Vì sao không nên hâm lại thức ăn nhiều lần

Thói quen nấu một nồi để ăn cả tuần

Trong một khảo sát nhỏ của phóng viên mới đây tại 10 gia đình ở Hà Nội thì có đến 8 gia đình vẫn áp dụng cách nấu một nồi thức ăn mặn như thịt, cá… sau đó để ăn vài ngày.

Trong 8 gia đình này, có 4 gia đình giữ thói quen mỗi bữa lại hâm lại cả nồi thức ăn vì sợ bị hỏng, dù bữa đó ăn không hết. Số thừa còn lại cho vào tủ lạnh, lần sau ăn tiếp tục hâm nóng. 5 gia đình giữ cách chỉ lấy phần định ăn ra hâm, số còn lại bảo quản tủ lạnh.

Theo TS Trần Thị Mai Phương, nguyên Trưởng Bộ môn Chế biến, Bảo quản và An toàn thực phẩm, Viện Chăn nuôi, thói quen sử dụng thức ăn bị hâm đi hâm lại nhiều lần là không khoa học. Cách làm này vô hình trung khiến protein (chất đạm) có trong thực phẩm cũng như các vitamin bị biến tính hoặc mất đi, từ đó gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ.

Hâm đi hâm lại thức ăn, nhất là các món ăn mặn như thịt, cá… và dùng để ăn dài ngày là cách nhiều gia đình hiện vẫn áp dụng.

Cụ thể, vị chuyên gia phân tích, như trong thịt gia cầm có nhiều protein cũng như vitamin, khoáng chất… Vì thế, khi ăn vào sẽ giúp bổ sung chất đạm, tăng cường sức khoẻ. Nhưng khi bị gia nhiệt, các protein này sẽ chín giúp chúng ta ăn an toàn.

Nhưng càng gia nhiệt nhiều lần, tức hâm nóng, protein sẽ không còn nguyên bản mà bị thay đổi, biến tính từ đó không còn tính chất ban đầu. Trong đó, xu hướng chuyển đổi sang các chất không tốt cho sức khoẻ sẽ cao hơn.

“Vitamin trong thực phẩm, rõ ràng, khi hâm nóng nhiều sẽ bị suy giảm dần đến mất đi. Vì thế, ý nghĩa thực phẩm bổ sung vitamin cũng không còn. Điều này chưa phù hợp với chức năng cung cấp năng lượng và dưỡng chất của thức ăn”. “Vitamin trong thực phẩm, rõ ràng, khi hâm nóng nhiều sẽ bị suy giảm dần đến mất đi. Vì thế, ý nghĩa thực phẩm bổ sung vitamin cũng không còn. Điều này chưa phù hợp với chức năng cung cấp năng lượng và dưỡng chất của thức ăn”. 

TS Trần Thị Mai Phương

Hại không khác gì dầu, mỡ chiên lại!

PGS.TS Đỗ Văn Chương, nguyên Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học và Vệ sinh an toàn phân tích thêm, trong thịt, cá luôn có hàm lượng lipit (mỡ) nhất định, nếu hâm nóng nhiều lần sẽ làm lipit bị thay đổi.

Hay nói cách khác, cấu trúc của lipit bị tác động làm thay đổi, không còn giữ trạng thái ban đầu nên tác dụng cung cấp năng lượng, góp phần xây dựng tế bào không còn, thậm chí theo chiều hướng xấu hơn, có hại cho sức khoẻ.

“Lượng mỡ trong thức ăn như thịt, cá khi hâm lại nhiều sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu, dạng như dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần. Rõ ràng, điều này đã được nói đến là có thể gây ra các bệnh tim mạch, mỡ máu… Điều rõ nhất là mùi thức ăn bị thay đổi, nếu chú ý có thể là mùi khét, hôi. Nhiều gia đình không thấy mùi có thể do mùi gia vị đã át đi”, PGS.TS Đỗ Văn Chương cho hay.

Theo đó, các chuyên gia cho rằng, các gia đình nên nấu lượng thức ăn vừa mỗi bữa và nên ăn hết bữa đó, tránh để lại bữa ăn sau. Nếu thừa thức ăn, chỉ nên làm nóng thêm một lần nữa là cùng. Tránh hâm đi hâm lại thức ăn nhiều lần, điều này không chỉ đối với thịt cá có nhiều protein mà còn với chính cả cơm.

Tốt hơn nữa thì thức ăn thừa một ít, bảo quản trong hộp chân không để tránh vi khuẩn xâm nhập, sau đó cho vào tủ lạnh, khi ăn chỉ làm nóng ấm, tránh nóng sôi cũng sẽ giảm nguy cơ.

Hiền Dung

Hâm nóng thức ăn là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, có những loại đồ ăn đun nóng nhiều lần lại gây hại cho bạn và gia đình mình. Dưới đây là những món ăn không nên hâm lại nhiều lần. Cùng Ẩm thực Huế tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Những thức ăn sau không nên hâm nóng nhiều lần

Cơm

Chắc chắn việc ăn lại cơm nguội là điều rất quen thuộc của mọi nhà. Thực tế, quá trình hâm nóng cơm chưa chắc đã gây hại cho sức khỏe.  Mà vấn đề lại nằm ở cách bảo quản cơm thừa sau lần nấu đầu tiên.

Khi cơm đã được nấu chín mà chỉ bảo quản ở nhiệt độ phòng thì các vi khuẩn sẽ phát triển rất nhanh. Đặc biệt, cơm đã nấu mà đặt ở nhiệt độ phòng sẽ dễ bị thiu và làm tăng nguy cơ ngộ độc.

Thịt gà

Nhiều nhà chọn cách dùng những phần gà thừa đổ vào nồi đảo rang với gừng. Làm việc này để có thể ăn thêm được nhiều bữa nữa. Vậy nhưng, việc làm này thực chất không hề tốt cho sức khỏe tổng thể cũng như hệ tiêu hóa của bạn.

Thịt gà khi được làm nóng lại nhiều lần. Thì các protein sẽ phân huỷ và kết hợp cùng các chất khác trong dạ dày gây ra hiện tượng đau bụng, chướng hơi, tiêu chảy, khó tiêu…

Nấm

Mỗi khi ăn lẩu xong thì các chị em thường tiếc không vứt nấm thừa đi. Mà hay gói cất tủ lạnh để ăn lần sau, đây là đều hoàn toàn không nên.

Một số loại nấm như nấm hương, nấm đông cô… khá ngon nhưng lại không thể ăn tiếp trong ngày hôm sau. Vì nó có nhiều dư lượng nitrit sau quá trình chế biến và bảo quản.

Do đó, khi bạn để thừa lại nấm qua đêm, nếu trên 4 tiếng thì nấm có thể gây ngộ độc, nặng hơn thì suy gan.

Trứng

Trứng cũng không phải là một loại thực phẩm tốt để làm nóng lại sau khi đã nấu chín. Vì trong trứng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, vitamin, protein. Nên qua quá trình xử lý nhiệt sẽ làm mất đi những chất dinh dưỡng này.

Bên cạnh đó, việc hâm nóng lại còn làm sản sinh ra những chất độc có hại cho đường ruột. Vì thế bạn cần tránh ăn trứng đã để qua đêm.

Khoai tây chiên

Các gia đình có trẻ con thường hay chiên sẵn khoai tây 1 lần. Vì làm như vậy sẽ đỡ tốn công làm, khi ăn chỉ cần cho vào chiên lại. Nhưng các mẹ không biết rằng đây là việc nguy hiểm cho cơ thể các bé.

Việc làm nóng lại sau khi đã chế biến sẽ làm các chất dinh dưỡng trong khoai tây bị phá hủy. Điều này dễ sinh ra chất có hại cho cơ thể. Hậu quả là có thể gặp phải cảm giác buồn nôn, nôn mửa sau khi ăn.

Với những chia sẽ trên đây của chúng tôi hy vọng sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc!

Nhiều người có thói quen cất đồ ăn thừa trong tủ lạnh và hôm sau hâm nóng lại hoặc nhiều nhân viên văn phòng thường mang cơm trưa đi làm và hâm nóng bằng lo vì sóng để tiết kiệm thời gian. 

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều phù hợp việc hâm nóng vì cách chúng phản ứng với vi khuẩn trong khi được lưu trữ, hoặc do các protein bị phá vỡ trong quá trình nấu có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.

5 loại thực phẩm sau đây được Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm của Anh (FSA) và Hội đồng Thông tin Thực phẩm Châu Âu (EUFIC) khuyên không nên hâm nóng lại vì những nguy hại có thể xảy ra với sức khỏe. 

1. Thịt gà

Thịt gà và các loại gia cầm khác rất dễ nhiễm vi khuẩn salmonella và trứng cũng như vậy. Điều này có thể là một vấn đề lớn khi hâm nóng lại thịt gà thừa bằng lò vi sóng vì sóng nhiệt sẽ không thể xâm nhập vào toàn bộ thịt gà từ trong ra ngoài. Nên nếu thịt gà bị nhiễm vi khuẩn salmonella mà không được đun nóng đủ sẽ không thể tiêu diệt được hết vi khuẩn và khi ăn sẽ dẫn tới ngộ độc.

Một lý do khác để việc hâm nóng thịt gà thường không được khuyến khích vì nó có mật độ protein cao hơn thịt đỏ - khi được hâm nóng, protein bị phân hủy khác nhau và có thể gây khó chịu cho dạ dày.

Nếu vẫn muốn để lại thịt gà thừa cho lần ăn sau thì sau khi ăn xong, bạn nên đặt ngay phần gà thừa vào tủ lạnh duy trì nhiệt độ từ 40°F (hơn 4 độ C) trở xuống, Bộ Nông nghiệp Mỹ gợi ý. Nên sử dụng thịt gà trong vòng 1-2 ngày, tối đã 3 ngày. Khi hâm nóng cần đảm bảo toàn bộ thịt gà được đun nóng ở nhiệt độ 165°F (hơn 73 độ C) trước khi ăn. 

2. Cơm nguội

Hâm nóng lại cơm nguội là thói quen mà phần lớn người Việt đều làm. Tuy nhiên, theo FSA bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm bằng cách ăn cơm nguội hâm nóng. Điều này là do sự hiện diện của vi khuẩn kháng thuốc cao gọi là Bacillus Cereus. Ở nhiệt độ phòng, các bào tử này sẽ nhân lên và có thể tạo ra chất độc gây nôn hoặc tiêu chảy và hâm nóng lại cơm sẽ không giúp thoát khỏi các chất độc này. An toàn nhất là ăn cơm mới nấu chín.

3. Khoai tây

Khoai tây là một nguồn giàu vitamin B6, kali và vitamin C nhưng nếu chúng được hâm nóng lại nhiều lần, khoai tây có thể sản xuất Clostridium Botulinum (vi khuẩn gây bệnh Botulism). Ngay cả khi bạn để khoai tây nấu chín ở nhiệt độ phòng, vi khuẩn sẽ chỉ tăng lên. Vì vậy, nếu bạn muốn tránh sự phát triển của vi khuẩn, tốt nhất là giữ chúng trong tủ lạnh hoặc vứt chúng đi nếu không ăn trong vòng 1-2 ngày.

4. Nấm

Theo EUFIC, nấm có protein dễ dàng bị phá hủy bởi các enzyme và vi sinh vật. Nếu nấm không được lưu trữ đúng cách sẽ bị hỏng nhanh chóng và gây khó chịu cho dạ dày kể cả khi hâm nóng.

Tuy nhiên, nếu nấm được lưu trữ trong tủ lạnh và không quá 24 giờ, việc hâm nóng lại cũng không có vấn đề gì miễn là nấu nóng ở nhiệt độ 70 độ C. Nên ăn nấm ngay sau khi hâm nóng. 

Dù vậy, mọi người tốt nhất không nên cất trữ nấm và ăn lại vào ngày hôm sau vì protein và khoáng chất dồi dào  trong nấm sẽ bị phá hủy khi hâm nóng lại, chúng sẽ tạo ra độc tố chứa nitơ oxy hóa và các gốc tự do. Điều này cũng gây ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hóa của bạn. 

5. Trứng

Chúng ta đều biết trứng là một nguồn protein phong phú. Tuy nhiên, trứng nấu chín hoặc trứng luộc có thể gây ra tác hại nghiêm trọng khi tiếp xúc với nhiệt nhiều lần. Một khi bạn đã nấu chín trứng, hãy ăn chúng ngay lập tức nhưng nếu nó được giữ trong thời gian dài hơn, đừng hâm nóng lại mà hãy ăn khi nguội vì trứng chứa nhiều nitơ. Nitơ này có thể bị oxy hóa do hâm nóng, gây thêm ung thư.

Theo EVA.VN

Video liên quan

Chủ đề