Dấu hiệu đánh giá rủi ro tín dụng năm 2024

Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng (RRTD) được hiểu là một chương trình kiểm tra, giám sát, đánh giá tính tuân thủ của khách hàng và đơn vị kinh doanh sau cấp tín dụng, cảnh báo sớm với trường hợp có dấu hiệu rủi ro và có thể chuyển nhóm nợ cao hơn để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời nhằm giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng.

Cấu trúc hệ thống cảnh báo sớm RRTD gồm: (i) Cơ sở dữ liệu đầu vào cho hệ thống; (ii) Hệ thống chỉ tiêu và ngưỡng cảnh báo sớm RRTD; (iii) Đo lường RRTD; (iv) Đánh giá và phân loại rủi ro các khoản vay; (v) Biện pháp ứng xử đối với các khoản vay có rủi ro.

Hệ thống cảnh báo sớm RRTD được thực hiện dựa trên những nguyên tắc sau:

Thứ nhất, các đơn vị liên quan phải thực hiện cập nhật đầy đủ, chính xác và đúng thời gian theo quy định kết quả kiểm tra sau cho vay vào hệ thống cảnh báo sớm RRTD.

Thứ hai, cảnh báo sớm RRTD phải đảm bảo tính khách quan, độc lập.

Thứ ba, việc cảnh báo sớm RRTD phải được tổ chức và đánh giá định kỳ theo đúng tần suất kiểm tra sau cho vay của khách hàng hoặc đột xuất nếu đơn vị kinh doanh phát hiện có rủi ro có thể gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Thứ tư, cảnh báo sớm RRTD phải được triển khai một cách đồng bộ thống nhất tuân thủ theo đúng các tiêu chí, nội dung đánh giá theo quy định của pháp luật và TCTD.

Thứ năm, các dấu hiệu bất thường đối với khách hàng trong quá trình cảnh báo sớm phải được phản ánh đến cấp phê duyệt tín dụng kịp thời trong thời gian sớm nhất nhằm có các biện pháp xử lý kịp thời.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, chất lượng tín dụng của các ngân hàng bị tác động không nhỏ theo chiều hướng xấu. Báo cáo 6 tháng đầu năm 2021 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, dưới tác động của dịch bệnh, tỷ lệ nợ xấu nội bảng có xu hướng tăng nhẹ trong các tháng đầu năm 2021, từ mức 1,69% (cuối năm 2020) lên 1,78% (cuối tháng 4/2021).

Theo Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu đang thấp do NHNN ban hành các biện pháp tạm thời cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư 01 ngày 13/03/2020. WB khuyến nghị, một Việc triển khai các hệ thống ứng dụng, phát hiện sớm rủi ro tín dụng sẽ giúp ngân hàng có thêm công cụ để bảo vệ tài sản, giảm thiểu tổn thất và gia tăng uy tín trong môi trường cạnh tranh như hiện nay.

hệ thống cảnh báo sớm cần được xây dựng để xác định những nguy cơ tiềm ẩn ở từng ngân hàng và cả hệ thống. Việc triển khai thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ có thể che lấp một phần mức độ dễ bị tổn thương của bên vay và các ngân hàng, vì vậy cần được theo dõi chặt chẽ.

Phương thức hiệu quả nhất chống lại sự vỡ nợ của các khoản vay là xác định sớm các khoản nợ có rủi ro, để có đủ thời gian thực hiện các biện pháp phòng ngừa tổn thất như thay đổi kì hạn khoản vay hoặc cấu trúc lại khoản vay. Việc có đủ thời gian để thực thi các giải pháp là vấn đề quan trọng nhất trong việc xử lý thành công các khoản nợ có rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng cho các ngân hàng.

Một hệ thống cảnh báo sớm RRTD cũng giúp các ngân hàng giảm thiểu và kiểm soát chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng để đáp ứng Thông tư 13/2018/TTNHNN của Ngân hàng nhà nước. Đồng thời, các tổ chức tư vấn quốc tế (E&Y, Deloitte,..) cũng tư vấn các ngân hàng sớm kiện toàn hệ thống cảnh báo sớm RRTD để kiểm soát tốt hơn chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh.

Tính đến 31/12/2020, Việt Nam có 35 ngân hàng thương mại. Theo mức độ phát triển của hệ thống cảnh báo sớm RRTD có thể chia hệ thống ngân hàng thương mại thành 3 nhóm: Nhóm 1: đã công bố hoàn thành việc xây dựng và áp dụng hệ thống cảnh báo sớm RRTD (Vietinbank và Vietcombank); Nhóm 2: đã hoàn thành 1 phần và đang tiếp tục triển khai để hoàn thiện hệ thống này (19 ngân hàng, trong đó có BIDV); Nhóm 3: chưa triển khai hệ thống cảnh báo sớm RRTD (14 ngân hàng, trong đó có Agribank).

- Về các công cụ đánh giá rủi ro giao dịch: Các công cụ đánh giá rủi ro tín dụng đối với người vay hiện nay khá đa dạng, tuy nhiên những công cụ đang được các ngân hàng sử dụng phổ biến là công cụ đánh giá rủi ro tín dụng dựa vào phương pháp phán đoán, hệ thống điểm số tín dụng và phương pháp xếp hạng nội bộ (Internal Ratings Based/IRB) (Allen và cộng sự, 2004; Colquitt, 2007). Trong đó, phương pháp phán đoán là phương pháp đánh giá khả năng hoàn trả nợ của người vay dựa trên phán đoán chủ quan của những người được đào tạo chuyên nghiệp (Caouette và cộng sự, 2008). Để đánh giá rủi ro tín dụng đối với người vay bằng phương pháp phán đoán, các ngân hàng thường tập trung vào việc đánh giá sự tác động của mô hình 5Cs về tín dụng đến rủi ro tín dụng của người vay1 (Beaulieu, 1994; Gestel và Baesens, 2009; Global Association of Risk Professionals/GARP, 2018). Về phương pháp IRB, là phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng đối với người vay được dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các ngân hàng sẽ ước lượng xác suất vỡ nợ của người vay, tổn thất khi vỡ nợ và giá trị chịu rủi ro tại thời điểm vỡ nợ của khoản vay, qua đó xác định mức tổn thất đối với từng người vay/khoản vay (BIS, 2006; GARP, 2018).

- Về các công cụ đánh giá rủi ro danh mục: Để đánh giá rủi ro danh mục, bên cạnh cách tiếp cận truyền thống là đánh giá rủi ro tín dụng thông qua phân tích rủi ro tập trung (Gupton và cộng sự, 1997; Altman và Saunders, 1998), các ngân hàng có thể sử dụng những mô hình định lượng rủi ro danh mục như mô hình CreditMetrics, PortfolioManager, CreditPortfolioView hoặc CreditRisk+ (Crouhy và cộng sự, 2000; Bessis, 2015). Ngoài ra, để đo lường hiệu quả của vốn được điều chỉnh theo rủi ro, các ngân hàng còn sử dụng mô hình RAROC (Gestel và Baesens, 2009; Hull, 2015).

3. Thực trạng sử dụng các công cụ đánh giá rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam

Từ tổng hợp kết quả khảo sát và phỏng vấn cho thấy: (i) Để đánh giá rủi ro giao dịch, các NHTM Việt Nam hiện đang sử dụng đồng thời hai công cụ đánh giá rủi ro tín dụng, đó là phương pháp phán đoán dựa vào mô hình 5Cs và phương pháp IRB; (ii) Để đánh giá rủi ro danh mục, các ngân hàng chỉ sử dụng công cụ đánh giá rủi ro danh mục thông qua phân tích rủi ro tập trung. Ngoài ra, theo ý kiến của các chuyên gia được phỏng vấn, các NHTM Việt Nam hiện nay chưa sử dụng các mô hình định lượng rủi ro danh mục và chưa sử dụng mô hình RAROC. Vì vậy, bài viết này tổng hợp lại và phân tích kết quả nghiên cứu từ khảo sát các cán bộ thẩm định tín dụng và phỏng vấn các chuyên gia về thực trạng sử dụng các công cụ đánh giá rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam, từ đó gợi ý một số giải pháp góp phần hỗ trợ cho các NHTM Việt Nam vận dụng tốt hơn các công cụ đánh giá rủi ro tín dụng.

3.1. Sử dụng công cụ đánh giá rủi ro giao dịch bằng phương pháp phán đoán dựa vào mô hình 5Cs

Phương pháp phán đoán dựa vào mô hình 5Cs là một trong những công cụ hiện đang được các NHTM Việt Nam sử dụng để đánh giá rủi ro giao dịch. Với công cụ này, độ tin cậy trong kết quả đánh rủi ro tín dụng đối với khách hàng vay, bên cạnh sự phụ thuộc vào hiểu biết, kinh nghiệm, kĩ năng chuyên môn của người thẩm định tín dụng, chúng còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của ngân hàng đối với người thẩm định tín dụng trong việc đánh giá khách hàng vay. Để phân tích thực trạng sử dụng công cụ đánh giá rủi ro giao dịch bằng phương pháp phán đoán dựa vào mô hình 5Cs, chúng tôi đã thực hiện đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm, kĩ năng chuyên môn của người thẩm định tín dụng tại các NHTM Việt Nam thông qua phân tích khả năng vận dụng các nhân tố thuộc mô hình 5Cs về tín dụng của người vay trong mô hình phân tích, cùng với đó là phân tích khả năng thu thập, khai thác thông tin về khách hàng vay bởi người thẩm định tín dụng. Đồng thời tiến hành đánh giá sự hỗ trợ của các NHTM Việt Nam đối với người thẩm định tín dụng trong việc đánh giá khách hàng vay thông qua phân tích khả năng định hướng của hướng dẫn thẩm định và sự thuận tiện trong việc truy xuất thông tin nội bộ khi thẩm định khách hàng vay.

- Khả năng vận dụng các nhân tố thuộc mô hình 5Cs về tín dụng trong mô hình phân tích

Kết quả khảo sát cho thấy, trong số các nhân tố thuộc mô hình 5Cs về tín dụng, chỉ có ba nhân tố được phần lớn những người thẩm định tín dụng đưa vào mô hình phân tích, đó là: Năng lực của khách hàng vay là 97,88%, tư cách của khách hàng vay là 92,59%, tài sản bảo đảm của khách hàng vay là 92,59%. Với hai nhân tố còn lại, đó là điều kiện kinh doanh và vốn của khách hàng vay chỉ lần lượt là 67,20% và 60,85% số người trong tổng số người được khảo sát sử dụng trong mô hình phân tích. Ngoài ra, còn có 7,41% số người trong tổng số người được khảo sát cho rằng, khi đánh giá rủi ro giao dịch bằng phương pháp phán đoán dựa vào mô hình 5Cs, họ còn sử dụng thêm nhân tố khác như ngành nghề, mục đích vay. (Hình 1)

Hình 1: Các nhân tố được tập trung phân tích bằng phương pháp phán đoán dựa vào mô hình 5Cs bởi người thẩm định tín dụng tại các NHTM Việt Nam

Đơn vị tính: % .JPG) Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Với kết quả khảo sát đã được trình bày ở trên cho thấy, vẫn còn một bộ phận không nhỏ người thẩm định tín dụng tại các NHTM Việt Nam chưa sử dụng đầy đủ các nhân tố thuộc mô hình 5Cs về tín dụng trong mô hình phân tích. Sự thiếu đầy đủ về các nhân tố đầu vào trong mô hình phân tích là một trong những biểu hiện cho thấy sự hạn chế về sự hiểu biết, kinh nghiệm, kĩ năng chuyên môn của người thẩm định tín dụng và hệ quả là làm giảm độ tin cậy trong kết quả đánh giá rủi ro tín dụng đối với khách hàng vay. Ngoài ra, phương pháp phán đoán dựa vào mô hình 5Cs, không đưa ra trọng số mà mỗi nhân tố thuộc mô hình 5Cs về tín dụng sẽ tác động đến rủi ro tín dụng của khách hàng vay. Việc xác định trọng số tương ứng với mỗi nhân tố này phụ thuộc vào sự hiểu biết, kinh nghiệm, kĩ năng chuyên môn của mỗi người thẩm định tín dụng. Trong các nhân tố thuộc mô hình 5Cs, về lí thuyết lẫn thực tiễn thì nhân tố tài sản bảo đảm thường chỉ được xem là nhân tố bổ sung, các ngân hàng không được phép cho vay chỉ dựa trên tài sản bảo đảm. Tuy vậy, nhân tố này có thể vẫn được xem trọng khi người thẩm định tín dụng thiếu thông tin hoặc hạn chế về chuyên môn. Vì thế, kết quả khảo sát vẫn có đến 10,05% số người được khảo sát cho rằng tài sản bảo đảm của khách hàng vay là nhân tố quan trọng nhất (Hình 2), điều này cho thấy sự hạn chế nhất định của người thẩm định tín dụng về sự hiểu biết, kinh nghiệm cũng như kĩ năng chuyên môn.

Hình 2: Nhân tố được cho là quan trọng nhất để quyết định cho vay

đối với khách hàng vay bởi người thẩm định tín dụng tại các NHTM Việt Nam

Đơn vị tính: % .JPG) Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

- Khả năng thu thập và khai thác thông tin về khách hàng vay

Kết quả khảo sát cho thấy, để thu thập thông tin đối với khách hàng vay, ngoài hai nguồn thông tin là từ khách hàng vay và từ Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) đạt được tỉ lệ 100% số người được khảo sát sử dụng, các nguồn thông tin còn lại đều không đạt được tỉ lệ 100%. Cụ thể, từ nguồn thông tin nội bộ của chính ngân hàng chỉ chiếm 79,89%; từ đối tác đầu vào và/hoặc đầu ra của khách hàng chỉ chiếm 74,07%; từ các cơ quan quản lí Nhà nước chỉ chiếm 53,97%; từ Internet chỉ chiếm 68,78%; từ nguồn khác chỉ chiếm 7,94%. (Hình 3)

Hình 3: Nguồn thông tin được sử dụng để thu thập thông tin

về khách hàng vay bởi người thẩm định tín dụng tại các NHTM Việt Nam

Đơn vị tính: % .JPG) Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Sử dụng đa dạng nguồn thông tin để thu thập thông tin về khách hàng vay không những giúp người thẩm định tín dụng gia tăng được số lượng thông tin mà còn giúp họ đánh giá được chất lượng thông tin về khách hàng vay thông qua việc đối chiếu giữa thông tin do khách hàng vay cung cấp và thông tin được người thẩm định tín dụng thu thập từ những nguồn khác, đặc biệt là nguồn thông tin nội bộ của chính ngân hàng. Với kết quả khảo sát ở trên cho thấy, vẫn còn một số người thẩm định tín dụng tại các NHTM Việt Nam đã không tận dụng được hết các nguồn để thu thập thông tin đối với khách hàng vay. Điều này là một trong những biểu hiện cho thấy những hạn chế về kĩ năng chuyên môn của người thẩm định tín dụng - liên quan đến khả năng thu thập và khai thác thông tin về khách hàng vay và hệ quả của chúng là làm giảm mức độ tin cậy trong kết quả đánh giá rủi ro tín dụng đối với người vay.

- Khả năng định hướng của hướng dẫn thẩm định và sự thuận tiện trong việc truy xuất thông tin nội bộ về khách hàng vay

Hình 4: Mức độ định hướng của hướng dẫn thẩm định khách hàng vay

của các NHTM Việt Nam

Đơn vị tính: % .JPG) Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát cho thấy, bên cạnh những người thẩm định tín dụng cho rằng, hướng dẫn thẩm định khách hàng vay của ngân hàng mình có tính định hướng rất cao (23,81%) và tính định hướng cao (62,96%); vẫn còn 12,17% số người trong tổng số người được khảo sát cho rằng, chúng có tính định hướng thấp và đặc biệt là có 1,06% cho rằng chúng rất thấp (Hình 4). Về sự thuận tiện trong việc truy xuất thông tin nội bộ đối với khách hàng vay, bên cạnh những người thẩm định tín dụng cho rằng, chúng rất thuận tiện (41,27%), khá thuận tiện (38,62%); vẫn có 17,46% số người trong tổng số người được khảo sát cho rằng chúng ít thuận tiện, đặc biệt là 2,65% số người cho rằng không thuận tiện. (Hình 5)

Hình 5: Mức độ thuận tiện trong việc truy xuất thông tin nội bộ

đối với khách hàng vay của các NHTM Việt Nam

Đơn vị tính: % .JPG) Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Sự hỗ trợ tốt bởi các NHTM Việt Nam đối với người thẩm định tín dụng trong việc đánh giá rủi ro tín dụng của khách hàng vay không chỉ tạo thuận lợi cho việc đánh giá rủi ro giao dịch mà còn giúp gia tăng mức độ tin cậy trong kết quả đánh giá rủi ro tín dụng đối với khách hàng vay. Tuy nhiên, kết quả được khảo sát ở trên cho thấy, vẫn còn một tỉ lệ không nhỏ người thẩm định tín dụng tại các NHTM Việt Nam đánh giá về tính định hướng của hướng dẫn thẩm định khách hàng vay ở mức độ thấp (12,17%), hoặc rất thấp (1,06%). Sự đánh giá thấp về tính định hướng của hướng dẫn thẩm định khách hàng vay bởi người thẩm định tín dụng tại các NHTM Việt Nam có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, có hai nguyên nhân chính:

Thứ nhất, nội dung hướng dẫn thẩm định khách hàng vay của một số NHTM Việt Nam có chất lượng chưa cao, thể hiện ở những nguyên tắc và các tiêu chí đưa ra trong nội dung hướng dẫn thiếu toàn diện, trừu tượng và đặc biệt là không phù hợp với tiêu chí thẩm định khách hàng vay trong thực tiễn. Thứ hai, người thẩm định tín dụng tại một số NHTM Việt Nam thiếu khả năng tiếp nhận những nội dung của hướng dẫn thẩm định khách hàng vay, thể hiện ở khả năng hiểu và vận dụng chưa tốt những nội dung của hướng dẫn vào việc thẩm định khách hàng vay trong thực tiễn. Ngoài ra, đối với sự thuận tiện trong việc truy xuất thông tin nội bộ đối với khách hàng vay, cũng còn một tỉ lệ không nhỏ người thẩm định tín dụng tại các NHTM Việt Nam đánh giá chúng ở mức độ ít thuận tiện (17,46%) và ở mức độ không thuận tiện (2,65%). Sự đánh giá việc truy xuất thông tin nội bộ đối với khách hàng vay ở mức độ ít thuận tiện hoặc không thuận tiện bởi người thẩm định tín dụng tại các NHTM Việt Nam có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó, có hai nguyên nhân chính: Thứ nhất, kho dữ liệu của một số NHTM Việt Nam có tính hệ thống chưa cao hoặc có ít thông tin.

Thứ hai, sự hạn chế về khả năng khai thác thông tin nội bộ bởi chính những người thẩm định tín dụng. Như vậy, tại các NHTM Việt Nam hiện nay vẫn còn một tỉ lệ không nhỏ người thẩm định tín dụng đánh giá về tính định hướng của hướng dẫn thẩm định khách hàng vay ở mức độ thấp hoặc rất thấp, cũng như đánh giá về sự thuận tiện trong việc truy xuất thông tin nội bộ đối với khách hàng vay ở mức độ ít thuận tiện hoặc không thuận tiện. Điều này là một trong những biểu hiện cho thấy, sự hỗ trợ của một số NHTM Việt Nam đối với người thẩm định tín dụng trong việc đánh giá rủi ro tín dụng của khách hàng vay là chưa thật sự tốt.

3.2. Sử dụng công cụ đánh giá rủi ro giao dịch bằng phương pháp IRB

Phương pháp IRB là một trong những công cụ hiện đang được các NHTM Việt Nam sử dụng để đánh giá rủi ro giao dịch. Với phương pháp này, độ tin cậy trong kết quả đánh rủi ro tín dụng đối với khách hàng vay không những phụ thuộc vào chất lượng của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chúng còn phụ thuộc vào tính hiệu lực, hiệu quả trong việc triển khai, ứng dụng phương pháp IRB của các NHTM Việt Nam. Để phân tích thực trạng sử dụng công cụ đánh giá rủi ro giao dịch bằng phương pháp IRB, chúng tôi tiến hành đánh giá chất lượng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thông qua phân tích quá trình xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các NHTM Việt Nam. Đồng thời đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả trong việc triển khai và ứng dụng IRB thông qua phân tích chất lượng dữ liệu, sử dụng kết quả đầu ra của phương pháp IRB, sử dụng nội bộ bởi người phân tích tại các NHTM Việt Nam.

- Quá trình xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các NHTM Việt Nam

Từ tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia cho thấy, các NHTM Việt Nam khi xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đều hướng đến việc tuân theo các chuẩn mực tối thiểu để hệ thống có thể đáp ứng các yêu cầu được đưa ra bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), cũng như được khuyến nghị bởi Hiệp ước an toàn vốn Basel II. Quá trình xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các NHTM Việt Nam thường được thực hiện thông qua ba công đoạn chính: (i) Xác định hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mục tiêu; (ii) Thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu; (iii) Phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Từ kết quả phỏng vấn các chuyên gia cho thấy, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được các NHTM Việt Nam xây dựng và phê chuẩn nhìn chung có chất lượng khá tốt, nhưng để có thể sử dụng phương pháp IRB trong đánh giá rủi ro tín dụng, đặc biệt là sử dụng phương pháp IRB để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tính toán tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sau khi được xây dựng và phê chuẩn bởi chính các NHTM Việt Nam, còn phải nhận được sự phê chuẩn

bởi NHNN.

- Chất lượng dữ liệu, sử dụng kết quả đầu ra của phương pháp, sử dụng nội bộ bởi người phân tích tại các NHTM Việt Nam

Từ tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia cho thấy, bên cạnh những NHTM Việt Nam đã triển khai phương pháp IRB khá hiệu lực, hiệu quả, cũng còn một số NHTM Việt Nam chậm triển khai phương pháp IRB trong quản trị rủi ro tín dụng.

Để kết quả đánh giá rủi ro giao dịch bằng phương pháp IRB có được độ tin cậy cao, không chỉ đòi hỏi hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải có chất lượng tốt mà còn đòi hỏi việc triển khai, ứng dụng phương pháp IRB có tính hiệu lực và hiệu quả cao, một trong những biểu hiện được thể hiện thông qua: (i) Chất lượng dữ liệu; (ii) Sử dụng kết quả đầu ra của phương pháp IRB và (iii) Sử dụng nội bộ bởi người phân tích tại các NHTM Việt Nam. Nếu như chất lượng của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xem là điều kiện cần thì hiệu lực và hiệu quả trong việc triển khai, ứng dụng phương pháp IRB được xem là điều kiện đủ để kết quả đánh giá rủi ro tín dụng đối với khách hàng vay bằng phương pháp IRB có được độ tin cậy cao. Với kết quả từ việc phỏng vấn chuyên gia tại các ngân hàng cho thấy, trong số ba thành phần có liên quan đến tính hiệu lực và hiệu quả của việc triển khai, ứng dụng phương pháp IRB, ngoài một số ít NHTM Việt Nam được đánh giá chưa cao đối với hai thành phần là sử dụng kết quả đầu ra của phương pháp IRB và sử dụng nội bộ bởi người phân tích, phần lớn NHTM Việt Nam khác được các chuyên gia đánh giá cao đối với hai thành phần này. Trong khi đó, đối với chất lượng dữ liệu đầu vào, phần lớn các chuyên gia cho rằng, đây là vấn đề cần phải được quan tâm nhiều hơn. Ngoài ra, tại một số NHTM Việt Nam việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình xếp hạng tín dụng nội bộ cũng còn có hạn chế, đòi hỏi cần phải có các giải pháp để cải thiện.

3.3. Sử dụng công cụ đánh giá rủi ro danh mục thông qua phân tích rủi ro tập trung

Phân tích rủi ro tập trung là phương pháp hiện đang được các NHTM Việt Nam sử dụng để đánh giá rủi ro danh mục. Với phương pháp này, khả năng hỗ trợ đối với quản trị rủi ro danh mục phụ thuộc vào mức độ toàn diện trong việc phản ánh về những loại rủi ro tập trung tín dụng. Để phân tích thực trạng đánh giá rủi ro danh mục thông qua phân tích rủi ro tập trung tại các NHTM Việt Nam, chúng tôi thực hiện đánh giá mức độ toàn diện trong việc phản ánh về các loại rủi ro tập trung tín dụng thông qua phân tích các loại giới hạn/hạn mức rủi ro tập trung tín dụng được các NHTM Việt Nam xác lập.

Từ tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia cho thấy, các loại giới hạn/hạn mức rủi ro tập trung tín dụng được hầu hết các NHTM Việt Nam xác lập, đó là hạn mức cấp tín dụng khách hàng và người có liên quan; hạn mức tập trung tín dụng từng sản phẩm cho vay, ngành, lĩnh vực kinh tế. Bên cạnh đó, tùy tình hình thực tế quản trị rủi ro tín dụng trong từng thời kì, ngoài các loại giới hạn/hạn mức rủi ro tập trung tín dụng được đề cập ở trên, các NHTM Việt Nam còn xác lập thêm một số loại giới hạn rủi ro tập trung tín dụng, chẳng hạn như hạn mức tín dụng dựa vào thời hạn cho vay, loại tiền tệ cho vay, loại tài sản bảo đảm.

Hiện nay, việc xác lập các loại giới hạn/hạn mức rủi ro tập trung tín dụng không chỉ xuất phát từ nhu cầu quản trị rủi ro tín dụng bởi chính các NHTM Việt Nam, chúng còn là một nhiệm vụ mang tính pháp lý được quy định bởi NHNN. Cụ thể, theo Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 của Thống đốc NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với hoạt động tín dụng, hạn mức rủi ro tập trung tối thiểu bao gồm: (i) Hạn mức cấp tín dụng cho một khách hàng, khách hàng và người có liên quan so với tổng dư nợ; (ii) Hạn mức tập trung tín dụng cho sản phẩm tín dụng, ngành, lĩnh vực kinh tế trên cơ sở tỉ trọng dư nợ sản phẩm tín dụng, ngành, lĩnh vực kinh tế so với tổng dư nợ. Ngoài ra, theo quy định của Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN quy định tỉ lệ an toàn đối vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, việc xác lập các loại giới hạn/hạn mức rủi ro tập trung tín dụng và phân bổ vốn vay thông qua các loại giới hạn/hạn mức này, chúng cũng sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các NHTM Việt Nam. Với kết quả từ việc phỏng vấn các chuyên gia cho thấy, các NHTM Việt Nam không những đã xác lập khá đầy đủ các loại giới hạn/hạn mức rủi ro tập trung tín dụng theo quy định pháp lí, tùy thuộc vào nhu cầu thực tế quản trị rủi ro tín dụng trong từng thời kì, một số NHTM Việt Nam còn xác lập thêm những loại giới hạn/hạn mức rủi ro tập trung tín dụng khác.

4. Gợi ý một số giải pháp

4.1. Hoàn thiện phương pháp phán đoán

Hiện nay, phương pháp phán đoán dựa trên mô hình 5Cs vẫn là một trong những phương pháp chủ yếu được các NHTM Việt Nam sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, để có thể phát triển và đưa vào sử dụng các công cụ có khả năng định lượng rủi ro giao dịch, các NHTM Việt Nam cần phải có thêm thời gian. Vì vậy, độ tin cậy trong kết quả đánh giá rủi ro tín dụng đối với khách hàng vay bằng phương pháp phán đoán dựa trên mô hình 5Cs vẫn đang là yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.

Với thực trạng đã được phân tích ở trên cho thấy, các hạn chế trong việc sử dụng phương pháp phán đoán dựa trên mô hình 5Cs tại các NHTM Việt Nam, ngoài những nguyên nhân bắt nguồn từ sự hạn chế về hiểu biết, kinh nghiệm, kĩ năng chuyên môn của người thẩm định tín dụng, còn có nguyên nhân là chưa có sự thuận tiện trong việc truy xuất thông tin nội bộ về khách hàng vay. Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến những hạn chế này, đó là hướng dẫn thẩm định khách hàng vay của một số NHTM Việt Nam chưa có tính định hướng rõ ràng. Vì vậy, để cải thiện chất lượng kết quả đánh giá rủi ro tín dụng đối với khách hàng vay bằng phương pháp phán đoán dựa trên mô hình 5Cs, bên cạnh việc đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực, xây dựng và hoàn thiện hệ thống dữ liệu, các NHTM Việt Nam cũng cần phải có giải pháp nhằm cụ thể hóa hướng dẫn thẩm định theo từng loại đối tượng khách hàng vay, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về khách hàng doanh nghiệp, các NHTM Việt Nam cần phân chia khách hàng vay thông qua sự kết hợp giữa các tiêu chí như mục đích sử dụng vốn, ngành nghề kinh doanh và quy mô doanh nghiệp. Trong đó, với tiêu chí quy mô doanh nghiệp, có thể được phân chia thành quy mô lớn, quy mô vừa, quy mô nhỏ, quy mô siêu nhỏ tương ứng với mỗi loại khách hàng doanh nghiệp, việc phân chia dựa vào tổ hợp các tiêu chí này cần được các NHTM Việt Nam xây dựng hướng dẫn thẩm định cụ thể.

Thứ hai, về khách hàng cá nhân vay kinh doanh, các NHTM Việt Nam cần phân chia thông qua sự kết hợp giữa các tiêu chí như mục đích sử dụng vốn, ngành nghề kinh doanh và loại tài sản bảo đảm tương ứng với mỗi loại khách hàng cá nhân vay kinh doanh, việc phân chia dựa vào tổ hợp các tiêu chí này cần được các NHTM Việt Nam xây dựng hướng dẫn thẩm định cụ thể.

Thứ ba, về khách hàng cá nhân vay tiêu dùng, các NHTM Việt Nam cần phân chia thông qua sự kết hợp giữa các tiêu chí như mục đích sử dụng vốn, nguồn trả nợ và loại tài sản bảo đảm, tương ứng với mỗi loại khách hàng cá nhân vay tiêu dùng được phân chia dựa vào tổ hợp các tiêu chí này, chúng cần được các NHTM Việt Nam xây dựng hướng dẫn thẩm định cụ thể.

4.2. Hoàn thiện phương pháp IRB

Hiện nay phương pháp IRB được đưa ra trong khuyến nghị của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, được xem là phương pháp phù hợp nhất để các ngân hàng đo lường rủi ro tín dụng đối với người vay. Bên cạnh đó, đối với các NHTM Việt Nam thì việc triển khai phương pháp IRB còn là một trong những nhiệm vụ mang tính pháp lí được quy định tại Công văn số 1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/3/2014 của NHNN về việc triển khai thực hiện Basel II trên toàn hệ thống theo lộ trình đến năm 2020. Với thực trạng đã được phân tích ở trên cho thấy, bên cạnh những NHTM Việt Nam đã áp dụng thành công phương pháp IRB cơ bản và đang tiến tới áp dụng phương pháp IRB nâng cao, hiện tại vẫn còn một số NHTM Việt Nam chưa đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để có thể áp dụng phương pháp IRB trong quản trị rủi ro tín dụng. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, đồng thời tuân thủ quy định của NHNN trong việc triển khai Hiệp ước an toàn vốn Basel II, các NHTM Việt Nam cần hoàn thiện phương pháp IRB, trước tiên là phương pháp IRB cơ bản, sau đó là phương pháp IRB nâng cao. Để thực hiện được điều này, các NHTM Việt Nam cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, đối với các NHTM đã được NHNN phê chuẩn triển khai thành công Basel II, cần tiến hành kiểm định thực tế định kì, qua đó có những điều chỉnh kịp thời nhằm hoàn thiện phương pháp IRB cơ bản hoặc phương pháp IRB nâng cao, các nội dung cần tập trung là hệ thống xếp hạng và/hoặc quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ.

Thứ hai, đối với các NHTM chưa được NHNN phê chuẩn triển khai thành công Basel II, cần đối chiếu giữa điều kiện được yêu cầu bởi NHNN và mức độ đáp ứng thực tế của mình, qua đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện cụ thể, các nội dung cần tập trung, đó là việc lựa chọn phương pháp, kĩ thuật để ước lượng tổ hợp; lựa chọn mô hình để ước lượng; lựa chọn cách tiếp cận để phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu và công nghệ thông tin nhằm hoàn thiện phương pháp IRB cơ bản và tiến tới hoàn thiện phương pháp IRB nâng cao.

4.3. Phát triển các mô hình định lượng rủi ro danh mục

Để có thể quản trị rủi ro tín dụng hiệu lực và hiệu quả, một trong những điều kiện các NHTM Việt Nam cần đáp ứng, đó là cần phải sử dụng được những mô hình định lượng rủi ro danh mục và mô hình RAROC. Với thực trạng như đã phân tích ở phần trên cho thấy, phần lớn NHTM Việt Nam hiện nay chưa sử dụng các mô hình định lượng rủi ro danh mục và mô hình RAROC. Vì vậy, việc phát triển và đưa vào sử dụng các mô hình đo lường rủi ro danh mục và mô hình RAROC cần phải được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách của các NHTM Việt Nam. Để hiện thực hóa được điều này, các NHTM Việt Nam cần phải có những định hướng đối với việc phát triển các mô hình định lượng rủi ro danh mục. Trong đó, cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

Thứ nhất, các NHTM Việt Nam hiện nay mặc dù có thể tiếp cận nhiều phương pháp với nhiều loại mô hình để phát triển các mô hình định lượng rủi ro danh mục như mô hình CreditMetrics, PortfolioManager, CreditPortfolioView, CreditRisk+, nhưng mỗi mô hình này, chúng đều có ưu điểm, hạn chế riêng. Vì thế, việc lựa chọn mô hình định lượng rủi ro danh mục nào để phát triển, sau đó là đưa vào sử dụng trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng sẽ tùy thuộc vào đặc điểm và khả năng của mỗi NHTM Việt Nam.

Thứ hai, các NHTM Việt Nam chỉ có thể triển khai hiệu lực, hiệu quả việc sử dụng các mô hình định lượng rủi ro danh mục hiện đại, khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về hệ thống cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin và đặc biệt là đội ngũ nguồn nhân lực. Các mô hình định lượng rủi ro danh mục hiện đại chỉ có thể phát huy được hiệu quả khi được sử dụng bởi những người có khả năng làm chủ được những mô hình này. Vì vậy, bên cạnh việc hoạch định lộ trình triển khai việc phát triển và sử dụng các mô hình định lượng rủi ro danh mục, các NHTM Việt Nam cũng cần phải hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở dữ liệu và công nghệ thông tin được dựa trên nền tảng số.

5. Kết luận

Từ kết quả khảo sát các cán bộ thẩm định tín dụng và phỏng vấn sâu một số lãnh đạo của các NHTM Việt Nam, bằng phương pháp thống kê mô tả dựa trên kĩ thuật phân tích thống kê so sánh, bài viết đã tổng hợp, phân tích để làm rõ bức tranh về thực trạng sử dụng các công cụ đánh giá rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Với kết quả nghiên cứu này, bài viết không chỉ cung cấp thêm bằng chứng thực tiễn liên quan đến việc sử dụng các công cụ đánh giá rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam mà còn cung cấp thêm cơ sở khoa học cho những nhà hoạch định chính sách, quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam trong việc xây dựng lộ trình triển khai các công cụ/mô hình đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng hiện đại, phù hợp với thông lệ, chuẩn mực

quốc tế.

1 5Cs là viết tắt của năm nhân tố có tác động đến rủi ro tín dụng của người vay, bao gồm: Tính cách (Character), năng lực (Capacity), vốn (Capital), điều kiện (Condition), tài sản bảo đảm (Collateral) của người vay (Beaulieu, 1994).

Tài liệu tham khảo:

1. Allen, L., Delong, G. & Saunders A. (2004), “Issues in the credit risk modeling of retail markets”, Journal of Banking & Finance 28, pp. 727 - 752.

2. Altman, E.I. and Saunders, A. 1998, “Credit risk measurement: Developments over the last 20 years”, Journal of Banking & Finance 21, pp. 1721 - 1742.

3. Beaulieu, P.R. 1994, “Commercial lenders’ use of accounting information in interaction with source credibility”, Contemporary Accounting Research, Vol. 10, No. 2, pp. 557 - 585.

4. Bessis, J. (2015), Risk Management in Banking, 4th edn, John Wiley & Sons, Ltd.

5. Bank for International Settlements (2001), The New Basel Capital Accord: an explanatory note.

6. Bank for International Settlements (2006), International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards.

7. Caouette, J. B., Altman, E. I., Narayanan, P. & Nimmo, R. (2008), Managing Credit Risk: The Great Challenge for the Global Financial Markets, 2nd edn, John Wiley & Sons, Inc, Hoboken, New Jersey.

8. Colquitt, J. (2007), Credit risk management: How to avoid lending disasters and maximize earnings, 3th edn, McGraw-Hill Companies, Inc.

9. Crouhy, M., Galai, D. & Mark, R. (2000), “A comparative analysis of current credit risk models”, Journal of Banking & Finance 24, pp. 59 - 117.

10. Gestel, T. V. & Baesens, B. (2009), Credit Risk Management Basic Concepts: financial risk components, rating analysis, models, economic and regulatory capital, Oxford University Press Inc, New York.

11. Global Association of Risk Professionals (2018), Financial Risk Manager: Credit Risk Measurement and Management, 7th edn, Pearson Education, Inc.

12. Gupton, G. M., Finger, C. C. & Bhatia, M. (1997), CreditMetrics™ Technical Document, J. P. Morgan & Co. Incorporated.

13. Hull, J. C. (2015), Risk Management and Financial institutions, 4th edn, John Wiley & Sons, Inc., Hoboken, New Jersey.

14. Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN quy định tỉ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

15. Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 của Thống đốc NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Tại sao cần nhận biết các dấu hiệu rủi ro tín dụng?

Các rủi ro tín dụng sẽ gây ra các tổn thất về tài chính và thậm chí có thể gây thua lỗ nghiêm trọng gây phá sản cho ngân hàng tổ chức ngân hàng đó. Các tổn thất cụ thể do rủi ro tín dụng có thể kể đến như: Khiến tổ chức ngân hàng đó mất cơ hội thu tiền lãi cho vay. Lợi nhuận của ngân hàng bị giảm sút.

Rủi ro tín dụng xảy ra khi nào?

Rủi ro tín dụng xảy ra khi người đi vay không trả được nợ gốc hoặc lãi vay. Điều này có thể dẫn đến tổn thất tài chính cho ngân hàng, giảm giá trị thị trường của vốn ngân hàng, trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, thậm chí là phá sản ngân hàng.

Ai là người có thể phát hiện rủi ro tín dụng?

Đánh giá rủi ro tín dụng là công việc thuộc về các chuyên viên phân tích, chuyên viên kế toán và chuyên viên kiểm toán. Mức độ rủi ro cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan của mục đích vay vốn cũng như hoạt động của người vay vốn.

Rủi ro tín dụng cá nhân là gì?

Rủi ro tín dụng là tình trạng tổn thất tài chính, các vấn đề xảy ra trong giai đoạn giao dịch. Khi đó, khách hàng không thể trả đủ gốc và lãi khoản vay ngân hàng hoặc không trả nợ đúng hạn theo yêu cầu. Rủi ro tín dụng gây tổn thất nghiêm trọng cho ngân hàng và nếu kéo dài còn ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước.