Một số người có thể bị cắt túi mật nhưng vẫn sống bình thường vì sao

Túi mật là một bộ phận của đường dẫn mật ngoài gan, nằm trong hố túi mật. Nó có nhiệm vụ dự trữ, cô đặc và điều tiết dòng chảy của dịch mật xuống tá tràng để giúp tiêu hóa chất béo sao cho phù hợp với nhịp độ bữa ăn.

Túi mật thường bị cắt bỏ khi bị viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính, có sỏi quá to gây đau hoặc tắc đường mật, viêm teo túi mật, ung thư túi mật… nhưng nguyên nhân chủ yếu phải cắt túi mật là do sỏi túi mật. Sau khi bị cắt túi mật, dịch mật tiết ra từ gan được đưa thẳng xuống tá tràng, không được cô đặc và dự trữ ở túi mật nên có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và có thể gây ra một số biến chứng trong đó có hội chứng sau cắt túi mật.    

Hội chứng sau cắt túi mật là gì? (Postcholecystectomy- PCS)

Bao gồm những dấu hiệu, triệu chứng xảy ra ngay sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật hoặc bị dai dẳng kéo dài nhiều năm. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của PCS là đau, chẳng hạn như đau nhói hay âm ỉ ở vùng bụng dưới. Ngoài ra, còn có thể có các triệu chứng khác như viêm dạ dày, sốt, buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, hay vàng da.

Thông thường, hội chứng sau cắt túi mật không kéo dài quá lâu mà khi cơ thể thích nghi thì nó sẽ giảm dần và biến mất. Nhưng ngược lại, cũng có nhiều trường hợp bị kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống sau này của người bệnh.

Nguyên nhân của hội chứng sau cắt túi mật

Có nhiều nguyên nhân được cho là gây nên hội chứng này, bao gồm:

  • Tổn thương đường mật sau phẫu thuật

  • Hẹp lòng ống mật

  • Rò rỉ dịch mật sau phẫu thuật

  • Nhiễm khuẩn đường mật, vết mổ hoặc ổ bụng

  • Sự bất thường trong quá trình lưu thông dịch mật xuống đường tiêu hóa sau cắt bỏ túi mật

  • Sót sỏi trong đường mật hoặc ống tụy

  • Rối loạn hoạt động cơ vòng Oddi

  • Khối u đường mật trong gan

  • Viêm dạ dày; trào ngược dạ dày, thực quản

  • Hội chứng ruột kích thích

  • Căng thẳng, stress và các yếu tố tâm lý liên quan

Đặc biệt những người phải cắt túi mật nhưng không do sỏi, cắt túi mật trong những trường hợp cấp cứu, người trẻ hoặc người có tiền sử mắc hội chứng ruột kích thích có nguy cơ gặp phải hội chứng này cao hơn bình thường.

Cách điều trị khi mắc hội chứng sau cắt túi mật

Thông thường sau khi chẩn đoán và xác định chính xác nguyên nhân gây nên triệu chứng và biến chứng của PCS, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp có thể là điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa tùy theo từng trường hợp nhất định.

Điều trị nội khoa

Thay đổi chế độ ăn uống, dùng thuốc để điều trị và cải thiện triệu chứng. Nếu người bệnh gặp hội chứng ruột kích thích sẽ cần điều chỉnh chế độ ăn tăng cường chất xơ, kết hợp dùng thuốc giảm co thắt cơ. Thuốc giúp loại bỏ bớt acid mật trong đường tiêu hóa để kiểm soát tình trạng tiêu chảy.

Với những người gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày thực quản sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton hoặc kháng histamin để điều trị hạn chế hiện tượng trào ngược.

Đặc biệt, người bị cắt túi mật nên ăn uống những thực phẩm dễ tiêu, hạn chế mỡ và những đồ ăn chiên rán; vừa ăn vừa thăm dò với lượng thức ăn từ ít đến nhiều, nếu không thấy xuất hiện những khó chịu nào đáng kể thì có thể trở lại ăn uống bình thường.

Can thiệp ngoại khoa

Thường chỉ được chỉ định khi xác định chính xác nguyên nhân gây PCS cần thiết phải can thiệp ngoại khoa (thường là sót sỏi trong ống mật hoặc rối loạn hoạt động cơ vòng Oddi). Phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) thường được chỉ định vừa để thăm dò, đồng thời vừa để lấy sỏi còn lại trong đường mật.

Những nguyên nhân liên quan đến mật - tụy, rối loạn hoạt động cơ vòng Oddi có thể được chỉ định phẫu thuật tái tạo cơ vòng Oddi qua tá tràng.

Cơ thể chúng ta thực sự là một cỗ máy sinh học kỳ diệu, sau phẫu thuật cắt túi mật, cơ thể cần một thời gian thích nghi với việc thiếu vắng túi mật, chức năng tiêu hóa trở lại bình thường thì sẽ không lo lắng vì “hội chứng sau cắt túi mật” nữa. Tuy nhiên, nếu vẫn còn gặp phải các dấu hiệu như đau bụng, chậm tiêu, tiêu chảy hoặc vàng da… trong thời gian dài tốt nhất cần sớm đến cơ sở y tế để thăm khám và xử trí kịp thời.

Xem thêm: Tư vấn về biến chứng sỏi túi mật và cắt túi mật nội soi

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Vũ Văn Quân - Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Cắt túi mật nội soi là phẫu thuật cắt bỏ túi mật, một cơ quan hình quả lê nằm bên dưới gan. Thông thường, phẫu thuật cắt túi mật nội soi không nguy hiểm, nhưng sau khi phẫu thuật vẫn cần chú ý một số điểm để sức khỏe người bệnh phục hồi nhanh nhất.

  • Hai giờ đầu tiên sau phẫu thuật cắt túi mật nội soi, bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu bất thường như đau, hoặc các dấu hiệu sinh tồn khác.
  • 6 đến 8 giờ sau khi kết thúc phẫu thuật, người bệnh có thể được ăn và vận động nhẹ nhàng để giúp lưu thông máu, tăng vận động đường mật nhằm giảm đau viêm sau thủ thuật và giảm đầy trướng bụng. Để tránh ứ dịch ở phổi, trong những ngày ở viện bạn cần tập hít sâu, thở chậm và thở bằng cơ bụng.
  • Ngày đầu tiên sau phẫu thuật, người bệnh được theo dõi các dấu hiệu biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu, rò rỉ mật. Thời điểm này cần chú ý đến các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau, nôn, sốt... để kịp thời thông báo cho bác sĩ điều trị.
  • Sau phẫu thuật, bạn có thể được về nhà sau 2 - 3 ngày nằm viện và có thể bắt đầu hồi phục. Tuy nhiên trong tuần đầu tiên, hầu hết mọi người vẫn thấy bị đau, nhưng tình trạng này sẽ được cải thiện dần trong 2 - 3 tuần tiếp theo.
  • Không để nhiễm nước vào vết mổ (đặc biệt trong thời gian 2 ngày sau mổ). Bạn vẫn có thể tắm hoặc vệ sinh cá nhân nhưng cần giữ cho vết mổ sạch và khô. Không tự ý bôi thuốc mỡ hoặc bất kỳ thứ gì khác lên vết mổ khi chưa lành.
  • Khi sức khỏe cho phép, người bệnh nên rời giường đi lại nhẹ nhàng để giúp cơ thể hồi phục tốt hơn.

Trong tuần đầu tiên sau mổ nội soi hầu hết mọi người vẫn bị đau

Thời gian cần để hồi phục hoàn toàn sau phẫu thuật phụ thuộc vào loại phẫu thuật cắt túi mật và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Thông thường với phẫu thuật cắt túi mật nội soi, bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống bình thường chỉ sau một vài ngày.

Phẫu thuật cắt bỏ túi mật bằng phương pháp nội soi rất ít tai biến nên không nguy hiểm và cũng không ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ. Thời gian đầu sau mổ người bệnh sẽ cảm thấy đau nhiều vùng hạ sườn phải, đây là điều bình thường và sẽ cải thiện dần theo thời gian.

Do túi mật đã được cắt bỏ, nên gan sẽ tiết dịch mật vào các bữa ăn để giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ chất béo, vitamin như bình thường.

Sau đó, dịch mật sẽ đi trực tiếp từ gan đến tá tràng để tiêu hóa thức ăn. Do đó, trong thời gian đầu bạn có thể bị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chán ăn, chậm tiêu, ngứa bụng... Sau một thời gian, cơ thể sẽ thích ứng với thay đổi này và các triệu chứng biến mất.

Nên lựa chọn sữa có nguồn gốc thực vật như sữa đậu nành

Sau cắt bỏ túi mật, chức năng tiêu hóa có thể bị rối loạn và khả năng hấp thu chất béo bị giảm. Người bệnh dễ bị đầy trướng bụng, khó tiêu khi ăn thức ăn có dầu mỡ, dễ bị tiêu chảy hoặc trào ngược dịch mật gây viêm dạ dày.

Mặt khác, túi mật chỉ là một phần của đường mật, vì thế, cắt túi mật không có nghĩa là không bị sỏi mật nên việc dự phòng sỏi mật thông qua chế độ dinh dưỡng khoa học rất quan trọng để làm giảm thiểu tất cả những khó chịu này.

Để có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sau khi cắt túi mật, trước hết hãy bắt đầu bằng cách lựa chọn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe tiêu hóa như chứa ít cholesterol, giàu chất xơ hòa tan và không sinh hơi.

Tránh chất béo có nguồn gốc từ động vật như mỡ động vật, nội tạng động vật vì chúng chứa nhiều cholesterol vừa gây khó tiêu, lại làm tăng áp lực lên hệ thống gan mật. Các loại sữa béo hoặc sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ sữa, sữa nguyên kem, sữa đặc... cũng cần tránh vì chúng sẽ khiến bạn bị đau bụng, đầy trướng.

Nếu có uống sữa, hãy lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc thực vật như sữa đậu nành. Lựa chọn chất béo thay thế là nguồn chất béo tốt, chưa no từ thực vật như dầu oliu, quả bơ, dầu cải, dầu hướng dương.

Nguồn đạm từ thực phẩm rất phong phú nhưng với những người đã cắt bỏ túi mật trong thời gian đầu sau mổ cần tránh những loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt heo vì chúng chứa nhiều cholesterol.

Thay vào đó nên chọn thịt trắng như thịt gà bỏ da, cá, đạm thực vật như đậu hũ, đậu nành. Trong giai đoạn hồi phục, người bệnh cần ăn tăng chất đạm để bù lại nguồn năng lượng bị giảm do hạn chế chất béo.

Chất xơ rất cần thiết để kích thích nhu động ruột hoạt động bình thường trở lại, đồng thời chúng cũng giúp hạn chế sự kích ứng của axit mật lên niêm mạc đường ruột. Tuy nhiên cần bổ sung từ từ, không ăn quá nhiều trong thời gian đầu vì có thể gây trướng bụng, sinh hơi.

Chất xơ rất cần thiết để kích thích nhu động ruột hoạt động bình thường trở lại

Trong 2 - 3 ngày đầu tiên: Chỉ nên ăn thức ăn lỏng dễ tiêu như cháo, súp, nước ép từ trái cây ít ngọt và nước lọc hoặc một chút rau xanh. Nên ăn làm nhiều bữa trong ngày, mỗi lần một lượng nhỏ để đảm bảo có đủ dịch mật tiêu hóa thức ăn.

Từ 1 đến 2 tuần tiếp theo: Ở giai đoạn này, chức năng tiêu hóa chưa phục hồi toàn toàn nên người bệnh vẫn duy trì các thức ăn dễ tiêu như súp, trái cây, cơm mềm, bột yến mạch, thịt gà, cá, ăn thêm chuối nếu có táo bón.

3 tuần tiếp theo sau mổ cắt túi mật: Bạn có thể chuyển dần dần sang chế độ ăn đặc với những thực phẩm nhiều chất xơ như trái cây, ngũ cốc, cá, thịt gà nhưng vẫn cần hạn chế thịt bò, thịt lợn. Nguồn chất béo tốt từ hạt lanh, quả bơ, cá cũng rất tốt vì chúng chứa các acid béo không no như omega 3, omega 6.

Không sử dụng cà phê, chất kích thích hay đồ chiên xào hoặc gia vị cay như ớt, tỏi, muối tiêu vì chúng có thể khiến bạn đau bụng hoặc làm trầm trọng tình trạng táo bón

Cắt túi mật là cách duy nhất để điều trị sỏi túi mật có triệu chứng. Hầu hết mọi người sẽ không có vấn đề nghiêm trọng về tiêu hóa sau phẫu thuật. Một số người có thể có phân lỏng thường xuyên mặc dù nó sẽ biến mất theo thời gian. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ thay đổi hoặc triệu chứng nào xảy ra với thói quen đại tiện của mình.

Hiện nay, tất cả các bệnh viện thuộc hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đều áp dụng kỹ thuật mổ nội soi cắt túi mật hiện đại trong điều trị các bệnh lý về túi mật hiện nay. Những ưu điểm khi mổ nội soi cắt túi mật tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec bao gồm:

  • Vinmec sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại, máy móc y tế tiến tiến hàng đầu, hỗ trợ tối đa cho quá trình phẫu thuật;
  • Cơ sở vật chất hiện đại, môi trường vô trùng đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, hạn chế biến chứng;
  • Đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, dày dặn kinh nghiệm, có thể ứng biến và xử lý kịp thời khi có các vấn đề bất thường;
  • Bệnh nhân được chăm sóc và theo dõi sát sao sau phẫu thuật, được nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe tại phòng bệnh đạt tiêu chuẩn 5 sao, đầy đủ tiện nghi.

Từ tháng 10/2019, Bệnh viện Vinmec Hải Phòng đón các chuyên gia đầu ngành về Tiêu hóa – Gan, mật, tụy từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đến thăm khám định kỳ bệnh lý dạ dày, thực quản, đại trực tràng, gan, lách, đường mật, tụy, rò hậu môn, sa trực tràng, sàng lọc ung thư tiêu hóa... Khi người bệnh có yêu cầu, TS.BS cao cấp Lê Văn Thành – Chủ nhiệm Khoa phẫu thuật Gan mật tụy – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sẽ trực tiếp mổ. Lịch khám vào thứ 7, lịch mổ vào ngày Chủ nhật để khách hàng dễ dàng sắp xếp thời gian cá nhân và có thêm thời gian phục hồi sau can thiệp.

Để được tư vấn chi tiết về kỹ thuật mổ nội soi cắt túi mật tại Vinmec, quý khách có thể đến trực tiếp hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc liên hệ đặt khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Loại bỏ hàng chục viên sỏi mật với phương pháp “đột phá” trong chữa sỏi mật, PGS.TS.BS Phạm Đức Huấn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề