Đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong công tác kiểm sát

I.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG SÁNG KIẾN CỦA VKSND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1. Những kết quả đã đạt được

1.1. Kịp thời tham mưu giúp Lãnh đạo Viện  xây dựng, tổ chức thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Sáng kiến, góp phần đánh giá đúng thực chất công tác thi đua khen thưởng.

Trước ngày 01.4. 2014, công tác xây dựng sáng kiến của VKSND thành phố chưa được xem trọng, chưa gắn liền với công tác thi đua khen thưởng, dẫn đến một thực tế là nhiều cá nhân được công nhận danh hiệu “ Chiến sỹ thi đuacơ sở” và nhiều hình thức khen thưởng cấp Ngành và cấp Nhà nước, thậm chí là được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì theo tiêu chuẩn thường xuyên nhưng không có bất cứ một sáng kiến nào được cấp có thẩm quyền công nhận theo quy định của các Luật Thi đua khen thưởng năm 2003,2013, và Quy chế thi đua khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Trước tình hình đó, Viện trưởng VKSND thành phố đã ban hành Quyết định  số 36-QĐ-VKS   ngày 26.1.2014 thành lập Hội đồng Nghiên cứu và áp dụng pháp luật. Ngày  01.4.2014, Viện trưởng đã ban hành quyết định số45/QĐ-VKS kèm theo Quy chế tạm thời về tổ chức hoạt động của Hội đồng Nghiên cứu và áp dụng pháp luật. Đây là cơ sở pháp lý để Hội đồng Nghiên cứu và áp dụng pháp luật hoạt động và xét duyệt các sáng kiến của VKS hai cấp thành phố. Sau đó tại  Quyết định số 322/VKS-VP ngày 25.11.2014, Viện trưởng VKSND thành phố đãđổi tên“Hội đồng Nghiên cứu và áp dụng pháp luật”thành “Hội đồng Sáng kiến”. Hội đồngbao gồm những thành viên là những Kiểm sát viênTrung cấpcó trình độ chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học, nghiệp vụ chuyên môn.

Các năm 2014, 2015, Hội đồng Sáng kiến đã xét, thẩm định đề nghị Viện trưởng VKSND thành phố công nhận 88 sáng kiếnđảm bảo đúng nguyên tắc;hầu hếtcác sáng kiến đềubám sát tình hình thực tiễn của VKS hai cấp,góp phần đánh giá đúng thực chất công tác thi đua khen thưởng.

1.2. Công tác xây dựng sáng kiến đã có bước phát triển tích cực

Trong những năm qua, công tác xây dựng sáng kiến của VKSND thành phố đã có những bước tiến tích cực, có những sáng kiến đã phát huy tác dụng tích cực đem lại hiệu quả công tác cao, tiêu biểu: Sáng kiến của tập thể Phòng Thống tội phạm và Công nghệ thông tin tự thiết kế và vận hành trang thông tin điện tử (Website) của VKSND thành phố đã tiết kiệm cho cơ quan hàng chục triệu đồng kinh phí thuê bên ngoài xây dựng Website; góp phần  đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý chỉ đạo, điều hành và tuyên truyền về đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, và hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND thành phố và các đơn vị trực thuộc.

Trong các năm 2014- 2016, Hội đồng Sáng kiến đã xét, thẩm định và đề nghị Viện trưởng VKSND thành phố công nhận 88 sáng kiến của 02 tập thể và 86 cá nhân, cụ thể:

- Năm 2014: Xét, công nhận 49 sáng kiến của 01 tập thể và 48 cá nhân.

- Năm 2015: Xét, công nhận 39 sáng kiến của 01 tập thể và 38 cá nhân.

- Năm 2016: Hội đồng đã xét, chấp nhận31 đề cương sáng kiến, yêu cầu chỉnh sửa21 đề cươngsáng kiến, không chấp nhận07 đề cươngsáng kiến.

1.3. Tổ chức thực hiệntốt công tác phổ biến sáng kiến để cán bộ, công chức học tập nâng cao hiệu quả công tác

Công tác phổ biến sáng kiến được công nhận bước đầu đã phát triển.  Ban biên tập đã chọn 43 sáng kiến của các năm 2014, 2015 có chất lượng  đểcông bố, phổ biến trên chuyên mục ”Kiểm sát viên viết” và “Tin nội bộ”của trang thông tin điện tử của VKSND thành phố để cho công chức tham khảo, học tập, góp phần nâng cao hiệu quả các khâu công tác của VKS hai cấp.

2. Tồn tại, hạn chế:

 Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng sáng kiến của VKSND thành phố còn một số hạn chế, tồn tại như:

Thứ nhất.Một số sáng kiến chưa đạt chất lượng, hoặc sáng kiến đã được thẩm định thông qua nhưng không triển khai thực hiện được hoặc kết quả đạt thấp so với yêu cầu.

1. Tác giả chưa nhận thức đầy đủ về công tác xây dựng sáng kiến.

Qua thẩm định cho thấy một số tác giả nhận thức đầy đủ về công tác xây dựng sáng kiến như; chưa hiểu đúng, hiểu rõ thế nào là sáng kiến và thủ tục xét, công nhận sáng kiến dẫn đến một số sáng kiến trình bày như bản báo cáo thành tích cá nhân; cá biệt có các tác giả như:không có đề cương sơ bộ, chỉ nộp cho Hội đồng 01 bản dự thảo “Quy chế phối hợp trong việc trả lại đơn khởi kiện và KS việc trả lại đơn khởi kiện vụ án DS, HNGĐ, HC, KDTM, LĐ” năm 2014; đề tài sáng kiến năm 2015 “Nâng cao chất lượng công tác phối hợp tổ chức thực hiện phiên tòa hình sự rút kinh nghiệm” chỉ nộp cho Hội đồng 01 bản “Quy chế phối hợp trong công tác xét xử rút kinh nghiệm án hình sự ”năm 2015 được Tòa án nhân dân và VKSND quận Sơn Trà ký ban hành thay cho sáng kiến của mình phải xây dựng.

Một số tác giả chưa thật sự chủ động, linh hoạt, có việc còn chậm trễ chưa đảm bảo về mặt thời gian theo quy địnhgây khó khăn cho công tác thẩm định, dẫn đến trường hợp Hội đồng không xét công nhận sáng kiếnnhư: Năm 2015, Hội đồng Sáng kiến đã không xét, công nhận 01 sáng kiến của tác giả Phòng 8do nộp quá trễ so với thời hạn quy định01 tháng.

2.2. Tính mới: Một số sáng kiến là giải pháp công tác không có ý tưởng mới, sáng tạo mà nêu ra các giải pháp chung chung, không gắn liền với khắc phục những tồn tại của cơ quan, đơn vị của mình đang làm sáng kiến như: có thể áp dụng “ rộng rãi” ở “nhiều ngành, nhiều lĩnh khác nhau” và“ trong phạm vi cả nước”, thậm chí có giải pháp công tác trùng lặp với các sáng kiến đã công nhận trước đó, hoặc  một số sáng kiến có một số nội dung “cắt dán”, sao chép các giải pháp đã được công khai, hoặc tái chế lại sáng kiến cũ (cùng một tác giả, sử dụng sáng kiến được công nhận năm 2014 tiếp tụcsửa tên đề tài vàphát triển nội dung thành sáng kiến năm 2015).

2.3.Tính khả thi: Bên cạnh những sáng kiến được đưa ứng dụng trong thực tiễn, vẫn còn không ít sáng kiến không có tính khả thi, không gắn liền với hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND và không có khả năng phổ biến rộng rãi cho công chức trong VKSND thành phố học tập. Ví dụ: Sáng kiến  về “Một số giải nâng cao chất lượng công tác phiên dịch tại phiên tòa’’ không liên quan trực tiếp đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND nên không có tính khả thi triển khai thực hiện.

2.4. Tính hiệu quả:Một số sáng kiến khôngcókhả năng mang lại lợi ích thiết thực khi áp dụng. Không đem lại hiệu quả công tác như: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, tiết kiệm về thời gian, giảm chi phí; Hiệu quả về lợi ích xã hội như: Nâng cao ý thức trách nhiệm của Kiểm sát viên; cải thiện điều kiện làm việc, công tác như một số sáng kiến, giải pháp công tác có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vựcvượt quá chức năng, nhiệm vụ của VKSND;một sốgiải pháp không liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của VKSND. Đơn cử: sáng kiến “Giải pháp nâng cao chất lượng giám sát phiên tòa bằng phần mềmtruyền hình trực tuyếnSOFTFOUNDRY VMEET’’năm 2015. Đến nay, giữa VKSND thành phố và Tòa án thành phố chưa triển khaikết nối truyền hình trực tuyến tại phiên tòa.Theo Kế hoạch phối hợpcông tác năm 2016 của 02 đơn vị, việc lắp đặt thiết bị, thu hình và kết nối truyền hình trực tuyến phiên tòatừ phòng kỹ thuật củaTòa án nhân dân thành phố  đến VKSND thành phốsẽ do Tòa án nhân dân thành phố chủ trì và triển khai vào năm 2017; VKSND thành phố không tham gia lắp đặt thiết bị, thu hình tại phiên tòa.Như vậy, sáng kiến (giải pháp công tác) nàychưa xảy ra trong thực tế nên chưa có tồn tại, vướng mắc cần phải có giải pháp khắc phục, do vậykhông thể có “Giải pháp nâng cao chất lượng giám sát tại phiên tòa...’’mà tác giả cần đưa ra giải pháp khắc phục.

2.5. Kết cấu sáng kiến: Bên cạnh một số sáng kiến có chất lượng tốt, có sự đầu tư nghiên cứu lý luận và thực tiễn, có sự chuẩn bị công phu, còn một số sáng kiếnđược viết dài dòng , lan man hoặcsơ sài(chưa tới 05 trang giấy A4), không đảm bảo về nội dung cũng như kết cấu, hình thức của một sáng kiến; một số tác giả chưa hiểu hết kết cấu khi xây dựng 01 sáng kiến như: Một số có sáng kiến về giải pháp công tác tên đề tài và nội dung giải phápkhông phù hợp nhau, kết cấu một giải pháp công tác nghiệp vụ không có phần thực trạng công tác (kết quả, tồn tại, nguyên nhân), vấn đềcần giải quyết. Đơn cử: “ Giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự của VKSND quận Liên Chiểu trong giai đoạn truy tố các vụ án hình sự”, có kết cấu 03 mục:

“I. Mục đích

II.Các giải pháp cụ thể

III.Hiệu quả mang lại”

Sáng kiến trên không nêu được mốc thời gian nghiên cứu; không có phần thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến như: tồn tại, vướng mắc của đơn vị để cần có giải pháp khắc phục; Vấn đề cần giải quyết… Phần giải pháp công tác đưa ra còn mang tính lý luận, chung chung, chưa phù hợp với thực tiễn, chưa có giải pháp cụ thể ứng dụng vào thực tiễn của đơn vị.

2.1.6. Một số tồn tại khác: Một số sáng kiến về giải pháp công tác sơ sài (chưa tới 05 trang), trình bày cẩu thả, để sai nhiều lỗi chính tả nhiều; cá biệt có đề tài xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác lưu trữ nhưng tác giả không được mô tảphương phápxây dựng phần mềm ứng dụng,...

Với những tồn tại như trên, năm 2016, Hội đồng đã họp xét, trả lại 23 đề cương sáng kiến để các tác giả chỉnh sửa lại nội dung (chiếm tỷ lệ:37,4%); không công nhận 07 đề cương sáng kiến ( chiếm tỷ lệ:11,9%) do đề cương sáng kiến trùng lặp với các sáng kiến đã được công nhận các năm trước đó, sáng kiến chung chung không gắn liền với hoạt động thực tiễn của VKSND…

1.2. Về công tác thẩm định còn lúng túng

 Trong những năm qua, công tác thẩm định sáng kiến đang dần đi vào nề nếp, tuy nhiên một số trường hợp chất lượng thẩm định còn thấp. Trong thẩm định, một số trường hợp mới chú ý thẩm định về văn phong, thể thức, câu từ, chưa chú trọng thẩm tra, thẩm định về mặt nội dung. Thậm chí còn một số trường hợpthẩm địnhcòn bị chi phối nhiều bởi yếu tố chủ quan, cảm tính, thiếu chuẩn xácdẫn đến vẫn còn sáng kiến được “tái chế”, sử dụng liên tục nhiều lần trái với Điều lệ Sáng kiếnđược công nhận

Thứ ba, Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Sáng kiến còn tồn tại một số bất cập, chậm được thay đổi

Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Sáng kiến đã phát huy được tác dụng, tạo cơ sở pháp lý cho việc thẩm định và công nhận các sáng kiến. Tuy nhiêndo Quy chế tạm thời này ban hành vào tháng 4 năm 2014trong thời điểm chưa có văn bản hướng dẫn của VKSND tối cao và UBND thành phố nên vẫn còn bộc lộ một số bất cập, cần được sửa đổi, bổ sung như:chưa quy định về  nhiệm vụ của tác giả phải nộp đơn yêu cầu công nhận sáng kiến, chưa quy định phiếu công nhận sáng kiến…theo quy định của Điều lệ Sáng kiến...

Thứ tư. Văn bản hướng dẫn xây dựng sáng kiến chậm ban hành

Khi thành lập Hội đồngSáng kiếnvà ban hành Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của  Hội đồng Sáng kiến vào tháng 01 năm 2014chưa có các văn bản hướng dẫn công tácxây dựng  sáng kiến của ngành Kiểm sát nhân dânvà Ủy ban nhân dân thành phố. Đến ngày 25.6.2015, VKSND tối cao mới ban hành công văn số 2394/VKSTC-V16 về xây dựng Quy chế công nhận sáng kiến (Kèm theo là toàn văn Quyết định số 191/Q Đ-VKS-VP, ngày 11.3.2015 của VKSND tỉnh Phú Yên ) thay hướng dẫn xây dựng Quy chế.Đến tháng 12 năm 2015, Sở Khoa học Công nghệ thành phố Đà Nẵng mới có hướng dẫn số 03/HD-SKHCN, ngày 15.12.2015 quy trình xét công nhận sáng kiến tại cơ sở, và tổ chức tập huấn về công tác xét, công nhận sáng kiến ở cấp cơ sở.

3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Thứ nhất,Một số sáng kiến chuẩn bị chưa kỹ, tính khả thi thấp, thông tin thu thập thiếu toàn diện, chất lượng không cao; chuẩn bị tài liệu, đề tài trình Hội đồng Sáng kiến thẩm định có lúc chưa kịp thời. Còn nhiều công chức có tâm lý xây dựng sáng kiến để đủ điều kiện công nhận chiến sỹ thi đua cơ sở nên chưa có sự đầu tư đúng mức và tâm huyết để xây dựng sáng kiến của mình.

Thứ hai,Công chức làm công tác thẩm định sáng kiến đều kiêm nhiệm không có chuyên trách nên còn thiếu kinh nghiệm công tác thẩm định, chưa được tập huấn về công tác này. Bên cạnh đó, thời gian dành cho công tác thẩm định thường  ngắn lại rơi vào tháng 11 hàng năm, là tháng cuối cùng của năm công tác Kiểm sát, do đó thời gian thẩm định gấp rút nên ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Mặt kháckhối lượng công việc nhiều, gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, từ lĩnh vực công nghệ thông tin cho đến tổ chức cán bộ…, song nhiều thành viên Hội đồng chưa am hiểu hết cùng một lúc nhiều lĩnh vực chuyên môn, do đó công tác thẩm định gặp phải không ít khó khăn, lúng túng, chất lượng còn hạn chế.

Thứ ba,Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Sáng kiến chưa hướng dẫn  đầy đủ và cụ thể về quy trình xét, công nhận sáng kiến; một số quy định về thuật ngữ sáng kiến chưa cụ thể nên cần bổ sung kịp thời.

Thứ tư,Thiếu các văn bản hướng dẫnxây dựng quy chế, quy trình của ngành Kiểm sát nhân dân và Ủy ban nhân dân thực hiện công tácxây dựngvà quy trình thẩm định sáng kiến, nhất là trong ngành Kiểm sát nhân dân. Do đó, VKSND thành phố cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về công tác xây dựng sáng kiến để phổ biến cho công chức trong Ngành.

 Thứ năm,Kinh phí cho tổ chức và hoạt động của Hội đồng Sáng kiến còn hạn chế;Chưa có cơ chế,chính sách, chế độ đãi ngộ thỏa đáng để nâng cao chất lượng công tác xây dựng sáng kiến.

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP  NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG SÁNG KIẾN

Để nâng cao công tác xây dựng sáng kiến, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như sau: 

Thứ nhất. Sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động Hội đồng Sáng kiến thành Quy chế về điều kiện, thủ tục công nhận sáng kiến, tổ chức và hoạt động của Hội đồng Sáng kiến

Theo quy định, Hội đồng Sáng kiến có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc các tập thể, tác giả được giao chuẩn bị sáng kiến, đảm bảo đúng yêu cầu, tiến độ, nội dung và phạm vi đề ra; tổ chức thẩm định về nội dung và thể thức văn bản của các đề tài. Để thực hiện tốt công tác này, Hội đồng Sáng kiến cần tham mưu cho Viện trưởng sửa đổi, ban hành Quy chế chính thức thay thế cho Quy chế tạm thời; trong đó cần thiết phải làm rõ trình tự và nội dung các bước tiến hành từ ý tưởng đến khi hoàn thiện sáng kiến, trình duyệt và phổ biến sáng kiến.

Sửa đổi, bổ sung Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Hội đồng sáng kiến thành Quy chế về điều kiện, thủ tục công nhận sáng kiến, tổ chức và hoạt động của Hội đồng Sáng kiến của VKSND thành phố theo hướng sau:

2.1.1. Bổ sung nội dung làm Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến, cấp Giấy công nhận sáng kiến, lập Sổ theo dõi sáng kiến….theo quy định tại các Điều 5, Điều 7, Điều lệ sáng kiến; Quy định lại các bước xét, công nhận sáng kiến như: tiếp nhận, xem xét chấp nhận đơn yêu cầu công nhận sáng kiến…và thời gian nhận đơn, xét, thẩm định cho phù hợp với Điều lệ Sáng kiến và điều kiện thực tiễn của VKSND thành phố.

2.1.2. Bỏ các điều khoản các quy định tại Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Sáng kiến về xét duyệt đề cương sáng kiến của các tác giả; về đăng ký sáng kiến vào đầu nămdo Điều lệ Sáng kiến và Thông tư 18/2015-BKHCN không quy định, hơn nữa làm mất thời gian thẩm định của Thường trực Hội đồng.

Thứ hai, Nâng cao chất lượng xây dựng sáng kiến

Để nâng cao chất lượng xây dựng sáng kiến của công chức VKSND thành phố trước hết phải nâng cao nhận thức của tác giả tạo ra sáng kiến, nhất là cách viết, kết cấu của sáng kiến. Đơn cử: Các tác giả khi xây dựng một sáng kiến là giải pháp công tác phải có kết cấu và đáp ứng được các yêu cầu sau:

Phần I: Mở đầu: Mở đầu của một sáng kiến giới thiệu khái quát về sáng kiến sẽ trình bày phần sau, gồm các nội dung:

-Lý do chọn sáng kiến:Sáng kiến này giải quyết vấn đề gì trong lĩnh vực công tác nào (các khâu công tác kiểm sát, tham mưu tổng hợp, ứng dụng công nghệ thông tin…?); Sáng kiến này có ai nghiên cứu chưa? Tác giả là ai? Phạm vi sáng kiến ? sáng kiến của mình có cái mới ở chỗ nào? Nhằm giải quyết vấn đề gì trong phạm vi VKS hai cấp?

-Điểm mới trong sáng kiến: nêu nội dung mới so với các sáng kiến trước đó, so với hiện trạng.

Phần II: Nội dung sáng kiến

 -Cơ sở lý luận của sáng kiến ( nếu có):  Nêu ngắn gọn, khái quát cơ sở lý luận, các quy định của Nhà nước, của Ngành liên quan đến nội dung, vấn đề cần giải quyết.

- Thực trạng cần nghiên cứu:Tác giả nêu kết quả công tác gắn với số liệu chứng minh về tình hình trước khi thực hiện những giải pháp mới;  những tồn tại, vướng mắc…trong lĩnh vực mà giải pháp cần giải quyết và phân tích nguyên nhân dẫn đến tồn tại, vướng mắc.

-Nội dung giải pháp của sáng kiến

+ Yêu cầu của một giải pháp: phải chỉ ra được tác dụng nâng cao hiệu quả công tác, khắc phục các tồn tại và cách thức quy trình của sáng kiến (nếu có).

+ Trình tự chọn lọc, sắp xếp công việc đã làm thành sáng kiến:Trong quá trình thực hiện ý tưởng sáng kiến, tác giả phải có sự chọn lọc, sắp xếp thành từng nhóm vấn đề. Mỗi nhóm gồm những công việc có mối quan hệ với nhau nhằm giải quyết một nội dung nào đó phục vụ cho sáng kiến. Tác giả cần chọn lọc, sắp xếp, theo trình tự nội dung để sáng kiến này trở thành một thể thống nhất để giải quyết những vấn đề đã đặt ra một cách hợp lý, tốt nhất.

Phần III: Kết luận

Kết luận của giải pháp gồm:

- Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến:Tóm lược các giải pháp vì nó giúp cho đọc giả có thể hình dung được những việc làm chủ yếu mà tác giả đã làm được để giải quyết những vấn đề khó khăn từ thực tế trong công tác.

-Hiệu quả có thể thu được khi áp dụng giải pháp:

Hiệu quả về công tác: có đóng góp tích cực đến nâng cao hiệu quả công tác mà sáng kiến đề cập, và có tác động làm chuyển biến nhận thức của công chức cùng lĩnh vực công tác;…

Hiệu quả về kinh tế ( nếu có): Lợi nhuận đã, đang và sẽ có thể thu được qua việc áp dụng sáng kiến so với trước khi áp dụng. Ví dụ: áp dụng giải pháp thực hành tiết kiệm trong công tác quản lý tài chính thì phải đánh giá được hiệu quả có thể tiết kiệm cho đơn vị bao nhiêu tiền một năm???.

3. Kiến nghị, đề xuất (nếu có ):Phần kiến nghị, đề xuất của tác giả đề nghị cấp trên có biện pháp, tạo điều kiện tốt hơn cho thực hiện sáng kiến có hiệu qủa.

Ngoài ra, muốn có một sáng kiến có tốt, các tác giả phải có tâm huyết và đầu tư nghiêm túc khi xây dựng sáng kiến.

Thứ ba. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định sáng kiến

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thẩm định sáng kiến của Hội đồng  phù hợp với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tiễn của VKSND thành phố;xây dựng đội ngũ cán bộ thẩm định vững vàng về bản lĩnh chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, vô tư khách quan trong công tác thẩm định…hoàn thành tốt nhiệm vụ thẩm định được giao.

Các thành viên Hội đồng khi thẩm định phải đánh giá được tính mới, tính khả thi cũng như tính hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND, đồng thời phải tuân thủ các quy định xét, công nhận sáng kiến theo Điều lệ sáng kiến, Thông tư 18/2013/BKHCN và Quy chế của cơ quan.

Tăng cường mời các chuyên gia về từng lĩnh vực không phải là thế mạnh của các thành viên Hội đồng để tư vấn khi thẩm định sáng kiến như các sáng kiến thuộc về ứng dụng công nghệ thông tin…

Thứ tư, Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền công tác xây dựng sáng kiến

Các sáng kiến sau khi được Hội đồng Sáng kiên công nhận, tác giả phải tiếp tục hoàn thiện và công khai phổ biến cho công chức và người lao động thuộc VKS hai cấp biết, tham khảo và học tập. Trang thông tin điện tử của VKSND thành phố Đà Nẵng là một trong những kênh thông tin quan trọng nhất để phổ biến, tuyên truyền sáng kiến đã được công nhận.

Việc công khai các sáng kiến đã được công nhận trên trang thông tin điện tử của VKSND thành phố sẽ  giúp cho các tác giả ý thức và trách nhiệm hơn trong  quá trình xây dựng sáng kiến của mình, tạo ra những sáng kiến có chất lượng và hiệu quả hơn. Đồng thời cũng góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng Sáng kiến trong công tác thẩm định sáng kiến. Từ đó, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng công tác xây dựng sáng kiến của VKS hai cấp.

Các giải pháp trình bày trên có mối quan hệ biện chứng, kết nối với nhau thành một hệ thống; trong đó, giải pháp Sửa đổi, bổ sung Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Sáng kiếnlà giải pháp có tầm quan trọng đặc biệt, vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài,mang tính định hướng cho công tác xây dựng sáng kiến của VKSND thành phố trong thời gian tới.

(*) Sáng kiến năm 2016