nên kéo dài ít nhất 30 giây. Nếu bạn bị chóng mặt nhiều, hãy giữ tư thế nằm thêm 30 giây nữa trước khi ngồi dậy. Thực hiện 5 lần liên tục với bài tập cổ, lặp lại hai lần mỗi ngày nếu chứng chóng mặt chưa thuyên giảm. Nên nhớ đổi bên quay đầu để tránh bị mỏi cổ. Sau khi hoàn thành bài tập, nghỉ ngơi tiếp khoảng 30-60 giây trước khi đứng dậy và di chuyển.

Có thể tập cổ với tư thế ngồi thẳng lưng, sau đó, nhìn và xoay cổ sang phải, tiếp đến xoay cổ sang trái. Thực hiện động tác tập cổ này 10 lần liên tiếp cũng có ích trong việc giảm triệu chứng chóng mặt.

Luân phiên ngồi đứng

Chuyển từ ngồi sang đứng, sau đó quay lại ngồi. Luân phiên chuyển đổi từ chậm đến nhanh. Động tác này có thể khiến cơn chóng mặt khó chịu trong giây lát. Nhưng khi cơ thể thích nghi với các hoạt động giữ thăng bằng, triệu chứng dễ kiểm soát hơn. Sau khi luân phiên khoảng 20 lần, người tập thực hiện động tác ngồi nhắm mắt, hít thở để lấy lại cân bằng.

Bài tập thể dục cho người đau đầu

Động tác luân phiên ngồi đứng giúp cải thiện chóng mặt. Ảnh: Freepik

Gật đầu

Bài tập bắt đầu với tư thế ngồi thẳng lưng, mắt hướng về phía trước. Tiếp theo, nhìn xuống đất và hạ cằm xuống sát ngực trong 2-3 giây. Tiếp tục ngửa đầu ra sau và hướng mắt lên trần nhà. Động tác này nên lặp đi lặp lại khoảng 10 lần. Bài tập có thể không làm cơn chóng mặt biến đi nhưng giúp não tăng khả năng chịu đựng nhờ các hoạt động giữ thăng bằng.

Bài tập nửa thân trên

Bài tập này là những động tác tách rời nhau. Động tác một, nhún vai sau đó thư giãn, lặp lại 20 lần. Động tác hai, ngồi thẳng lưng và xoay vai lần lượt sang phải rồi sang trái, 20 lần liên tục. Động tác ba, xoay toàn bộ phần thân trên sang bên phải sau đó là bên trái kết hợp nhắm mắt, thực hiện nó khoảng 20 lần. Động tác bốn, xoay toàn bộ sang phải rồi sang trái, mắt tập trung vào bức tường trước mặt. Cuối cùng, cúi người về phía trước và tay chạm đất; sau đó ngồi dậy.

Bài tập mắt

Đưa một ngón tay ra trước mặt, cách mắt khoảng 30 cm. Hướng mắt về phía ngón tay và tập trung di chuyển đầu lên xuống khoảng 20 lần. Tiếp tục tập trung mắt vào ngón tay nhưng xoay đầu từ bên này sang bên kia, khoảng 20 lần. Cuối cùng, tập trung mắt vào ngón tay, di chuyển ngón tay đến chóp mũi; sau đó quay trở lại vị trí bắt đầu, 20 lần.

Chóng mặt có thể gây buồn nôn, đau đầu, đau tai kéo dài. Nếu tần suất trên ba lần mỗi tuần, chóng mặt đi kèm với đau đầu dữ dội, sốt, nói khó, yếu tay hoặc chân, nhìn đôi, mù, mất ý thức, tê hoặc ngứa ran, bạn cần đi khám. Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây ra các triệu chứng và đưa ra liệu pháp trị liệu thích hợp. Một số trường hợp, chóng mặt có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng, người bệnh không nên chủ quan.