Di tích mỹ sơn được phát hiện vào năm nào

là một trong những di sản văn hóa quan trọng của Việt Nam. Nơi đây cũng chính là một trong những trung tâm tôn giáo lớn của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á. Ngoài kiến trúc đặc biệt của các đền tháp, khu vực này còn chứa nhiều bí ẩn, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Hãy cùng mình khám phá khu di tích thánh địa Mỹ Sơn qua bài viết này ngay nhé!

Giới thiệu về khu di tích thánh địa Mỹ Sơn

Di tích mỹ sơn được phát hiện vào năm nào
Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn ở đâu?

Thánh địa Mỹ Sơn nằm tại xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km về phía tây nam và cách thành phố Hội An khoảng 40 km.

Lịch sử hình thành thánh địa Mỹ Sơn

Tương truyền rằng khu du lịch Thánh địa Mỹ Sơn được bắt đầu xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ IV, với hơn 70 đền tháp được xây dựng từ thế kỷ thứ VII-XIII. Trong quá khứ, đây đã là nơi linh thiêng dành để thờ phượng thần và cũng là nơi trú ẩn khi kinh đô Trà Kiệu của người Champa bị xâm lấn.

Ban đầu, khu vực này có một ngôi đền bằng gỗ, với mục đích tôn thờ thần Siva Bhadresvara. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ VI, ngôi đền này đã bị thiêu cháy. Đến thế kỷ VII, vua Sambhuvarman đã khôi phục đền tháp bằng việc sử dụng gạch cũ. Các triều vua tiếp theo tiếp tục tu sửa các đền tháp cổ, đồng thời xây dựng thêm các đền tháp mới.

Đến năm 1898, một nhà khảo cổ học người Pháp đã thực hiện một cuộc thám hiểm tới Việt Nam và tình cờ phát hiện khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn. Dựa vào các tấm bia ký và sự phát triển qua nhiều triều đại, ông đã xác định rằng Mỹ Sơn là nơi tôn thờ quan trọng của người Chăm từ thế kỷ thứ VI cho đến thế kỷ XV.

Bản đồ di tích thánh địa Mỹ Sơn

Di tích mỹ sơn được phát hiện vào năm nào
Bản đồ khu di tích thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa mỹ sơn được UNESCO công nhận vào năm nào?

Vào năm 1999, UNESCO đã chính thức công nhận khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn là một phần quan trọng của di sản văn hóa thế giới. Từ đó, Mỹ Sơn đã trở thành một điểm đến du lịch và tham quan nổi tiếng ở miền Trung, thu hút hàng trăm lượt du khách từ khắp nơi đến thăm quan.

\>> Xem thêm bài viết: 8 di tích lịch sử Việt Nam được UNESCO công nhận cập nhất mới nhất

Kiến trúc thánh địa Mỹ Sơn

Di tích mỹ sơn được phát hiện vào năm nào
Kiến trúc thánh địa Mỹ Sơn

Kiến trúc của thánh địa Mỹ Sơn bị ảnh hưởng sâu sắc bởi Ấn Độ giáo. Các ngôi đền lại khu di tích thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng chủ yếu bằng gạch và đá, các tòa tháp nhìn về hướng động bởi hướng đông chính là hướng mặt trời mọc. Và theo quan niệm thì hướng đông cũng là hướng đến nơi mà thần linh trú ngụ. Cấu trúc của các ngôi đền tại thánh địa được chia thành 3 phần chính là đế đền, thần đền và đỉnh đền.

Mỗi đền và tháp tại Thánh địa Mỹ Sơn đều tôn thờ một vị thần hay vua của các triều đại của Vương quốc Chăm Pa. Đây không chỉ là những công trình kiến trúc tuyệt đẹp, mà còn là những mảnh ghép quý báu trong bức tranh phong cảnh văn hóa của người Chămpa.

Toàn bộ khu di tích thánh địa Mỹ Sơn được chia làm 3 khu chính

  • Khu vực A. Đây là nơi mà du khách có cơ hội tận hưởng toàn bộ vẻ đẹp của khu di tích. Tuy nhiên, đa phần các công trình nơi đây đều đang trong quá trình trùng tu.
  • Khu vực B được đặt ở phía Tây của Thánh địa. Khu B rạng ngời với một tháp chính và ba tháp phụ. Nơi đây là nơi để thờ cúng thần linh và các vị vua Champa. Được bao quanh bởi thiên nhiên xanh tươi, nơi đây chắc chắn sẽ để lại trong lòng bạn những ấn tượng khó quên.
  • Khu vực C nằm ở đồi phía Nam. Đây cũng là nơi tập trung rất nhiều đền, tháp, bia ký, bức phù điêu, và tác phẩm điêu khắc ấn tượng và độc đáo nhất tại Thánh địa Mỹ Sơn. Khi đến với thánh địa, bạn không thể bỏ lỡ khu C khi khám phá quần thể di tích này. Tại đây, bạn sẽ như được bước vào thế giới của nghệ thuật và tôn giáo, nơi mà mọi chi tiết đều kể lên câu chuyện sâu sắc về lịch sử và văn hóa của người Chăm Pa.

Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn có gì?

Kiến trúc độc đáo

Di tích mỹ sơn được phát hiện vào năm nào
Thánh địa Mỹ Sơn nhìn từ trên cao

Điều đặc biệt giúp thu hút du khách đến với thánh địa Mỹ Sơn nhiều nhất đó là những cấu trúc đền tháp độc đáo. Mặc dù đã trải qua sự bào mòn của thời gian, đến nay chỉ còn lại 32 công trình đền tháp được bảo tồn nhưng đó cũng đã là quá đủ để du khách có thể tham quan và tìm hiểu lịch sử và văn hóa nơi đây.

Những ngôi đền tại thánh địa được các người thợ xưa chậm khắc vô cùng công phu và tinh xảo, tạo nên sự cầu kỳ và huyền bí cho nơi đây.

Các đền tháp được xây dựng chủ yếu bằng các phần gạch được nung và cắt khối rồi xếp chồng lên nhau nhưng vẫn chắc chắn và kiên cố cho đến ngày nay mà không cần một chất kết dính nào. Đây chính là một trong những bí ẩn lớn nhất khiến cho các nhà khảo cổ học thích thú mà tìm hiểu nơi đây.

Lễ hội truyền thống – Lễ hội Katê

Di tích mỹ sơn được phát hiện vào năm nào
Lễ hội Katê

Một lễ hội truyền thống của người Champa mà bạn không nên bỏ qua đó là lễ hội Katê. Đây là một lễ hội truyền thống lâu đời được tổ chức vào tháng 7 hàng năm theo lịch của người Chăm. Đây cũng là dịp để người dân nơi đây tưởng nhớ đến ông bà tổ viên, qua đó cầu mong sự bình an, hạnh phúc.

Đến với lễ hội, du khách sẽ được tận mắt trải nghiệm những nghi lễ truyền thống như rước nước, cúng cầu bình an, kiệu rước hoặc những màn biểu diễn nhạc cụ đặc sắc và phong phú.

Đi trên con đường cổ

Di tích mỹ sơn được phát hiện vào năm nào
Đường cổ ở thánh địa Mỹ Sơn

Tại khu di tích thánh địa Mỹ Sơn có con đường cổ rộng đến 8m và có 2 bên bờ tường song song với nhau. Khi đi trên đường này bạn sẽ có cảm giác mình đi dưới mặt đất đến 1m. Theo các tài liệu cổ, con đường này sẽ dần con người đến với trung tâm của thánh địa, nơi được dùng để cúng tế thần linh, mà chỉ có vua chúa, hoàng tộc được bước vào. 2 bên tường được chạm khắc các hoa văn vô cùng tinh xảo mà bạn có thể chiêm ngưỡng.

Thưởng thức điệu múa Apsara

Di tích mỹ sơn được phát hiện vào năm nào
Điệu múa Apsara tại Mỹ Sơn

Sau khi tham quan các khu di tích nơi đây, bạn cũng có thể thưởng thức các điệu múa Apsara. Đây là điệu múa được lấy cảm hứng từ tượng đá sa thạch điêu khắc Apsara. Điệu múa được lấy tựa đề là “linh hồn của đá”, được trình diễn bởi những cô gái dân tộc chăm xinh đẹp, hòa trong tiếng trống Paranưng và tiếng kèn Saranai độc đáo và thú vị.

Bê thui Cầu Mống

Di tích mỹ sơn được phát hiện vào năm nào
Đặc sản bê thui Cầu Mống

Món bê thui có lẽ không còn là món ăn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, khi đến với thánh địa Mỹ Sơn, bạn sẽ được thưởng thức một món bê thui với hương vị hoàn toàn mới lạ, độc đáo so với những vùng miền khác.

Hương vị độc đáo của be bê thui đã chinh phục không biết bao thực khách, thậm chí cả những người sành ăn nhất cũng không tiếc lời khen ngợi. Vậy tại sao món bê thui Cầu Mống lại đặc biệt đến vậy?

Món bê thui Cầu Mống đặc biệt là bởi sự cầu kì và tỉ mỉ trong việc lựa chọn nguyên liệu và chế biến. Thịt bê được lựa chọn từ những con bê còn non, nặng khoảng 30kg và phải là loại bê ăn cỏ nhằm đảm bảo được sự tươi ngon và chất lượng tốt nhất cho thịt bê. Bởi lẽ đó, thịt bê khi thui trên bếp than hồng đặc biệt mềm ở bên trong, nhưng vẫn giữ được sự dai ngon và hương thơm ngây ngất ở lớp da bê.

Những lát thịt bê được thái lát tỉ mỉ, tạo nên một sự hoàn hảo đặc biệt khi kết hợp cùng nước chấm. Nước chấm cũng được người đầu bếp pha chế từ nước mắm hảo hạng cùng gia vị như mè, gừng, tỏi, chanh và được hòa quyện với sự cay nồng của ớt.

Bên cạnh đó, với sự xuất hiện của giá sống, khế chua và chuối xanh, tạo nên sự cân bằng hoàn hảo trong món ăn.

Tất cả những thành phần này tạo nên một món ăn đậm đà, thấm đẫm bản sắc của của người dân tại Mỹ Sơn.

Mì Phú Chiêm

Di tích mỹ sơn được phát hiện vào năm nào
Đặc sản mỳ Phú Chiêm

Khi đến với Mỹ Sơn, bên cạnh món thịt bê thì bạn cũng không nên món mì Phú Chiêm. Nếu như đã từng thử mì Phú Chiêm một lần, bạn sẽ không thể nào quên hương vị độc đáo của mì.

Mì Phú Chiêm độc đáo với hương vị đậm chất dân dã. Sợi mì trắng ngà, mềm mượt và dẻo dai, được tạo nên từ những hạt gạo ngon nhất được gặt từ những cánh đồng ven dòng sông Thu Bồn.

Bí mật của món mì Phú Chiêm nằm ở nước dùng – mang hương vị truyền thống và đơn giản, chỉ từ tôm và thịt ba chỉ. Mỳ được ăn cùng với các loại rau sống như rau thơm thơm ngon, búp và thân cây chuối cùng rau muống chẻ ngọn.

Sợi mì mềm mềm cùng với nước dùng đậm đà, và chút chút hương vị cay của ớt sừng trâu, giòn tan của bánh tráng, tạo nên một món ăn hoàn hảo, độc đáo, thơm ngon.

Bánh xèo Mỹ Sơn

Di tích mỹ sơn được phát hiện vào năm nào
Đặc sản bánh xèo Mỹ Sơn

Bánh xèo là một món ăn nổi tiếng và đặc trưng của người miền trung nói chung và người Mỹ Sơn nói riêng. Khi đến với vùng đất Mỹ Sơn, bạn đừng quên thưởng thức món bánh xèo tại nơi đây nhé.

Bánh xèo được làm từ bột gạo kết hợp cùng bột nghệ. Sau đó,lớp bột này được trải mỏng để có độ giòn khi ăn. Bên trong bánh có nhân tôm, thịt, giá đỗ, tạo nên sự béo ngậy, ngon ngọt nhưng không hề có cảm giác ngán.

Kết luận

Trên đây là tất cả những gì mình muốn chia sẻ cho bạn về khu di tích thánh địa Mỹ Sơn. Nếu bạn đang có dự định đi du lịch thì thánh địa Mỹ Sơn sẽ là một điểm đến tuyệt vời. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích dành cho bạn. Hãy luôn theo dõi mình để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé.