Địa hình đồng bằng nước ta chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm diện tích cả nước

* Thứ hai:Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

- Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn Cổ kiến tạo

- Đến Tân kiến tạo và vận động tạo núi Himalaya làm cho địa hình nước ta dâng lên và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, đồi núi, đồng bằng, thêm lục địa.

- Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc – Đông Nam.

- Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.

* Thứ ba: Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

- Địa hình bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn.

- Tạo nên địa hình Cacxta nhiệt đới độc đáo

- Tạo nên các dạng địa hình nhân tạo: đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập…

2. Cấu trúc địa hình khá đa dạng

- Cấu trúc: 2 hướng chính:

+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam: vùng núi Trường Sơn Bắc, Tây Bắc.

+ Hướng vòng cung: vùng núi Đông Bắc, Trường Sơn Nam.

- Địa hình già trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.

- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

3. Tác động của khí hậu lên địa hình

- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: Trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày đặc, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất cao và dốc, đất có hiện tượng xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi còn trơ sỏi đá, thường xuyên có hiện tượng trượt đất, lở đá.

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu các con sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự phát triển nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu các con sông (đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng)

- Khí hậu khắc nghiệt ở một số vùng như miền Bắc và miền Trung. Vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 thường xuất hiện bão nhiệt đới ở hai vùng trên, gây ra lũ lụt trên diện rộng. Do Bắc Bán cầu, nên bão và áp thấp nhiệt đới vào Việt Nam thường có xu hướng xoáy ngược chiều kim đồng hồ.

- Người dân đã tích cực đắp đê ngăn lũ, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc để khắc phục tình trạng trên.

4. Đặc điểm các khu vực địa hình

Địa hình nước ta được chia làm các khu vực: Đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thèm lục địa

* Khu vực đồi núi

Khu vực đồi núi chia thành 4 vùng:

- Vùng núi Đông Bắc

+ Là một vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng.

+ Hướng vòng cung

+ Chủ yếu là đồi núi thấp

+ Gồm bốn cánh núi cung chụm lại ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và phía Đông

+ Thung lũng: Sông Cầu, sông Thương, Lục Nam

- Vùng núi Tây Bắc

+ Là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song, kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.

+ Khu vực còn có những đồng bằng nhỏ trù phú nằm ở giữa vùng núi cao như: Mường Thanh, Nghĩa Lộ.

- Vùng Trường Sơn Bắc

+Dài khoảng 600km.

+ Là vùng núi thấp, 2 sườn không đối xứng.

+ Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều núi nằm ngang chia cắt đồng bằng
- Vùng Trường Sơn Nam

+ Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.

+ Đất đỏ badan dày, xếp thành từng tầng trên các độ cao 400m, 800m, 1000m

* Khu vực đồng bằng

- Đồng bằng châu thổ hạ lưu sông lớn.

- Có 2 đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Đây là hai vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.

+ Đồng bằng sông Hồng: 15.000km2

+ Đồng bằng sông Cửu Long: 40.000km2

- Các đồng bằng Duyên hải Trung Bộ

+ Diện tích khoảng 15.000km2

+Chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp kém phì nhiêu.