David ogilvy là ai

"Khách hàng không phải là kẻ thiểu năng. Cô ây là vợ bạn. Đừng xúc phạm trí thông minh của cô ấy hay làm cô ấy sốc" - David Ogilvy

Năm 1962, tạp chí Time gọi David Ogilvy "là thầy phù thủy được săn đón nhiều nhất trong ngành công nghiệp quảng cáo."

Trong những năm làm copywriter và giám đốc quảng cáo của mình, Ogilvy đã tạo ra những chiến dịch marketing thành công và ấn tượng nhất trong lịch sử quảng cáo, như thương hiệu áo sơ mi Hathaway, xe hơi Rolls-Royce, xăng Super Shell, cà phê Maxwell House, bột giặt Dove, bật lửa Zippo, thẻ tín dụng American Express...

Chúng ta có thể học được rất nhiều từ huyền thoại Ogilvy. Suy cho cùng, ông là một trong những nhà tiên phong của loại quảng cáo giàu thông tin, "bán mềm", không xúc phạm đến trí thông minh của người tiêu dùng [như các quảng cáo ở Việt Nam]. 

Những người làm quảng cáo có thể học tập từ những chiến dịch quảng cáo vĩ đạt nhất của Oglvy để thuyết phúc khách hàng, tạo ảnh hưởng lên độc giả, và tạo ra những nội dung ấn tượng, chạm đến trái tim người đọc. Nhưng "Cha đẻ của ngành quảng cáo" cũng còn nhiều bí kíp khác để dạy cho chúng ta về thương hiệu, nghiên cứu khách hàng, và tham vọng.

Hãy thử xem lại những bài học mà David Ogilivy đã chia sẻ trong 2 cuốn sách của ông "Lời thú tội của một bậc thầy quảng cáo" và "Quảng Cáo Theo Phong Cách Ogilvy", và xem có thể chôm chỉa được những bí quyết gì từ con người tài năng này.

Trong thế giới kinh doanh hiện đại, sáng tạo, độc đáo chẳng có nghĩa lý gì nếu bạn không thể bán những gì bạn quảng cáo.

Thông minh không sẽ khó có thể bán được sản phẩm hay dịch vụ. Suy nghĩ độc đáo trong marketing là tốt, nhưng không phải để tỏ ra ta đây hơn người. Nếu bạn không đang nghĩ đến việc kết nối với khán giả, xây dựng lòng tin và bán sản phẩm hay dịch vụ của mình khi đặt bút viết lời quảng cáo, bạn cần xem xét lại động cơ của mình.

Đừng chỉ tạo ra nội dung để được ngợi ca là khôn hơn người - hãy tạo ra nội dung có ích, sâu sắc, hoặc thú vị với khách hàng mục tiêu của mình.

Những ý tưởng lớn đi từ vô thức. Quan niệm này đúng trong nghệ thuật, trong khoa học, và trong cả quảng cáo. Nhưng phần vô thức của bạn cũng phải được "đào tạo" nếu không ý tưởng của bạn sẽ trở nên không liên quan. Nhồi phần ý thức của bạn thật nhiều thông tin, và rồi tạm cách ly với quá trình tư duy lý tính. Bạn có thể thúc đẩy quá trình này bằng cách đi bộ, tắm nước nóng, hay làm tí rượu. Rồi đột nhiên, khi đường dây điện thoại từ phần vô thức của bạn được kết nối, một ý tưởng lớn sẽ sinh ra bên trong bạn.

Ý tưởng "nhồi phần ý thức của bạn thật nhiều thông tin" khá là hợp lý. Ogilvy là người tin nồng nhiệt vào quá trình nghiên cứu, và ông luôn luôn chuẩn bị bản thân thật kĩ trước khi bắt đầu viết.

Hãy học mọi thứ có thể về chủ đề của bạn (và cả khán giả) trước khi viết - rồi giải phóng tâm trí vô thức, và xem cái gì sẽ xuất hiện

Nếu bạn có mọi nghiên cứu, có mọi chỉ hướng, có mọi dữ liệu - không có nghĩa là quảng cáo được viết ra. Bạn cần phải đóng cửa và viết ra gì đó. Đây mới là khoảng khắc mà chúng ta luôn cố để trì hoãn hết mức có thể.

Nói cho vuông, cảm hứng chỉ đến vỡi những ai chịu ê mông ngồi lỳ trên ghế. Chúng ta đều cố gắng khoảnh khắc "sáng tạo" ở một mức độ nào đó, và đối mặt với sự trì hoãn là một phần cuộc sống của những cây viết.

Nếu bạn cố gắng thuyết phục mọi người làm gì hoặc mua gì, theo ý kiến của tôi bạn nên học cách sử dụng ngôn ngữ của họ, thứ ngôn ngữ họ dùng hàng ngày và dùng để suy nghĩ. Rồi, ta sẽ cố để viết theo phong cách đó.

Việc nghiên cứu và thấu hiểu cách khách hàng nghĩ, nói, và tìm kiếm là cực kì quan trọng, để ta có thể sử dụng kiểu ngôn ngữ đó trong tiêu đề, bài viết, lời quảng cáo. Ta càng hiểu độc giả của mình nghĩ như nào, ta càng dễ kết nối (và thuyết phục họ hơn).

Dân quảng cáo mà bỏ lơ nghiên cứu thì cũng nguy hiểm như những tướng quân không thèm giải mã thông tin liên lạc của kẻ địch.

Nếu bạn thực hiện nghiên cứu để hiểu khán giả của mình cần gì (và ngôn ngữ họ sử dụng khi bàn tán về chủ đề đó), bạn sẽ là một tên ngốc khi không tận dụng những thông tin quý giá đó. Sử dụng triệt để nó trong mọi nội dung của bạn: từ bức thư chào hàng, giới thiệu sản phẩm, email và các chiến dịch trên mạng xã hội.

Đừng bao giờ ngừng thử sai, và quảng cáo của bạn sẽ không ngừng cải thiện

Thế giới mạng cung cấp cho ta hàng trăm cách để kiểm tra sự hiệu quả trong thông điệp của mình. Hãy đảm bảo bạn đang sử dụng thường xuyên các bài thử sai, và luôn luôn nhớ, thử nghiệm nội dung viết càng nhiều, lời quảng cáo của bạn sẽ càng tối lên.

Đừng...giao tiếp với độc giả của mình như thế họ đang túm tụm lại trong một sân vận động. Khi mọi người đọc lời quảng cáo của bạn, họ đọc một mình. Hãy giả vờ bạn đang viết cho mỗi người một bức thư đại diện cho khách hàng của bạn

Đôi khi với nhiều cây viết, phải kết nối với vài trăm nghìn khán giả làm họ không thoải mái. Giống như nhiều người cảm thấy sợ hãi khi nói trước công chúng so với nói 1-1, viết cho một nhóm người có thể hơi khó. Nhưng lời khuyên của Ogilvy - nhớ rằng khi từng khách hàng đọc bài viết của bạn, họ đều đơn độc - có thể giúp bạn vượt qua cảm giác choáng ngợp đó và để bạn thực sự kết nối với người đọc ở cấp độ cá nhân.

Không có sự khác biệt lớn lao giữa các hãng rượu, thuốc lá, hay bia. Chúng đều hao hao như nhau. Và các loại bánh, bột giặt, đồ ăn cũng vậy...Nhà sản xuất nào đổ hết công sức quảng cáo của mình để xây dựng một cá tính mạnh nhất cho thương hiệu của mình sẽ chiếm được phần lớn thị trường với lợi nhuận cao nhất.

Bạn muốn sản phẩm hay dịch vụ của bạn có sức hấp dẫn đặc biệt, bạn phải tạo ra được một tính cách định hình bạn là ai và bạn làm gì. Và như Ogilvy nhắc nhở chúng ta, nó càng rõ nét bao nhiên, bạn càng thành công bấy nhiêu.

Trung bình, số người đọc tít cao gấp 5 lần người đọc nội dung. Khi bạn viết tiêu đề, bạn đã tiêu 80 xu trên 1 đô la.

2 trong số nhiều tiêu đề yêu thích của Ogilvy là: Bạn đã bao giờ trong thấy một con cừu hói đầu chưa (Sản phẩm mỡ lông cừu chữa bệnh hói) và Hãy gửi tiền cho chúng tôi và chúng sẽ chữa bệnh trĩ cho bạn, hoặc giữ lấy tiền của bạn và giữ luôn cả bệnh trĩ (Sản phẩm chữa bệnh trĩ). Ogilvy nhắc nhở chúng ta hãy liên tục cải thiện kĩ năng viết tiêu đề đưa bài viết của bạn luôn một tầm cao mới.

Đừng bao giờ dùng những từ khó hiểu hoặc không liên quan...Người dùng không có thời gian để cố hiểu bạn muốn truyền tải điều gì.

Tiêu đề càng đơn giản càng tốt. Luôn nhớ, trung bình, 8 trên 10 người sẽ đọc tiêu đề, nhưng chỉ 2 trên 10 sẽ đọc phần còn lại của bài viết. Nếu tít của bạn quá tối nghĩa, kì cục, khó hiểu, họ sẽ bỏ luôn cả bài đấy.

Chơi để thắng, nhưng hãy nhớ hãy tận hưởng niềm vui

Nhớ đừng bi quan quá - kể cả trong những ngày tồi tệ nhất, nghề quảng cáo nội dung vẫn là một trong những công việc tốt nhất trên thế giới. Ta đang làm những thứ tuyệt vời mỗi ngày - tạo ra những nội dung "hay điên đảo" cho những khách hàng thực sự cần nó và muốn chia sẻ nó. Hãy đảm bảo rằng mục tiêu kinh doanh không chiếm hết niềm vui "làm tình với con chữ" của bạn.

Đừng chạm nhẽ. Hãy để quả bóng bay ra khỏi sân. Hãy biến công ty thành bất tử

Những gì dân quảng cáo làm hàng ngày có thể trông bình thường, nhưng hãy nhớ rằng - mỗi ngày, ta đang có cơ hội để tạo ra sự khác biệt. Vậy nên, hãy nhắm đến mục tiêu to lớn. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn luôn nghĩ, làm sao tôi có thể tạo ra sự khác biệt hơn nữa? Làm sao tôi có thể nghĩ lớn hơn nữa.

Di sản của David Ogilvy

Những gì Ogilvy để lại sẽ tiếp tục truyền cảm hứng cho chúng ta, và những chiến dịch quảng cáo nổi tiếng của ông sẽ sống mãi. Nhưng những bài hài hay nhất của ông lại không phải về chuyện kinh doanh mà cách tiếp cận cuộc đời một cách sáng tạo và luôn vươn tới sự hoàn hảo, thay vì thỏa mãn với vị trí số 2.

Trạm Đọc

Theo Copyblogger

Nói nhắc tới một Agency mạnh trên thị trường và được coi là đối thủ đáng gờm của nhiều công ty khác thì Ogilvy luôn là cái tên được nhắc đến đầu tên. Nếu như ngân hàng có Big 4 thì Ogilvy là cái tên đầu bảng trong Big 4 của ngành truyền thông Việt Nam. Với những màn thể hiện xuất sắc trong nhiều năm trở lại đây, Ogilvy Việt Nam đã cho ra mắt nhiều chiến dịch Marketing thắng lớn trên thị trường và được cộng đồng Marketer đón nhận mạnh mẽ. Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu xem những chiến dịch đó là gì?

Ogilvy là công ty gì? Ogilvy & Mather là công ty đa quốc gia chuyên về dịch vụ quảng cáo, marketing và quan hệ công chúng có trụ sở được đặt ở Manhattan, và là một công ty con của tập đoàn WPP. Ogilvy đang hoạt động với 450 văn phòng trên 161 thành phố của 120 quốc gia trê thế giới. Hiện nay số nhân viên của Ogilvy đã lên đến khoảng 18.000 nhân viên. Theo Ogilvy wikipedia.

David ogilvy là ai

Đôi nét về công ty ogilvy & mather vietnam – big 4 truyền thông việt nam (Nguồn: Adweek)

Ogilvy & Mather được ra đời vào năm 1948 do David Ogilvy sáng lập với sự ủng hộ của đại lý quảng cáo Mather & Crowther tại London. Vào năm 1989, Ogilvy đã được tập đoàn WP mua lại với giá trị 864 triệu USD.

Sơ lược tổng quan về Ogilvy & Mather: 

Sơ lược tổng quan về Ogilvy & Mather:

Thành lập: 1948, Thành phố New York, Tiểu bang New York, Hoa Kỳ

Trụ sở: Thành phố New York, Tiểu bang New York, Hoa Kỳ

Người sáng lập: David Ogilvy

Điều hành: John Seifert (20 thg 1, 2016–)

Tổ chức mẹ: Tập đoàn WPP

Ngành nghề: Advertising, marketing, public relations

Các công ty con: Ogilvy & Mather Paris, Ogilvy Brazil, OgilvyOne, Ogilvy T&A…

Trang web: https://www.ogilvy.com/

Tập đoàn truyền thông Ogilvy & Mather gia nhập thị trường quảng cáo truyền thông Việt Nam từ những năm đầu đất nước mở cửa. Trải qua gần 20 năm kể từ năm 1995, ở bất cứ quốc gia nào có văn phòng của Ogilvy & Mather thì họ luôn luôn nằm trong số top các creative agency của quốc gia đó và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Ogilvy & Mather Việt Nam đã thực hiện nhiều chiến dịch truyền thông tích hợp tại Việt Nam, và phần lớn trong số đó đã tạo ra được sức hút truyền thông lớn trên thị trường. Thêm vào đó, với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, cộng với đó là số lượng Startup “mọc nhanh như nấm”, cho nên các công ty quảng cáo truyền thông từ đó cũng gia tăng theo. Công ty Ogilvy vietnam hiện lên như một Agency có đầy đủ kinh nghiệm chinh chiến ở nhiều thị trường khác nhau, chính vì thế ngay từ khi gia nhập thị trường Việt Nam, họ đã tạo ra nhiều chiến lược Marketing đỉnh cao với dấu ấn mạnh mẽ.

Xem thêm: 

Vậy những chiến dịch đó là gì? MarketingAI sẽ cho bạn biết ở phần dưới đây!

Đây được xem như là một chiến lược marketing truyền thông thành công rực rỡ của Ogilvy Việt Nam, khi đây được đánh giá là quảng cáo nổi bật nhất tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010. Đây là chiến dịch của Ogilvy xây dựng cho “Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia” nhằm khuyến khích người dân đội mũ bảo hiểm, khi mà bộ luật an toàn giao thông được sửa đổi vào năm 2007. Chiến dịch này diễn ra khá lâu nhưng không thể không nhắc tới khi nói đến Ogilvy Việt Nam.

David ogilvy là ai

Poster cổ động cho chiến dịch gây ám ảnh cao (Nguồn: CSR Universal Organization)

Nói về quảng cáo này thì chất liệu truyền thông của Ogilvy Việt Nam là nhắm thẳng vào những tác hại và con số đầy ám ảnh mà tai nạn giao thông đem lại cho con người. Các thông điệp này đánh vào tâm lý của người dân, Agency này nghiên cứu rất kỹ về “điểm chạm” của đại đa số người dân Việt Nam, từ đó tạo ra một thông điệp truyền thông vô cùng ấn tượng, cùng với đó là slogan mang đày tính “phủ đầu”: “Đừng ngụy biện –  Hãy đội mũ bảo hiểm”.

Các thông điệp của chiến dịch cũng được phát sóng trên các đài truyền hình quốc gia như HTV và VTV. Ngoài ra, print-ads cũng xuất hiện trên các ấn phẩm báo chí tiếng Việt và tiếng Anh. TVC cho chiến dịch này cũng là một trong những quảng cáo đầu tiên của Việt Nam được đăng trên Youtube. Postcard được phát tại các quán cafe và quán bar. Website www.wear-a-helmet.com khi đó cũng được xây dựng song song để đẩy hiệu ứng lên mức cao nhất.

TVC quảng cáo của chiến dịch gây ấn tượng mạnh (Nguồn: Youtube)

Chiến dịch thu về những kết quả vô cùng ấn tượng khi mà trong vòng 6 tháng, chiến dịch đảm bảo được 500 nghìn USD từ các nhà tài trợ đến từ:

  • Đài truyền hình quốc gia Việt Nam (VTV)
  • Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh (HTV)
  • Ngân hàng Phát triển Châu Á
  • Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia
  • Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

Cùng với đó, chỉ trong vòng 4 tháng sau khi khởi động chiến dịch và trước khi có những thay đổi về luật pháp, tỷ lệ số người đội mũ bảo hiểm đã tăng từ 3% đến hơn 10% – tăng hơn gấp 3 lần. Chiến dịch này đã tác động mạnh mẽ đến tâm lý chung của người dân và tỷ lệ Reach đạt con số % vô cùng lớn. Và kết quả cuối cùng là con số 99% người điều khiển xe gắn máy và người ngồi sau đội mũ bảo hiểm vào 15/12/2007 là thành công vô cùng mỹ mãn từ chiến dịch truyền thông của Ogilvy Việt Nam.

Tiếp đến, một chiến dịch Marketing phải kể đến của đội ngũ Ogilvy Việt Nam chắc chắn là chiến dịch “Pha Milo ngon như ý – Tiếp năng lượng cả ngày”. Một điểm khó khăn mà đội ngũ của Ogilvy nhận được đó chính là Milo đã xuất hiện 25 năm tại thị trường Việt Nam, và những chiến dịch trước đó đã đạt được những thành tích cũng vô cùng ấn tượng. Thêm vào đó, lối sống hiện đại qua từng giai đoạn đã khiến sản phẩm sữa bột bị lãng quên, thay vào đó những sản phẩm hộp uống sẵn đã trở thành một điều không thể thiếu với các “ông bố, bà mẹ” thời hiện đại. Nhiệm vụ đặt ra là: không chỉ phải đưa dòng sản phẩm này trở lại là lựa chọn yêu thích của những người mẹ trẻ, mà còn phải mở ra con đường giúp vực dậy dòng Milo dạng bột đã bị quên lãng lâu trong tâm trí người tiêu dùng.

David ogilvy là ai

(Nguồn: Youtube)

Đối mặt với thách thức lớn trên, đội ngũ của Ogilvy Việt Nam cùng với Nestle Milo cùng tìm ra lời giải cho bài toán khó này. Đi từ tâm lý và thói quen của các bà mẹ Việt là tự tay chuẩn bị bữa ăn cho con để vừa đảm bảo vệ sinh, vừa để mẹ con gần gũi hơn. Đội ngũ Ogilvy đã rút ra kết luận: với Milo dạng bột, mẹ có thể tự tay pha một ly Milo theo đúng khẩu vị, sở thích của con. Mẹ đặt vào đó tình yêu thương để biến công đoạn pha chế trở thành khoảng thời gian gắn kết.

David ogilvy là ai

(Nguồn: Zing.vn)

Với Insight đầy thú vị này thì chiến dịch nổ “phát súng” đầu tiên bằng một TVC 30s và nhanh chóng thu hút về 11 triệu lượt xem trên Youtube. Đây là hướng đi vô cùng thông minh khi chọn lựa multi channel, vừa hoạt động trên kênh truyền thông truyền thống và cả kênh Social Media đầy quyền năng. Theo sau là hàng loạt video ngắn hướng dẫn chi tiết 10 công thức pha khác nhau. Hình thức video ngắn này tạo nên hiệu ứng tích cực, được Ogilvy Việt Nam đề xuất thực hiện dựa trên thói quen và hành vi tiếp nhận thông tin của người tiêu dùng trong thời đại số.

Chiến dịch này của Ogilvy nhận được rất nhiều lời khen và kết quả thu lại được là doanh số ấn tượng khi doanh số của sản phẩm này tăng 22% so với mục tiêu đề ra. Điều đáng nói ở đây là sản phẩm sữa bột Milo chịu mức lỗ khi doanh thu 10 quý liên tiếp sụt giảm, và nó chỉ tăng lên khi chiến dịch này nổ ra trên thị trường. Giải thưởng APAC Effie Awards – một trong hai giải thưởng danh giá nhất của giới truyền thông toàn thế giới đã thuộc về chiến dịch lần này của Ogilvy Vietnam kết hợp với Nestlé Milo. Đây đủ để thấy sức mạnh vô cùng lớn từ Agency hàng đầu tại Việt Nam này.

David ogilvy là ai

Đại diện của Nestle và Ogilvy tại lễ trao giải APAC Effie Awards 2019 (Nguồn: Zing.vn)

Khi mà thời đại 4.0 đang ngày càng phát triển thì nhiều ngành từ đó ra đời trên thị trường. Ngành hàng chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng nhất phải kể đến “Thương mại điện tử” khi mà có không dưới 10 cái tên gia nhập tại thị trường Việt Nam, biến đây trở thành “thương trường đẫm máu” nhất.

Quay trở lại năm 2017 khi mà có kha khá nhiều thương hiệu trong và ngoài nước bắt đầu gia nhập thị trường này. Thế nhưng một sự thật là rất nhiều các thương hiệu lúc đó chưa hề quan tâm đến cách quảng bá thương hiệu dựa vào chiêu thức “khuyến mại”. Thực tế, đây là chiêu thức vô cùng hiệu quả tại Việt Nam khi mà tâm lý tiêu dùng của người Việt rất “chuộng” đồ khuyến mãi, bất chấp giá nào. “Giá tâm lý” là một Insight vô cùng hay được Ogilvy Việt Nam và Lazada kết hợp tạo ra một chiến dịch tiên phong trên thị trường E-Commerce với tên gọi “Mưa Sale Băng”.

David ogilvy là ai

(Nguồn: 5giay.vn)

Với tham vọng tạo nên “cơn địa chấn”, từ ngày 11.11 – 12.12.2017, Ogilvy Vietnam đã giúp Lazada “oanh tạc” trên mọi mặt trận truyền thông và khiến các hãng khác phải trầm trồ. Lần này, chiến dịch của Lazada đã sử dụng cái tên “nóng” nhất thời điểm bất giờ là Tóc Tiên để làm đại sứ thương hiệu cho mình. Sức nóng của chiến dịch được duy trì xuyên suốt một tháng thông qua những hoạt động khác như trò chơi tương tác trên máy tính và thiết bị di động, hoạt động kích hoạt thương hiệu ở Bitexco…

David ogilvy là ai

(Nguồn: Lazada)

Doanh số 250 triệu USD vào ngày kết thúc của chiến dịch “Mưa Sale Băng” là con số vô cùng ấn tượng và đã đánh dấu mức tăng trưởng 2 con số so với cùng kỳ năm trước. Ogilvy đã giúp Lazada trở thành một sàn thương mại điện tử phổ biến nhất trong năm đó với 16 triệu lượt truy cập vào trang web và hơn 1,5 triệu sản phẩm được bán ra. Ogilvy Việt Nam với chiến dịch “Mưa Sale Băng” đã giúp thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của ngành Thương mại điện tử, để nối tiếp sau đó là hàng loạt chiến dịch của các thương hiệu đối thủ như: Shopee, Tiki, Sendo… Đây được xem như bước ngoặt của một ngành hàng và Ogilvy đã làm thay đổi bộ mặt của cả thị trường thương mại điện tử.

Kết luận

Mặc dù hiện nay số lượng Agency tại Việt Nam ngày một tăng lên thế nhưng Ogilvy Việt Nam vẫn chiếm một vị trí rất quan trọng trên thị trường truyền thông nội địa. Với những chiến dịch đình đám khi làm cho Unilever, P&G, Castrol… thì chứng tỏ Ogilvy là một cái tên sáng giá nhất tại Việt nam trên mặt trận Agency về quảng cáo truyền thông.

Thắng Nguyễn – MarkeitngAI

>>> Xem thêm: Danh sách 10 công ty truyền thông lớn nhất Việt Nam hiện nay