Riêu cua để được bao lâu

Ngộ độc vì bát canh cua từ hôm trước

Bà Nguyễn Thị Lừ (ở Yên Mỹ, Hưng Yên) mới đây đã bị ngộ độc mà nguyên nhân từ việc tiếc bát canh cua để lại từ bữa trước. Trước đó, bà hì hục mua cua về nấu canh. Tối hôm đó ăn không hết, tiếc công làm nên bà cất bát canh thừa vào trong tủ lạnh để hôm sau ăn tiếp. Ngày hôm sau, bà lấy bát canh cua ra ăn. Do trời nóng, trong khi mở nắp hộp ra canh vẫn sánh màu vàng nên bà để lạnh ăn với cà cho mát mà không đun lại.

Ảnh minh họa

Ăn được khoảng 30 phút, bà kêu đau bụng, chân tay bủn rủn, người lạnh toát. Dù đã uống thuốc berberin nhưng bà không đỡ mà cảm giác đau bụng mạnh hơn, đi ngoài liên tục rồi lả đi. Người nhà nhanh chóng đưa đi cấp cứu nên rất may bà đã không bị nguy hiểm đến tính mạng. Bác sỹ cho biết bà bị ngộ độc cua đồng.

“Tôi vẫn hay có thói quen để thức ăn thừa như thịt, cá, tôm… để lại ăn tiếp cho bữa sau. Thường thì tôi vẫn đun lại nhưng hôm đó bỏ canh cuađể tủ lạnh ra, trời lại đang nóng nên tôi không đun. Nghĩ ăn canh vậy không sao, nào ngờ lại đau bụng, đi ngoài rồi lả đi. Sau khi được bác sỹ cho uống thuốc và nôn ra hết thức ăn, người nhẹ hẳn và hết đau bụng”, bà Lừ kể lại.

TS Bùi Quang Tề - chuyên gia bệnh học thủy sản (nguyên Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) cho biết, canh cua giàu chất đạm, lại có vị tanh nên rất dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu sau khi tiếp xúc với môi trường. Nhất là thời tiết nắng nóng hiện nay, thức ăn lại càng dễ bị nhiễm khuẩn khi để từ hôm trước. Nếu người dùng không biết chế biến, bảo quản đúng cách rất dễ gây ngộ độc.

Khi chế biến cua đồng nên chế biến đến đâu sử dụng đến đó là tốt nhất. Việc nấu lại cua không những làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể thịt cua bị biến chất, gây độc. Canh cua để lâu, khi ăn nguy cơ bị tiêu chảy, ngộ độc… là rất cao. Biểu hiện ngộ độc nhẹ thì tiêu chảy, nặng thì mất nước trụy mạch và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Điều đáng nói, hầu hết các thủy sản đều có nhiễm ký sinh trùng. Trong đó, cua là loại đáng lo ngại nhất vì mang ký sinh trùng nguy hiểm là ấu trùng sán lá phổi Paragonimus. Ấu trùng này sống rất lâu, ngay cả ở nhiệt độ cao. Ăn cua chế biến chưa kỹ thì rất dễ bị sán ký sinh. Nếu ký sinh trùng lên não thì sẽ gây ra động kinh, ở phổi làm hại phổi gây ho khạc ra máu, tức ngực…

Bên cạnh đó, nhiều người nội trợ lại có thói quen mua cua đã được chế biến sẵn về nấu để tiết kiệm thời gian. Nhưng điều này tiềm ẩn nhiều hiểm họa bởi người bán thường không rửa kỹ và loại bỏ cua chết mà cho xay luôn. Cua chết không chỉ làm cho món ăn kém thơm ngon mà chứa độc tố gây hại. Trong cua chết có chứa độc tố axít amin histidine. Cua chết để càng lâu thì lượng độc tố này sinh ra càng nhiều.

Ăn cua đúng cách

Theo ThS. BS Doãn Thị Tường Vi - Phòng khám dinh dưỡng (Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội), khi ăn quả hồng không nên ăn kèm với cua. Cua rất giàu protein mà quả hồng lại chứa tanin và pectin. Tanin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột. Khi chất tanin kết hợp với protein trong cua sẽ khiến việc tiêu hóa chậm hơn, dễ tạo đông vón thực phẩm. Chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, nặng có thể tạo thành sỏi…

Ngoài ra, mọi người cũng cần lưu ý khi ăn cua xong không nên uống trà ngay vì trà cũng có chất tanin. Khi vào cơ thể, trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn dẫn đến đau bụng đi ngoài. Tốt nhất, uống trà sau khoảng 1h ăn cua.

Nhiều người cho rằng, cứ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là không lo ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo đây là cách hiểu sai lầm, bởi sử dụng tủ lạnh không đúng cách cũng có thể gây hư hỏng thực phẩm dẫn đến ngộ độc. Nếu để thức ăn lâu trong tủ lạnh sẽ làm cho nó biến chất và không ngon. Chỉ nên để thức ăn trong tủ lạnh trong vòng từ 1 - 3 ngày.

Cần giữ các loại thực phẩm dễ ôi thiu ở nhiệt độ dưới 5oC, không để lẫn thức ăn đã nấu chín với thức ăn chưa nấu. Trước khi cho vào tủ lạnh phải bọc thực phẩm lại bằng nilon kín hoặc cho vào hộp có nắp đậy để tránh lây nhiễm lẫn nhau. Với những thức ăn dở, muốn để lại cần phải đun sôi trở lại, để nguội rồi mới cho vào hộp kín cất tủ lạnh.

Ngoài giá trị dinh dưỡng, trong Đông y, cua đồng được coi là một vị thuốc. Cua đồng vị mặn, mùi tanh, tính lạnh có tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương. Nhưng một số người cần tránh ăn cua đồng: Phụ nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu không nên ăn cua đồng do cua có tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, dễ bị sảy thai hoặc sinh non. Ngoài ra, người bị cảm lạnh, tiêu chảy, bệnh gout, người mới ốm dậy, người bị dị ứng và người có tiền sử cao huyết áp và tim mạch cũng không nên ăn cua đồng. Hàm lượng chất béo trong cua cao khi ăn nhiều sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao làm bệnh tăng nặng.

Theo Báo Gia đình & Xã hội

Bảo quản cua đồng trong tủ lạnh như thế nào là hiệu quả? Cách bảo quản của biển sống? Có thể nói rằng, cua đồng là một loại thực phẩm vừa tươi ngon vừa bổ dưỡng, có hàm lượng dinh dưỡng cao, nên có trong thực đơn của mỗi gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ cách bảo quản cua đồng trong tủ lạnh mà vẫn giữ được độ tươi ngon và không làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có.

Đang xem: Cách bảo quản cua đồng sống trong tủ lạnh

Nếu như ở bài viết trước, Thóc Công Tử đã chia sẻ cho bạn đọc về vấn đề kinh nghiệm kinh doanh hải sản đông lạnh thì ở bài viết này, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu cho bạn cách bảo quản cua đồng trong tủ lạnh.

Cách làm và bảo quản cua, ghẹ

Cách bảo quản cua đồng

Như các bạn cũng đã biết, cách chế biến cua đồng hay ghẹ không hề đơn giản, nếu bạn chế biến và nấu không đúng công thức thì rất có thể sẽ khiến bữa ăn mất ngon và mất đi mùi vị đồng quê đáng có của loại thực phẩm này. Chính vì vậy, ngay sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết cho bạn những phương pháp về cách làm cua đồng.

Làm sạch cua, ghẹ

Đầu tiên, bạn phải biết rằng, cua, ghẹ khi vừa mua và mang về thì đừng vội thả luôn vào nước, lí do vì sau một chặng đường dài vận chuyển, chịu tác động bởi nắng nóng thì nếu bị thả ngay vào nước, cua, ghẹ sẽ xảy ra hiện tượng “chết cảm”.

Lưu ý này áp dụng với cua ghẹ đã được ủ bằng đá cũng tương tự, dù đang tươi sống khi bị ủ bằng đá lạnh thì chân, càng sẽ tê cóng, dễ rụng tức thời ngay khi tiếp xúc với nước. Bạn nên nắm rõ việc này trong cách làm cua đồng cũng như ghẹ biển.

Bước tiếp theo là để nguyên dây trên mình cua, ghẹ nếu có nhằm mục đích an toàn, rồi lấy tay lật cái yếm dưới bụng của cua, ghẹ lên, dùng dao nhọn chọc thẳng vào chỗ hõm dưới bụng của nó, đến khi chân và càng của nó duỗi ra thì lột bỏ yếm và cả phần trứng xốp bên ngoài yếm của nó.

Tiếp theo bạn nên tháo bỏ dây xung quanh, dùng bàn chải tốt nhất là loại bàn chải dùng đánh rang rồi cọ khắp xung quanh cho sạch và sau đó chỉ việc cho vào nồi.

Khi chín tới tức là sau khi sôi vài phút, bạn phải vớt ra ăn nóng ngay nếu không cua, ghẹ sẽ không còn chắc và ngọt nữa.

Xem thêm: Bỏ Túi Cách Bảo Quản Thịt Vịt Luộc Trong Tủ Lạnh, Cách Bảo Quản Vịt Trong Tủ Lạnh Đúng Cách

Mẹo bảo quản lạnh cua, ghẹ sống

Để đảm bảo sự tươi ngon và ngọt của thịt cua thì bạn nên chế biến cua khi chúng còn tươi sống và tốt nhất là ngay khi bạn mua về. Cua là một loại thủy sản rất khó bảo quản và chúng rất dễ chết. Nếu bạn không chế biến cua ngay được thì hãy bảo quản chúng trong một cái thùng lạnh, đặt ở nơi thoáng mát. Một lưu ý nhỏ những vô cùng quan trọng là bạn hãy nhớ cho đá xuống dưới đáy thùng và cho một cái khay hoặc đĩa lên trên rồi mới để cua vào, tránh để cua trực tiếp vào đá, nó sẽ chết. Nắp thùng bạn nên hé một chút để có không khí lọt vào và nhớ chặn cái gì đó nặng lên tránh cua bò ra ngoài.

BẢO QUẢN CUA ĐỒNG TRONG TỦ LẠNH

Cách chế biến cua đồng

Cua đồng là một loại thực phẩm vừa ngon, vừa bổ, có thể bảo quản cua đồng trong tủ lạnh mà không bị giảm chất lượng. Cua là thực phẩm giàu canxi nhất, theo thống kê, trong 100g cua ăn được có tới 5.040mg canxi trong khi đó ở tôm đồng chỉ có 1.120mg, vừng 1.200mg còn các loại rau, thịt, trứng chỉ có 100 đến 200mg canxi. Ngoài ra, trong cua đồng còn có 12,3% protein; 3,3% lipit; 2,0% gluxit và hàm lượng chất sắt (Fe) trong cua đồng cũng cao hơn nhiều loại thực phẩm, có tới 4,7mg%. Và quan trọng là từ cua đồng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng.

Mỗi dịp tết đến, bạn có thể mua cả kilôgam cua về làm rồi cho vào thiết bị lạnh để ăn cả tuần. Điều này không ảnh hưởng tới lượng canxi trong cua vì bảo quản thực phẩm đông lạnh là phương pháp bảo quản hiện đại, hiệu quả. Cách làm này đặc biệt có hiệu quả trong những ngày Tết, sau khi người ta đã ăn quá nhiều thịt, cá… thì một bát riêu cua, có dọc mùng ăn với rau sống là một sự lựa chọn rất khôn ngoan của các bà nội trợ.

Trong quá trình bảo quản lạnh, thành phần dinh dưỡng cũng như cấu trúc và chất lượng cua ít bị thay đổi, cụ thể như sau:

Chất đạm (protein) ở 20 độ C bị đông lại qua 6 – 12 tháng có bị phân giải nhẹ nhàng nhưng theo chiều hướng tốt, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong khi đó chất béo (lipit) ít bị oxy hóa và hóa chua, sau 30 tuần lễ bảo quản lạnh, chỉ số chất béo vẫn trong phạm vi cho phép. Chất đường bột (hydro-cacbon) khi bảo quản lạnh ít bị thay đổi, không ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Còn các chất khoáng kể cả canxi trong quá trình bảo quản lạnh không chảy ra ngoài, nên không mất mát gì cả. Các vitamin nói chung đều bị phá hủy rất ít, về cơ bản vẫn được bảo tồn, duy chỉ có vitamin C là dễ bị phân hủy nhất, nhưng trong cua lại không có vitamin C.

Cách làm cua đồng đúng điệu

Cua đồng và cách chế biến đúng điệu

Bước đầu tiên, bạn phải rửa sạch cua, để ráo nước, xé cua, bỏ mai, yếm; vặt miệng cua đi. Khêu gạch cua bỏ riêng vào 1 túi nilon nhỏ, buộc chặt bằng dây chun. Tiếp đó, đem giã nhỏ phần thân cua, cẩn thận cho vào túi nilon, dồn hết không khí ra; buộc chặt; cho vào 1 túi nilon nữa cho kín cùng với túi gạch. Đến đây, nhanh chóng cho cả túi cua (cùng gạch cua) vào ngăn đá. Khi nào nấu thì mang ra, dã đông rồi lọc cua và nấu như bình thường. Chất lượng nồi riêu cua không hề suy giảm.

Cấu trúc của thực phẩm khi bảo quản lạnh với các thiết bị làm bếp thay đổi nhiều hay ít phụ thuộc vào phương pháp làm lạnh. Nếu làm lạnh chậm từ từ, nước và hoạt dịch trong thực phẩm đóng băng từ từ, các chất hòa tan trong gian bào cũng kết tinh dần dần, làm thay đổi áp suất thẩm thấu, nước và hoạt dịch chưa đóng băng dồn về một phía, sau đó bị lạnh đóng băng tiếp, chèn ép nhau làm cho hình thái của thực phẩm bị biến dạng, một số tế bào bị phá vỡ, nên khi rã đông thực phẩm để chế biến, thực phẩm bị vỡ, các chất dinh dưỡng theo nước chảy ra ngoài làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

Nên làm lạnh ngay đột ngột, tất cả nước và hoạt dịch đóng bằng cùng một lúc, cấu trúc và hình thái của thực phẩm không bị biến dạng. Khi rã đông, các chất dinh dưỡng trong hoạt dịch nằm nguyên trong tế bào hoặc được các tế bào hấp thu dần dần, chất lượng của thực phẩm ít bị thay đổi hơn.

Xem thêm: Bỏ Túi Các Cách Bảo Quản Sữa Chua Không Đường Đã Mở Nắp, Đắp Mặt Nạ Bằng Sữa Chua

============================================

Trên đây là những chia sẻ của Thóc Công Tử gửi tới quý bạn đọc về vấn đề bảo quản cua đồng trong tủ lạnh. Hy vọng sau bài viết này, bạn hoàn toàn có thể có cho mình một trang bị kiến thức đầy đủ và chi tiết, từ đó, không chỉ biết cách giữ cua tươi ngon hơn mà còn có thể chế biến những món thật ngon trong bữa cơm gia đình thường ngày.

See more articles in category: Cách bảo quản

Video liên quan

Chủ đề