Đặt câu theo mẫu Ai thế nào nơi về bài biển Cửa Tùng

Đặt câu "Ai thế nào?"

Ví dụ: Mẹ em rất đẹp.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

II. Tập làm văn (2 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị).

Gợi ý:

• Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể .....)?

• Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu?

• Em thích nhất điều gì?

• Tình cảm của em về cảnh vật và con người ở nông thôn (hoặc thành thị)?

Xem đáp án » 16/06/2020 705

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (2 điểm) Nghe – viết:

Nhà rông ở Tây Nguyên

Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.

Xem đáp án » 16/06/2020 398

Đặt 3 câu theo mẫu ai thế nào?

Câu hỏi: Đặt 3 câu theo mẫu ai thế nào?

Trả lời:

-  Một bác nông dân rất cần cù cày cho xong thửa ruộng của mình.

- Một bông hoa hồng trong vườn thật rực rỡ trong nắng sớm.

- Một buổi sớm mùa đông trở nên ấm áp vì có nắng vừa hửng lên.

Cùng Top lời giải làm bài tập và tìm hiểu một số căn cứ phân biệt câu “Ai thế nào?” nhé!

1. Bài tập: 

Đọc thầm đoạn văn sau:

BA ĐIỀU ƯỚC

Ngày xưa, có một chàng thợ rèn tên là Rít. Chàng được một tiên ông tặng cho ba điều ước. Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, Rít ước trở thành vua. Phút chốc, chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. Nhưng chỉ mấy ngày, chán cảnh ăn không ngồi rồi, Rít bỏ cung điện ra đi.

Lần kia, gặp một người đi buôn, tiền bạc nhiều vô kế, Rít lại ước có thật nhiều tiền. Điều ước được thực hiện. Nhưng có của, Rít luôn bị bọn cướp rình rập. Thế là tiền bạc cũng chẳng làm chàng vui.

Chỉ còn điều ước cuối cùng. Nhìn những đám mây bồng bềnh trên trời, Rít ước bay được như mây. Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Nhưng mãi rồi cũng chán, chàng lại thèm được trở về quê.

Lò rèn của Rít lại đỏ lửa, ngày đêm vang tiếng búa đe. Sống giữa sự quý trọng của dân làng, Rít thấy sống có ích mới là điều đáng mơ ước.

(TRUYỆN CỔ TÍCH BA- NA)

Tìm và ghi lại một câu theo mẫu “Ai thế nào?” trong bài.

Trả lời:

 Chàng được một tiên ông tặng cho ba điều ước.

2. Một số căn cứ phân biệt câu Ai thế nào?

+ Căn cứ thứ nhất:

Câu kiểu Ai thế nào? là câu có một bộ phận trả lời câu hỏi Ai? và một bộ phận trả lời câu hỏi thế nào?

+ Căn cứ thứ 2:

- Bộ phận trả lời câu hỏi Ai? là những từ chỉ sự vật cụ thể là những từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối... và thường đứng ở đầu câu (đối với những câu không có phần phụ)

- Bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? là những từ cụm từ trong đó từ chính là từ chỉ đặc điểm, tính chất (vì các em chưa biết khái niệm tính từ), từ chỉ trạng thái. Bộ phận này thường đứng sau bộ phận trả lời câu hỏi Ai?

+ Căn cứ thứ 3:

Câu kiểu Ai thế nào ? thường dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, đồ vật, con vật, cây cối, hiện tượng.

* Để kiểm tra cho chắc chắn thì đặt câu hỏi cho các bộ phận câu.

* Một số lưu ý:

- Có những câu có từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái ở phần không phải là bộ phận trả lời câu hỏi Ai? nhưng câu đó không phải là kiểu câu Ai thế nào?
VD 1: Đàn bò thung thăng gặm cỏ.

- Có những câu có từ chỉ hoạt động đứng trước từ chỉ đặc điểm tính chất nhưng nó vẫn là câu kiểu Ai thế nào?
VD: Quả khế này ăn rất chua.

- Một số câu có thành phần trạng ngữ đứng trước, học sinh thường lúng túng không xác định đúng bộ phân câu trả lời câu hỏi Ai ?, thế nào?VD: Đêm trăng, biển yên tĩnh.

Trước mặt tôi, dòng sông rộng mênh mông.

- Một số câu có bộ phận bổ sung ý nghĩa cho từ chỉ sự vật (định ngữ ) làm học sinh khó xác định đúng bộ phận trả lời câu hỏi Ai ?
VD: Vườn hoa của nhà Lan rất đẹp.

- Có những câu có từ chỉ hoạt động ở bộ phận không phải trả lời câu hỏi Ai? và trong bộ phận đó không có từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái nhưng nó là câu kiểu Ai thế nào?
VD: Những cánh hoa rơi lả tả.

- Một số câu kiểu Ai thế nào? có từ chỉ hoạt động là phần phụ định ngữ bổ nghĩa cho bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? làm học sinh nhầm lẫn đó là câu kiểu Ai làm gì? và xác định nhầm các bộ phận câu.

VD: Tiếng suối chảy rì rào.

- Câu kiểu Ai thế nào? không phải là câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào?
Một số học sinh thường nhầm câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào? là câu kiểu Ai thế nào? Thực tế câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào thường là câu kiểu Ai làm gì?, Ai là gì?

VD: Bạn Thanh Hoa là người rất chăm chỉ.

- Một số câu có từ chỉ đặc điểm tính chất là phần phụ định ngữ bổ nghĩa cho từ chỉ sự vật ở bộ phận trả lời câu hỏi Ai? của câu kiểu Ai làm gì? nhưng học sinh lại nhầm đó là bộ phận trả lời câu hỏi thế nào trong câu Ai thế nào?

VD: Đàn bò của anh Hồ Giáo lông mượt như tơ đang gặm cỏ.

Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Cửa Tùng trang 109 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?

Bài đọc

Cửa Tùng

    Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải - con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.

    Từ cầu Hiền Lương, thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây thường được ngợi ca là “Bà Chúa của các bãi tắm”.  Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.

    Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.

Theo THỤY CHƯƠNG

Bến Hải : sông chảy qua tỉnh Quảng Trị.

- Hiền Lương : cầu bắc qua sông Bến Hải.

Đồi mồi : một loài rùa biển, mai có vân đẹp.

Bạch kim : kim loại quý, màu trắng; nghĩa trong bài: màu trắng sáng.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 3 - Xem ngay

Tập đọc lớp 3: Cửa Tùng là lời giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 3 trang 109 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt 3 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập đọc hiểu Tiếng Việt lớp 3. Mời các em cùng tham khảo phần Soạn bài Cửa Tùng trang 109 tập 1 để chuẩn bị trước 04 câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 được tốt hơn.

Soạn bài Cửa Tùng trang 109 tập 1

  • Nội dung tập đọc Cửa Tùng
  • Trả lời câu hỏi Cửa Tùng
    • Câu 1 trang 109 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1
    • Câu 2 trang 109 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1
    • Câu 3 trang 109 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1
    • Câu 4 trang 109 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1
  • Trắc nghiệm bài Tập đọc Cửa Tùng

Nội dung tập đọc Cửa Tùng

Cửa Tùng

Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải - con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.

Từ cầu Hiền Lương, thuyền xuôi khoảng sau cây số nữa là gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây thường được ngợi ca là “Bà Chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.

Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.

Theo THỤY CHƯƠNG

- Bến Hải: sông chảy qua tỉnh Quảng Trị.

- Hiền Lương: cầu bắc qua sông Bến Hải.

- Đồi mồi: một loài rùa biển, mai có vân đẹp.

- Bạch kim: kim loại quý, màu trắng; nghĩa trong bài: màu trắng sáng.

Trả lời câu hỏi Cửa Tùng

Câu 1 trang 109 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Từ đầu... rì rào gió thổi.

Trả lời:

Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải thật là đẹp: đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh của lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.

Câu 2 trang 109 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Em hiểu thế nào là "Bà Chúa của các bãi tắm"?

Gợi ý: Bà Chúa được hiểu là người đứng đầu.

Trả lời:

Hình ảnh "Bà Chúa của các bãi tắm" có ý nói: bãi cát ở Cửa Tùng là một bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm.

Câu 3 trang 109 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Diệu kì thay... sang màu xanh lục.

Trả lời:

Sắc màu của nước biển Cửa Tùng có điểm đặc biệt là một ngày có ba lần thay đổi: sáng, mặt biển nhuộm màu hồng nhạt; trưa, nước biển xanh lơ và chiều, nước biển có màu xanh lục.

Câu 4 trang 109 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Người xưa so sánh bờ biển Cửa Tùng với cái gì?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn cuối bài: Người xưa... của sóng biển.

Trả lời:

Người xưa so sánh bãi biển Cửa Tùng với chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.

Nội dung: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng, một cửa biển thuộc miền Trung nước ta.

Trắc nghiệm bài Tập đọc Cửa Tùng

Chọn đáp án đúng

Lưu ý: Các em có thể trả lời câu hỏi rồi kiểm tra đáp án hay kích vào đây để làm luôn Trắc nghiệm bài Cửa Tùng trực tuyến.

1. Thuyền của tác giả đang xuôi trên con sông nào?

a. sông Hồng.

b. sông Thu Bồn

c. sông Bến Hải.

2. Con sông Bến Hải là dòng sông như thế nào?

a. Giúp mọi người trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

b. In đậm dấu ấn lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

c. Mang những kỉ niệm đẹp của tác giả.

3. Đôi bờ sông có gì đẹp?

a. Rất nhiều tôm cá.

b. Hoa nở rực rỡ.

c. Mướt màu xanh của lũy tre làng và rặng phi lao.

4. Nơi dòng Bến Hải gặp biển gọi là gì?

a. Cầu Hiền Lương.

b. Cửa Tùng.

c. Bãi biển đẹp

5. Bãi cát ở đây được ngợi ca là gì?

a. Công chúa của các bãi tắm.

b. Bãi tắm đẹp nhất Việt Nam.

c. Bà Chúa của các bãi tắm

6. Trong một ngày, Cửa Tùng có mấy màu sắc nước biển?

a. ba màu

b. bốn màu

c. năm màu

7. Nước biển Cửa Tùng được miêu tả vào những thời gian nào?

a. Bình minh, trưa, khi màn đêm xuống.

b. Bình minh, chiều tà, ban đêm.

c. Bình minh, buổi trưa, chiều tà.

8. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như vật gì?

a. Chiếc lượt chải mái tóc mẹ.

b. Chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.

c. Như một Bà Chúa.

9. Trong bài, đồi mồi là vật gì

a. kim loại quý.

b. con sứa biển.

c. con rùa biển

10. Nội dung bài Cửa Tùng nói về điều gì?

a. Vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng, một cửa biển thuộc miền Trung nước ta.

b. Vẻ đẹp của bãi tắm nơi đây.

c. Vẻ kì diệu của nước biển.

Cửa Tùng được xem là một trong những bãi biển đẹp nhất ở nước ta, cùng tìm hiểu vẻ đẹp độc đáo và khác biệt của phong cảnh nơi đây qua việc soạn bài Cửa Tùng, Tập đọc trang 110 SGK Tiếng Việt 3, tập 1 với 4 câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu nội dung, giúp các em dễ dàng chuẩn bị trước 4 câu hỏi bài tập đọc Cửa Tùng trong SGK Tiếng Việt 3 tập 1, cũng như hiểu hơn được ý nghĩa của bài tập đọc lớp 3 tuần 13 để chuẩn bị thật tốt bài trước khi tới lớp nhé.

Xem thêm:

  • Tập đọc lớp 3: Người liên lạc nhỏ
  • Tập đọc lớp 3: Nhớ Việt Bắc
  • Tập đọc lớp 3: Một trường tiểu học vùng cao
  • Tập đọc lớp 3: Hũ bạc của người cha
  • Tập đọc lớp 3: Nhà bố ở
  • Tập đọc lớp 3: Nhà rông ở Tây Nguyên

Ngoài bài Soạn bài lớp 3: Cửa Tùng, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3 đầy đủ các môn, chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao cùng các giải bài tập môn Toán 3, Tiếng Việt lớp 3, Tiếng Anh lớp 3. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.