Dày niêm mạc tử cung là gì

Lớp niêm mạc hay còn gọi là nội mạc tử cung, đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai cũng như mang thai sau đó ở người phụ nữ. Niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng có thể là nguyên nhân gây khó thụ thai, hiếm muộn ở nữ giới.

Niêm mạc tử cung là lớp phủ toàn bộ mặt trong của tử cung, có cấu tạo gồm 2 phần:

Lớp nội mạc căn bản (lớp đáy): các tế bào mô trụ tuyến và mô đêm, không chịu nhiều biến đổi của chu kỳ kinh nguyệt.

Lớp nội mạc tuyến (lớp nông): chịu sự tác động lớn trong thời kỳ kinh nguyệt.

Hàng tháng, dưới tác động của hormone sinh dục nữ, nội mạc tử cung phát triển dày lên, sẵn sàng làm “tổ” cho trứng đã thụ tinh. Khi sự thụ tinh không diễn ra, nội mạc tử cung sẽ tự bong và gây chảy máu hay còn gọi là hành kinh. Lớp tế bào này bong đến đâu thì các tế bào ở lớp đáy lại bắt đầu phát triển để tạo lớp niêm mạc mới chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

Trong trường hợp trứng đã thụ tinh về làm tổ, các hormone thai kỳ sẽ tác động làm lớp niêm mạc tử cung dày hơn và thay đổi cấu trúc để phù hợp với sự phát triển của phôi và nhau thai. Do đó, nếu độ dày của niêm mạc tử cung bất thường sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và mang thai sau đó.

Niêm mạc tử cung sẽ có những sự thay đổi nhất định theo từng chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Đây là giai đoạn niêm mạc mỏng nhất và bắt đầu dày lên. Lúc này niêm mạc tử cung chỉ dày khoảng 3 – 4mm, đủ để bao phủ toàn bộ mặt trong của tử cung.

Giai đoạn này, niêm mạc tử cung không chỉ chịu sự tác động từ hormone Estrogen mà còn chịu sự tác động của Progestrogen làm nội mạc tử cung dày lên nhanh chóng và tiết dịch. Lúc này niêm mạc dày khoảng 8 – 12 mm và đây là độ dày thích hợp nhất cho quá trình thụ tinh của trứng.

Niêm mạc tử cung dày lên tới 12-16mm. Nếu quá trình thụ thai không diễn ra thì lớp niêm mạc tử cung sẽ tự bong tróc và tạo thành kinh nguyệt.

Niêm mạc tử cung mỏng gây ra những vấn đề kinh nguyệt như chu kì kinh nguyệt kéo dài, thiếu kinh (lượng máu mỗi lần hành kinh ít),…có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản ở nữ giới. Với những phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng hơn 8 mm ở giai đoạn phát triển, quá trình làm tổ của trứng sau khi thụ tinh sẽ khó khăn hơn và nếu phôi thai bám vào được lòng tử cung cũng sẽ dễ bị bong ra gây tình trạng thai chết lưu.

Niêm mạc tử cung mỏng gây ra những vấn đề kinh nguyệt rắc rối cho phụ nữ

Niêm mạc tử cung dày hay còn gọi là tăng sinh niêm mạc tử cung, thường do hàm lượng estrogen trong cơ thể dư thừa quá mức cho phép và được xác định nếu nội mạc tử cung dày hơn 20 mm. Đây là một trong những nguyên nhân cản trở quá trình mang thai vì hiện tượng này làm mất cân bằng hormon của nội mạc tử cung và gây ra rong kinh, vô kinh thứ phát kéo dài; hoàng thể không bị thoái hóa vẫn sản xuất hooc – môn sinh dục làm cho lớp tế bào tử cung dày hơn, không bị bong ra.

Niêm mạc tử cung dày gây cản trở đến quá trình mang thai

Bên cạnh đó, nội mạc tử cung dày có thể là triệu chứng của một trình trạng khác tiềm ẩn như buồng trứng đa nang, rối loạn phóng noãn,… khiến phụ nữ chậm có con.

Các bất thường về độ dày nội mạc tử cung chỉ có thể phát hiện qua siêu âm, do đó phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên duy trì khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời, hạn chế ảnh hưởng tới kế hoạch sinh con của nữ giới.

Kích thước của niêm mạc tử cung đóng vai trò quyết định trong quá trình thụ thai và nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Nội mạc tử cung có độ dày từ 8-10mm được coi là kích thước lý tưởng nhất cho quá trình thụ thai ở phụ nữ. Đây là lúc mà trứng có thể làm tổ và phát triển thành thai nhi khỏe mạnh. Sau khi kết thúc chu kỳ hành kinh trong tháng và lúc này lớp nội mạc tử cung có độ dày khoảng 8-14mm kể cả sau ngày hành kinh thì đây chính là dấu hiệu đáng mừng cho thấy mẹ đã thụ thai thành công. Niêm mạc tử cung được đo ở ngày 12 chu kì trước khi chuyển qua pha hoàng thể là 7-14mm thì cho tỷ lệ thụ thai là không đổi và lớn nhất, ngoài khoảng đó ra thì tỷ lệ giảm dần.

Độ dày của tử cung thông thường sẽ dao động từ 3-16mm và sẽ có sự thay đổi theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Không phải người phụ nữ nào cũng có vòng tuần hoàn bình thường vì còn phụ thuộc vào cơ địa, chế độ sinh hoạt thường ngày. Việc niêm mạc quá dày hay quá mỏng chính là thước đo chính xác về tình trạng cơ thể của người phụ nữ. Mặt khác, kích thước của niêm mạc cũng sẽ tác động đến quá trình thụ thai của người mẹ. Từ đó, những nguy cơ gây vô sinh, hiếm muộn cũng sẽ xuất hiện.

Để giảm thiểu những yếu tố gây ra nguy cơ cho quá trình mang thai của người mẹ, thì điều trị nội mạc tử cung bất thường là điều tiên quyết và vô cùng cân thiết.

Hiện tượng nội mạc tử cung mỏng xảy ra do các nguyên nhân:

– Thiếu hụt estrogen

– Lớp nội mạc tử cung bị tổn thương nặng nề do nạo phá thai quá nhiều

– Cơ thể thiếu máu

Đối với từng nguyên do, người phụ nữ cần đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sỹ đưa ra những phác đồ điều trị cụ thể. Ví dụ như: thiếu hụt estrogen thì cần phải bổ sung ngay lượng estrogen phù hợp, niêm mạc mỏng do cơ thể thiếu máu cần sử dụng những loại thuốc hỗ trợ kết hợp cùng chế đô ăn uống hợp lý,…

Tình trạng nội mạc tử cung dày là trường hợp dễ gặp ở những phụ nữ béo phì, người đang mắc bệnh lý buồng trứng đa nang hoặc người đang sử dụng các sản phẩm thuốc có chứa thành phần estrogen nhưng lại thiếu đi progestrogen.

Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ sử dụng các hormone để thiết lâp lại sự cân bằng của cả estrogen và progestrogen trong cơ thể phụ nữ. Tuy nhiên, nếu chưa thành công thì người bệnh nên hút guồng sinh thiết niêm mạc để loại trừ ung thư niêm mạc tử cung.

Sự dày hay mỏng của nội mạc tử cung có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mang thai của phụ nữ, vậy nên khi nhận thấy cơ thể có bất kỳ bất thường nào thì các chị em phụ nữ cần tìm đến ngay những bệnh viện uy tín để khám xét và chữa trị kịp thời.

Đối với mỗi người mẹ, mang thai luôn là một hành trình ý nghĩa và đầy tự hào. Vậy nên khi đang có dự định mang thai thì người phụ nữ cần chuẩn bị những hành trang, kiến thức đầy đủ để đảm bảo quá trình này thật an toàn và khỏe mạnh.

– Tập thể dục mỗi ngày: Đi bộ là phương pháp đơn giản nhất tạo sự chuyển động của hông giúp thúc đẩy lượng máu chảy vào tử cung, hỗ trợ làm dày lớp nội mạc tử cung. Yoga cũng là bài tập tuyệt vời để tăng tuần hoàn cho các cơ quan sinh sản.

– Để tử cung nghỉ ngơi: Không nên lạm dụng thuốc kích trứng quá 3 chu kỳ mà hãy để tử cung được nghỉ ngơi, nhằm phục hồi lớp niêm mạc. Trong thời gian này, bạn hãy nuôi dưỡng một tử cung khỏe mạnh bằng các thực phẩm hữu cơ.

Sữa ong chúa

– Sữa ong chúa: Một nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản cho thấy sữa ong chúa có tác dụng giống estrogen của con người, có thể hỗ trợ những chị em có nồng độ estrogen thấp. Dùng 1 thìa cà phê sữa ong chúa, mỗi ngày 1-2 lần có tác dụng giúp làm dày niêm mạc tử cung. Tuy nhiên, nếu bạn có huyết áp thấp nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

– Sử dụng thực phẩm giàu chất sắt: Lựa chọn tốt là củ cải đường, rau bina, đậu, thịt đỏ, hạt bí đỏ, mật mía, măng tây, cam, dâu tây, bông cải xanh, cà chua và tiêu xanh…Những thực phẩm này rất tốt cho phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng.

– Bổ sung thực phẩm giàu vitamin E: Giúp làm dày nội mạc tử cung cho những chị em có nội mạc tử cung mỏng, yếu.

– Bổ sung đậu nành hoặc tinh chất mầm đậu nành: Đậu nành là thực phẩm rất giàu phytoestrogen – rất tốt cho phụ nữ có nội mạc tử cung mỏng.

– Lá mâm xôi: Giàu carotenoid có tác dụng chống oxy hóa đồng thời rất giàu vitamin, acid citric, sắt, canxi, phốt pho…lá mâm xôi được đánh giá là một loại vitamin tự nhiên của tử cung.

Quả mâm xôi

– Vật lý trị liệu: Bên cạnh chế độ luyện tập, nghỉ ngơi và ăn uống nhiều chuyên gia cho rằng các phương pháp vật lí trị liệu như massage, bấm huyệt, châm cứu có thể giúp phục và làm dày niêm mạc tử cung.

Xem thêm các bài viết khác thuộc chuyên mục kiến thức: //ivfhongngoc.com/kien-thuc-vi/ 

Liên hệ Trung tâm IVF Hồng Ngọc nếu có bất cứ thắc mắc về vấn đề vô sinh hiếm muộn.

Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc bao phủ toàn bộ bề mặt của tử cung, nằm ở phía bên trong, mềm và xốp. Lớp niêm mạc này được đánh giá là một trong những cấu trúc quan trọng của người phụ nữ, có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Cụ thể độ dày/ mỏng của lớp niêm mạc tử cung có khả năng quyết định quá trình làm tổ của trứng đã được thụ tinh và sự phát triển của thai nhi.

Tìm hiểu nội mạc tử cung là gì? Bao nhiêu là bình thường? Phương pháp xử lý nội mạc tử cung bất thường

Nội mạc tử cung còn được gọi là niêm mạc tử cung. Đây chính là một là lớp niêm mạc bao phủ toàn bộ bề mặt của tử cung, nằm ở phía bên trong, mềm và xốp. Sự phát triển của niêm mạc tử cung phụ thuộc vào nồng độ hormone estrogen trong cơ thể của người phụ nữ.

Niêm mạc tử cung là cấu trúc quan trọng của người phụ nữ, có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Theo kết quả nghiên cứu độ dày mỏng của lớp niêm mạc tử cung có khả năng quyết định quá trình làm tổ của trứng đã được thụ tinh và sự phát triển của thai nhi.

Nhờ vào sự tác động của nồng độ hormone sinh dục nữ estrogen, nội mạc tử cung sẽ phát triển và trở nên dày lên. Độ dày này tùy thuộc vào từng thời điểm cụ thể trong tháng. Trong đó lớp niêm mạc tử cung dày lên là biểu hiện cho thấy cơ quan này đã sẵn sàng cho việc nuôi dưỡng và bảo vệ trứng đã thụ tinh trong thời gian trứng làm tổ. Quá trình này sẽ xảy ra ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên nếu trứng không được thụ tinh và không làm tổ, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong tróc, sau đó được đẩy ra ngoài cơ thể cùng với máu tạo ra kinh nguyệt. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiệu tượng hành kinh ở nữ.

Trong trường hợp quá trình thụ thai diễn ra thì hormone sinh dục nữ estrogen sẽ tiếp tục tác động vào sự phát triển của niêm mạc tử cung. Từ đó khiến lớp niêm mạc này dày hơn để bảo vệ trứng và nuôi dưỡng thai nhi.

Cấu tạo của nội mạc tử cung gồm 2 phần, đó là mô đệm và mô trụ tuyến, gồm 2 lớp là lớp lông (lớp nội mạc tuyến) và lớp đáy (lớp nội mạc căn bản). Trong đó lớp nội mạc căn bản mỏng, độ dày không thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Ngược lại lớp nội mạc tuyến thường xuyên thay đổi độ dày do chịu sự tác động của nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt.

Ở phụ nữ, độ dày của nội mạc tử cung được gọi là bình thường khi lớp niêm mạc tử cung dày từ 8 đến 12mm ở giữa chu kỳ kinh nguyệt (trong giai đoạn gần ngày rụng trứng) và độ có dày 3 đến 4mm sau khi vừa hành kinh.

Cấu tạo của nội mạc tử cung gồm hai phần đó là mô trụ tuyến và mô đệm, gồm hai lớp là lớp nội mạc tuyến và lớp nội mạc căn bản

Nội mạc tử cung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thụ thai và bảo vệ sự phát triển của thai nhi trong suốt quá trình mang thai ở phụ nữ. Mỗi tháng, lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên do chịu sự tác động của hormone sinh dục nữ. Khi đó cơ quan này sẵn sàng tiếp nhận trứng đã thụ tinh làm tổ.

Nếu sự thụ tinh ở nữ giới không diễn ra, lớp nội mạc tử cung sẽ nhanh chóng bong tróc, di chuyển ra khỏi cơ thể và gây ra sự hành kinh. Sau khi những ngày hành kinh kết thúc, lớp niêm mạc tử cung sẽ nhanh tái tạo mới và phát triển đúng với sinh lý bình thường.

Trong thời gian mang thai, lớp niêm mạc tử cung sẽ ngày càng dày lên, sau đó trở thành một lớp rất đặc biệt với tên gọi là màng rụng. Màng rụng có tác dung bảo vệ phôi thai, cung cấp chất dinh dưỡng giúp nhau thai và phôi thai phát triển. Do phôi thai làm tổ, được bảo vệ và phát triển trong lòng tử cung nên mức độ dày/ mỏng của nội mạc tử cung đều ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của người phụ nữ.

Đối với sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, độ dày của nội mạc tử cung là một yếu tố có khả năng tác động trực tiếp đến khả năng thụ thai và sinh con của người phụ nữ. Đối với một người phụ nữ trưởng thành, độ dày nội mạc tử cung bình thường là:

  • Ngày bình thường: Niêm mạc tử cung có độ dày từ 7 đến 8mm.
  • Sau khi hành kinh: Niêm mạc tử cung có độ dày từ 3 đến 4mm.
  • Giai đoạn sát ngày rụng trứng, giữa chu kỳ kinh: Niêm mạc tử cung có độ dày từ 8 đến 12mm.
  • Giai đoạn sắp hành kinh: Niêm mạc tử cung có độ dày từ 12 đến 16mm. Trong giai đoạn này, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra ngoài nếu quá trình thụ thai không xảy ra, sau đó tạo thành kinh nguyệt.

Trong một vài trường hợp ít gặp, độ dày của niêm mạc tử cung có dấu hiệu tăng lên trên 10mm, duy trì ở mỗi tháng. Trong một số trường hợp khác, độ dày của niêm mạc tử cung chi đạt mức 3mm, độ dày này duy trì ngay cả trong những ngày bình thường.

Niêm mạc tử cung có độ dày từ 12 đến 16mm trong giai đoạn sắp hành kinh và từ 3 đến 4mm sau khi hành kinh là bình thường

Về bản chất, nội mạc tử cung là một lớp mỏng. Dưới sự tác động liên tục của hormone trong thời kỳ mang thai cùng nhiều yếu tố thay đổi khác trong cơ thể, nội mạc tử cung sẽ nhanh chóng dày lên và trở thành màng rụng. Màng rụng hoạt động tương tự như một lớp màng chắn giúp thai nhi an toàn trong cổ tử cung và cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Vì thế, có thể nói độ dày của lớp niêm mạc tử cung mang tính quyết định trong quá trình làm tổ và phát triển của thai nhi.

Độ dày của lớp niêm mạc tử cung khác nhau ở từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên dựa trên độ dày chuẩn thì 10mm không phải là mỏng nhưng cũng chưa được đánh giá là lớp niêm mạc tử cung dày. Niêm mạc tử mỏng khi có độ dày từ 7 đến 8mm. Niêm mạc tử dày khi có độ dày từ trên 20mm

Khả năng thụ thai của nữ giới sẽ bị ảnh hưởng khi niêm mạc tử cung mỏng quá mức hoặc dày quá mức.

Niêm mạc tử mỏng khi có độ dày từ 7 đến 8mm. Lúc này việc thụ thai sẽ trở nên khó khăn. Nguyên nhân là do niêm mạc tử cung mỏng khiến phôi thai không thể bám vào lòng tử cung và không thể làm tổ.

Trong một số trường hợp, quá trình thụ thai, làm tổ và hình thành thai nhi vẫn diễn ra mặc dù niêm mạc tử cung quá mỏng. Tuy nhiên do nội mạc tử cung quá mỏng nên không thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phục vụ cho quá trình nuôi dưỡng bào thai phát triển. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bào thai.

Mặt khác, đối với những trường hợp có niêm mạc tử cung mỏng, khả năng giữ lại thai trong tử cung và duy trì sự phát triển trong suốt quá trình mang thai vẫn rất khó khăn. Điều này xảy ra là do lớp niêm mạc tử cung mỏng quá mức không thể bảo vệ và không đủ khả năng giữ thai nhi lại. Khi đó thai nhi sẽ có nguy cơ cao bị bong ra dẫn đến sảy thai hoặc gây ra hiện tượng thai chết lưu.

Niêm mạc tử cung mỏng quá mức khiến phôi thai không thể bám vào lòng tử cung và không thể làm tổ, khó thụ thai

Niêm mạc tử cung dày quá mức là tình trạng lớp niêm mạc tử cung có độ dày trên 20mm. Đối với những trường hợp có niêm mạc tử cung quá dày thường rất dễ mắc chứng rong kinh, vô kinh, rối loạn phóng noãn hoặc đa nang buồng trứng. Chính vì thế khả năng thụ thai ở trường hợp này là điều rất khó.

Niêm mạc tử cung dày quá mức là do nội tiết tố estrogen trong cơ thể của người phụ nữ được sản xuất quá mức, kích thích sự phát triển của lớp niêm mạc tử cung và khiến lớp niêm mạc dày lên. Điều này khiến quá trình làm tổ của thai nhi bị ảnh hưởng.

Từ những thông tin trên có thể thấy, nếu nồng độ hormone sinh dục nữ estrogen bị đẩy lên quá cao khiến niêm mạc tử cung dày quá mức, nữ giới sẽ đối mặt với nhiều vấn đề không mong muốn và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản. Vì thế nữ giới cần kiểm tra định kỳ và áp dụng các phương pháp xử lý khi cần thiết.

Do chịu sự tác động của nhiều yếu tố nên nội mạc tử cung có thể mỏng hơn hoặc dày hơn so với bình thường. Trong đó niêm mạc tử cung mỏng thường xuất hiện trong những trường hợp sau:

  • Nồng độ hormone sinh dục nữ estrogen trong cơ thể thấp.
  • Nữ giới duy trì lối sống ít tập luyện thể thao và ít vận động.
  • Mắc những bệnh lý liên quan đến tử cung như viêm nhiễm, u, polyp…
  • Thực hiện nạo hút thai nhiều lần.
  • Nữ giới bị thiếu máu.
  • Xuất hiện biến chứng sau phẫu thuật hay những thủ thuật ở tử cung và gây ra tình trạng dính niêm mạc tử cung.

Những yếu tố tác động khiến niêm mạc tử cung dày quá mức:

  • Niêm mạc tử cung dày quá mức chủ yếu là do nồng độ hormone estrogen trong cơ thể của nữ giới tăng quá mức. Từ đó gây ra sự tăng sinh quá mức của niêm mạc tử cung.
  • Mắc bệnh buồng trứng đa nang.
  • Béo bì làm tăng nguy cơ dày lên của lớp niêm mạc tử cung.
  • Sử dụng liên tục những loại thuốc có chứa estrogen không kèm theo progesterone.
Sự tăng hoặc giảm quá mức nồng độ hormone sinh dục nữ estrogen làm ảnh hưởng đến độ dày của nội mạc tử cung

Khả năng sinh con của nữ giới sẽ được nâng cao khi những bất thường về nội mạc tử cung được giải quyết. Chính vì thế khi nhận thấy khó thụ thai hoặc cơ thể những dấu hiệu bất thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt (rong kinh, vô kinh…) nữ giới cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa sản phụ để được thăm khám và điều trị.

Thông thường các phương pháp điều trị niêm mạc tử cung bất thường sẽ dựa vào mức độ dày/ mỏng của niêm mạc tử cung. Cụ thể:

Thông thường những phương pháp dùng trong điều trị niêm mạc tử cung mỏng sẽ dựa vào các nguyên nhân gây bệnh, gồm: Nạo phá thai khiến lớp niêm mạc tử cung bị tổn thương, thiếu hụt estrogen, mô tuyến của lớp niêm mạc tử cung bị rối loạn và phát triển bên trong cơ thành của tử cung, thiếu máu… Vì thế sau khi có kết quả thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ lựa chọn pháp đồ điều trị thích hợp với từng nguyên nhân.

Đối với trường hợp thiếu hụt estrogen, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bệnh nhân sử dụng liệu pháp hormone nhằm cải thiện nội tiết tố. Từ đó giúp làm dày và đảm bảo sự phát triển bình thường.

Đối với những trường hợp thiếu máu hoặc tổn thương niêm mạc tử cung do nạo phá thai, bệnh nhân sẽ được áp dụng một số biện pháp bổ sung sắt để kích thích cơ thể tạo hồng cầu. Đồng thời sử dụng thuốc làm dịu tổn thương tại niêm mạc tử cung và nâng cao khả năng mang thai của nữ giới.

Tình trạng tăng sinh niêm mạc tử cung thường xảy ra ở phụ nữ béo phì, mắc bệnh buồng trứng đa nang hoặc dùng những loại thuốc chứa estrogen liên tục trong thời gian dài mà không kèm theo progesterone. Trong đó niêm mạc tử cung dày quá mức chủ yếu là do nồng độ hormone estrogen trong cơ thể của nữ giới tăng quá mức.

Đối với trường hợp này, bệnh nhân sẽ được áp dụng liệu pháp hormone để điều chỉnh nồng độ hormone sinh dục nữ cũng như tái thiết lập sự cân bằng giữa progesterone và estrogen. Phương pháp điều trị này sẽ giúp làm tăng khả năng thụ thai ở nữ giới.

Điều trị niêm mạc tử cung dày bằng cách dùng thuốc để tái thiết lập sự cân bằng giữa progesterone và estrogen

Bài viết là thông tin xoay quanh vấn đề “Nội mạc tử cung là gì? Bao nhiêu là bình thường? Phương pháp điều trị nội mạc tử cung bất thường”. Thông qua những thông tin này, hi vọng người bệnh có thể hiểu hơn về cấu tạo, vị trí và vai trò của nội mạc tử cung. Đồng thời nắm bắt được những vấn đề có thể xảy ra khi niêm mạc tử cung dày hoặc mỏng quá mức. Điều này sẽ giúp có những phương pháp điều trị thích hợp, điều chỉnh sự phát triển của niêm mạc và giúp nâng cao khả năng thụ thai.

Bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ đề