De thi giữa học kì 2 văn 6 Kết nối tri thức

Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Văn sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2021 – 2022. Đề thi bao gồm đáp án chi tiết cho từng câu hỏi để các em học sinh ôn tập, củng cố toàn bộ kiến thức đã học nửa đầu học kì 2.

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt. Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lại, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí vang lên mấy tiếng. Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, phi thẳng đến nơi có giặc đóng. Tráng sĩ xông vào trận đánh giết, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp nhau mà trốn thoát. Tráng sĩ đuổi đến núi Ninh Sóc. Nhưng đến đấy, không biết vì sao, Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất.

(Ngữ văn 6 – Tập 2, Kết nối tri thức với cuộc sống)​

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào, văn bản đó thuộc thể loại gì? Em hãy xác định vị trí của đoạn trích trong tác phẩm.

Câu 2 (1.0 điểm). Những từ “chú bé”, “tráng sĩ”, “Người” trong đoạn trích dành để nói về ai? Đây là những từ loại gì? Việc sử dụng những từ đó thể hiện sự chuyển biến của nhân vật như thế nào?

Câu 3 (1.0 điểm). Chi tiết Chú bé vươn vai trở thành một tráng sĩ oai phong, lẫm liệt thể hiện suy nghĩ và ước mơ gì của nhân dân về người anh hùng cứu nước?

Câu 4 (1.0 điểm). Chỉ ra ý nghĩa của chi tiết sau: Tráng sĩ đánh giặc xong, cởi giáp sắt bỏ lại và bay thẳng lên trời.

Câu 5 (1.0 điểm). Nếu trong truyện trên, Thánh Gióng thắng trận bay về trời thì trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu, trọng Thủy”, vua An Dương Vương thua trận, phải bỏ chạy thoát thân. Nhà vua chạy đến bờ biển thì cùng đường, bèn cầu cứu Rùa Vàng. Rùa Vàng hiện lên rẽ nước đưa nhà vua xuống biển.

Em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong ý nghĩa của hai chi tiết này.

PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (hoặc một sinh hoạt văn hóa)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Câu 1 (1.0 điểm).

– Đoạn trích trên được trích trong truyền thuyết Thánh Gióng (0.5 điểm).

– Vị trí của đoạn trích trong tác phẩm: Phần cuối, khi Thánh Gióng thắng giặc bay về trời (0.5 điểm).

Câu 2 (1.0 điểm).

– Những từ “chú bé”, “tráng sĩ”, “Người” trong đoạn trích dành để nói về Thánh Gióng. Đây là những đại từ (0.5 điểm).

– Việc sử dụng những từ đó thể hiện sự chuyển biến của nhân vật: Từ một chú bé trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ đánh tan giặc, trở thành thần thánh bay về trời (Người trong văn bản là cách gọi tôn vinh thần thánh) (0.5 điểm).

Câu 3 (1.0 điểm).

– Chi tiết Chú bé vươn vai trở thành một tráng sĩ oai phong, lẫm liệt thể hiện suy nghĩ của nhân dân về người anh hùng: Người anh hùng là người phi thường, sự sinh ra, lớn lên cũng không giống người thường (0.5 điểm).

– Chi tiết đó còn thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng: Người anh hùng của dân tộc là người có sức mạnh phi thường, sẵn sàng chống ngoại xâm (0.5 điểm).

Câu 4 (1.0 điểm). Ý nghĩa của chi tiế: Tráng sĩ đánh giặc xong, cởi giáp sắt bỏ lại và bay thẳng lên trời.

– Chi tiết trên thể hiện sự bất tử của Thánh Gióng (0.5 điểm).

– Đồng thời thể hiện thái độ ngợi ca, tôn vinh của nhân dân đối với người anh hùng (0.5 điểm).

Câu 5 (1.0 điểm).

Điểm giống và khác nhau trong ý nghĩa của hai chi tiết:

– Giống nhau: Cả hai chi tiết đều thể hiện sự bất tử của những người anh hùng và đều thể hiện thái độ tôn kính của nhân dân đối với nhân vật.

– Khác nhau: Một người tháng trận bay lên trời, một người thất trận đi xuống biển. Cùng đi vào cõi bất tử nhưng hình ảnh về trời Thánh Gióng có phần oai phong, rực rỡ hơn. Một người ngước lên là nhìn thấy, một người phải cúi xuống mới thấy. Điều đó cũng góp phần thể hiện thái độ của nhân dân đối với chiến thắng của Thánh Gióng và việc để mất nước của vua An Dương Vương.

PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

1. Mở bài (0.5 điểm).

Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại, nêu được bối cảnh không gian và thời gian.

2. Thân bài (3.0 điểm).

– Thuật được diễn biến chính, sắp xếp các sự việc theo một trình tự hợp lí.

– Tập trung vào một số sự việc, chi tiết tiêu biểu, hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của người đọc.

3. Kết bài (0.5 điểm).

Nêu được cảm nghĩ, ý kiến của người viết về sự kiện.

Tiêu chí bổ sung (1.0 điểm).

– Xác định rõ người tường thuật tham gia hay chứng kiến sự kiện và sử dụng ngôi tường thuật phù hợp (0.25 điểm).

– Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong diễn đạt, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức: Kể, tả, biểu cảm trong bài viết. (0.5 điểm)

– Trình bày rõ ràng, đủ ba phần, không sai nhiều lỗi chính tả, cấu tạo câu.. (0.25 điểm)

Trên đây là toàn bộ Đề thi và đáp án môn Văn giữa học kì 2 lớp 6. Đề thi các môn học khác Toán, Văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử – Địa lý, Công nghệ, Công dân, Tiếng Anh liên tục được VnDoc sưu tầm, cập nhật cho các bạn theo dõi.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo các dạng Đề thi học kì 1 lớp 6 và Đề thi học kì 2 lớp 6 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. Tip.edu.vn liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình mới cho các bạn cùng tham khảo.

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >

De thi giữa học kì 2 văn 6 Kết nối tri thức

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức nhằm đánh giá chất lượng học sinh. Bài viết cung cấp cho thầy cô và các em học sinh một số đề tham khảo.

Đề 1

Ma trận Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Truyện truyền thuyết; truyện cổ tích

– Nhận biết được thể loại; phương thức biểu đạt chính

– Phát hiện được thành ngữ; các chi tiết tưởng tượng kì ảo

– Nêu được nghĩa của từ.

– Nêu được tác dụng của thành ngữ; ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo

– Liên hệ với một số văn bản cùng chủ đề
1,520,5Số câu: 4

Số điểm: 3,0

Tỉ lệ: 30%

1,510,5
Tỉ lệ:15%Tỉ lệ: 10 %Tỉ lệ: 5%
 Viết đoạn văn liên quan đến các chủ đề đã họcViết bài văn đóng vai nhan vật kể lại một câu chuyện cổ tích 
Số câu: 1

Số điểm:2,0

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1

Số điểm:5,0

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 2

Số điểm: 7,0

Tỉ lệ: 70%

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1,5

Số điểm: 1,5

Tỉ lệ: 15 %

Số câu: 2

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ: 10 %

Số câu: 2

Số điểm: 2,5

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1

Số điểm: 5,0

Tỉ lệ: 50%

Số câu: 6

Số điểm: 10,0

Tỉ lệ:100%

PHẦN I: Đọc – hiểu và thực hành tiếng Việt  (5,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”.
          Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì.
Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị :
            – Chị Tấm ơi, chị Tấm ! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.
            Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp, trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình, rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu.

                                (Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam – Nguyễn Đổng Chi)

Câu 1 (1,0 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản thuộc thể loại nào? Hãy kể tên 3 tác phẩm cùng thể loại mà em biết.
Câu 2 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 3 (0,5 điểm).  Giải nghĩa từ “đủng đỉnh” trong đoạn văn trên.
Câu 4 (1,0 điểm). Xác định thành ngữ dân gian trong văn bản? Nêu ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ đó?
Câu 5 (2,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về đức tính chăm chỉ.

         PHẦN II: Viết (5,0 điểm)

          Đóng vai nhân vật trong câu chuyện cổ tích mà em thích và kể lại câu chuyện đó.

– Hết-

Đáp án Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

(1,0 điểm)

– Đoạn trích trên được trích trong văn bản Tấm Cám thuộc thể loại truyện cổ tích

– 3 tác phẩm cùng thể loại: Thạch Sanh, Cây khế, Sọ Dừa…

0,5đ

0,5đ

(0,5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự0,5đ

(0,5 điểm)

Từ “đủng đỉnh” nghĩa là thong thả, chậm rãi trong từng cử chỉ, từng động tác, tỏ ra không khẩn trương hoặc không vội vã0,5đ

(1,0 điểm)

Thành ngữ trong đoạn trích: “mò cua bắt ốc”: chỉ cuộc sống vất vả của Tấm ; “ba chân bốn cẳng” gợi hành động đi rất vội, rất nhanh của Cám sau khi đã lừa dối và lấy hết giỏ tép của Tấm .0,5đ

0,5đ

(2,0 điểm)

 Mở đoạn (câu chủ đề): Nêu ý có liên quan (nhân vật Tấm chăm chỉ, siêng năng qua văn bản) để dẫn vào vấn đề (đức tính chăm chỉ) và nhận định đức tính chăm chỉ có nhiều tác dụng.

Thân đoạn (khoảng 5 câu):

-“Đức tính chăm chỉ” là cần cù, siêng năng học tập, lao động, không bê trễ trong công việc, luôn hoàn thành công việc.

Tác dụng của đức tính chăm chỉ :
+ Trong cuộc sống, con người phải làm việc. Mỗi người đều có công việc. Việc gì cũng phải bỏ công sức. +  Với học sinh, chăm chỉ sẽ có kết quả học tập tốt, được lên lớp, đáp lại công lao của cha mẹ, thầy cô. +  Với mọi người, chăm chỉ sẽ hoàn thành được công việc, thành công trong cuộc sống, có người trở nên nổi tiếng.

+ Chăm chỉ là đức tính tốt. Người chăm chỉ được quý trọng, được giúp đỡ..