Đánh giá nghị định 38 2023 năm 2024

Nghị định 38/2023/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG

False 11822Ngày cập nhật 28/06/2023

Ngày 24 tháng 6 năm 2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2023/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Kết thúc năm 2023, Lào Cai là tỉnh nằm trong tốp những tỉnh, thành phố trong cả nước có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt cao. Theo đó, tỉnh Lào Cai đã thực hiện giải ngân hơn 5.979 tỷ đồng, đạt 112% kế hoạch vốn trung ương giao.

Đánh giá nghị định 38 2023 năm 2024

Ánh sáng nơi lớp học xóa mù chữ

Giáo dục - Thiên An - 22:16, 14/01/2024

"Nếu chỉ ở bản với công việc làm nương, làm rừng thì không sao. Nhưng nhà mình chỉ cách thành phố hơn 10km, ra đó, không hiểu biển quảng cáo viết gì, không đọc được biển chỉ dẫn đường... nên đi đâu cũng phải có người khác biết chữ đi cùng mới đỡ sợ". Lời bộc bạch của chị Má Thị Nhan, hiện đang theo học lớp xóa mù chữ tại thôn Nà Sla, xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn khiến người nghe thực sự cảm động...

Đánh giá nghị định 38 2023 năm 2024

Bộ đội biên phòng mang Tết đến cho người dân nơi đảo xa

Cùng với quá trình thực hiện nhiệm vụ, Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Vạn Gia, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đã huy động các nguồn lực chăm lo cuộc sống cho Nhân dân trên địa bàn. Tết Nguyên Đán 2024 đang đến rất gần, đơn vị đã tổ chức nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa giúp bà con đón Tết đầy đủ, ấm áp, tô thắm thêm tình đoàn kết quân dân vùng biên giới, biển đảo nơi đây.

Đánh giá nghị định 38 2023 năm 2024

Nơi ấy là Phìn Sư…

Phóng sự - Chí Tín - Vũ Mừng - 22:07, 14/01/2024

Những ngày đầu năm mới dương lịch, trên chiếc xe win dã chiến, tôi cùng Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Hoàng Su Phì Lù Kim Triệu tìm về thôn Phìn Sư, xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Nằm ở độ cao hơn 1000m so với mực nước biển, chót vót trên lưng những dãy núi quanh năm trốn trong mây trắng ngủ vùi, nên con đường này chỉ dành cho những ai có thừa lòng can đảm. Và khi đã bỏ lại sau lưng những đèo dốc dựng đứng khiến xe máy đang đi cũng tự bốc đầu, Phìn Sư hiện lên đẹp như cổ tích. Ở đó có những nếp nhà truyền thống của người Cơ Lao, những ruộng bậc thang không đếm hết được số thửa và cả niềm hạnh phúc của người dân khi được nhà nước hỗ trợ trâu bò để phát triển kinh tế hộ gia đình.

Đánh giá nghị định 38 2023 năm 2024

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 2): Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh ở vùng DTTS: Còn nhiều thách thức

Ngày nay, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay từ giai đoạn chuẩn bị mang thai đến khi sinh con, nuôi con là một quá trình cần có kiến thức và sự quan tâm đúng mức, để đứa trẻ sinh ra được khỏe mạnh, phát triển bình thường.Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ từ các bộ, ngành, của cấp ủy và chính quyền các cấp, cũng như của các tổ chức quốc tế, sự nỗ lực của ngành Y tế, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Tuy nhiên, tại các vùng đồng bào DTTS, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em vẫn chưa được bảo đảm.

Đánh giá nghị định 38 2023 năm 2024

“Nữ hoàng trà” giúp bà con DTTS vùng cao Ba Chẽ vươn lên làm giàu

Là huyện vùng cao tỉnh Quảng Ninh, Ba Chẽ được xem là nơi có diện tích trồng trà hoa vàng lớn nhất khu vực phía Bắc. Đây là nông sản có giá trị đặc biệt, được mệnh danh là “nữ hoàng của các loại trà”, giúp nhiều người dân vùng đồng bào DTTS nơi đây ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu.

Đánh giá nghị định 38 2023 năm 2024

“Xuân tình nguyện - Tết sẻ chia”

Ngày 13/1, tại TP. Hạ Long, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Hội Sinh viên tỉnh Quảng Ninh tổ chức Chương trình “Xuân tình nguyện - Tết sẻ chia” - Phát động chương trình trao tặng 5.000 suất quà Tết cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên Đán năm 2024.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các CTMTQG, Đoàn công tác số II đề nghị nghiên cứu quy định của Nghị định số 38/2023/NĐ-CP đã cho phép việc lồng ghép nguồn vốn giữa các CTMTQG được thực hiện trong trường hợp có sự trùng lắp đồng thời về nội dung, đối tượng và phạm vi, địa bàn thực hiện; việc lồng ghép phải đảm bảo không làm thay đổi các mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình. Đồng thời có các biện pháp quyết liệt để thúc đẩy kết quả giải ngân nguồn vốn từ ngân sách trung ương phân bổ để thực hiện các CTMTQG.

PHIÊN HỌP THỨ 3 CỦA ĐOÀN GIÁM SÁT VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN QUANG PHƯƠNG CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP THỨ 3 CỦA ĐOÀN GIÁM SÁT VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN QUANG PHƯƠNG: LÀM RÕ TỒN TẠI, HẠN CHẾ CỦA CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN QUANG PHƯƠNG CHỦ TRÌ CUỘC LÀM VIỆC GIỮA ĐOÀN GIÁM SÁT VỚI TỈNH NGHỆ AN VỀ 3 CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Báo cáo kết quả giám sát sơ bộ của Đoàn công tác số II về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội các CTMTQG giai đoạn 2021-2025 (trên địa bàn 5 tỉnh: Sóc Trăng, Quảng Nam, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An) tại Phiên họp thứ 3 của Đoàn giám sát, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Lâm Văn Đoan cho biết, sau 2 năm triển khai thực hiện, 3 CTMTQG, trong đó có CTMTQG giảm nghèo bền vững, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và văn bản chỉ đạo, quản lý và triển khai ở cả trung ương và địa phương còn có khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Tuy nhiên việc tháo gỡ, xử lý đã được triển khai nhưng còn chậm, nhất là việc sửa đổi, bổ sung một số quy định, hướng dẫn chi tiết thực hiện 3 CTMTQG còn chưa thống nhất, chưa phù hợp với quy định pháp luật chuyên ngành, chưa đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại Công điện 71/CĐ-TTg và Chương trình công tác năm 2023 của Ban Chỉ đạo Trung ương các CTMTQG, chưa đồng bộ, cá biệt có khó khăn, vướng mắc đã được kiến nghị nhưng chưa được giải quyết.

Đánh giá nghị định 38 2023 năm 2024

Đại diện Đoàn công tác số II, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Lâm Văn Đoan

Nguyên nhân tháo gỡ vướng mắc còn chậm

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Lâm Văn Đoan cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là các VBQPPL phải có một thời gian nhất định để tiến hành các quy trình, thủ tục xây dựng theo Luật Ban hành VBQPPL; các khó khăn vướng mắc có nội dung phức tạp; sự phối hợp giữa các bộ, ngành chưa kịp thời, đồng bộ; Nguồn vốn trung ương bố trí năm 2021, 2022 bố trí chậm, chưa kịp thời dẫn đến việc chuyển nguồn khá lớn sang năm 2023, cùng với nguồn vốn bố trí cho năm 2023, tạo áp lực đối với việc triển khai, giải ngân trong năm 2023; Công tác lập dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư của nhiều địa phương, bộ ngành còn có những hạn chế nhất định, do đó, làm phát sinh nhiều thủ tục hành chính khiến cho việc triển khai dự án, giải ngân bị chậm; Kết quả việc triển khai giải ngân vốn từ nguồn ngân sách trung ương còn hạn chế, cả vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp; bố trí vốn sự nghiệp còn thấp, chưa cân đối giữa các năm, có xu hướng dồn vào những năm cuối thực hiện Chương trình; trong 6 tháng đầu năm 2023 việc giải ngân vốn sự nghiệp đạt thấp do VBQPPL có liên quan vẫn còn vướng mắc, chậm được sửa đổi, bổ sung.

Bên cạnh đó, còn do số lượng dự án đầu tư nhỏ lẻ vẫn còn khá nhiều, suất đầu tư thấp, dẫn đến dàn trải, chưa thật sự đảm bảo nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, bền vững; quy trình, thủ tục để triển khai dự án đầu tư phát triển theo Luật Đầu tư công và hồ sơ, thủ tục vay vốn, mức vốn vay tín dụng chính sách xã hội cần tiếp tục được rà soát tinh giản, đơn giản hóa, tạo thuận lợi, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tượng yếu thế là người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số tiếp cận vốn, nhất là trong các khoản vay trung hạn, dài hạn như hỗ trợ nhà ở, dự án phát triển sản xuất; năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở một số nơi, nhất là cấp cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong xây dựng, triển khai các dự án đầu tư công, lồng ghép vốn, áp dụng các cơ chế đặc thù… trong khi số lượng văn bản hướng dẫn thực hiện 3 CTMTQG nói chung còn nhiều và phức tạp.

Những cơ chế, yêu cầu mới như lồng ghép chính sách, tích hợp nguồn lực giữa các CTMTQG, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương; cơ chế đặc thù trong quản lý, triển khai các công trình, dự án; đầu tư trọng tâm, trọng điểm, bền vững; cải cách thủ tục hành chính; xây dựng tiêu chí khuyến khích cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng về thoát nghèo, giảm nghèo bền vững cần được tiếp tục nghiên cứu, rà soát để thể chế hóa, cụ thể hóa nâng cao tính khả thi, sát thực tiễn.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của CTMTQG xây dựng nông thôn mới chưa bền vững; có biểu hiện chạy theo thành tích. Qua đi thực tế làm việc tại một số địa phương cho thấy, các tiêu chí nông thôn mới gắn với mục tiêu phát triển bền vững còn chưa ổn định và nâng cao, nhất là các tiêu chí: 9 về nhà ở dân cư, 10 về thu nhập, 11 về nghèo đa chiều, 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, trong khi các xã, thôn đặc biệt khó khăn khi đạt chuẩn nông thôn mới thì người dân không tiếp tục được nhà nước có các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, điều kiện sinh hoạt, tín dụng chính sách xã hội… Điều này đặt ra vấn đề cần rà soát, đánh giá kỹ tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, thoát nghèo bền vững đối với các huyện nghèo, xã, thôn đặc biệt khó khăn và yêu cầu đảm bảo cuộc sống của người dân tại các địa bàn này cần được thực sự được cải thiện, nâng cao một cách bền vững sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Đánh giá nghị định 38 2023 năm 2024

Toàn cảnh Phiên họp thứ 3 của Đoàn giám sát

Kiến nghị giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực hiện các CTMTQG

Từ những vướng mắc, bất cập nêu trên, thay mặt Đoàn công tác số II, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Lâm Văn Đoan đề nghị nghiên cứu quy định của Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 đã cho phép việc lồng ghép nguồn vốn giữa các CTMTQG được thực hiện trong trường hợp có sự trùng lắp đồng thời về nội dung, đối tượng và phạm vi, địa bàn thực hiện. Việc lồng ghép phải đảm bảo không làm thay đổi các mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình để lồng ghép chính sách, tích hợp nguồn lực giữa các CTMTQG, bảo đảm hiệu quả nguồn lực đầu tư.

Nghiên cứu quy định của Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 đã cho phép việc lồng ghép nguồn vốn giữa các CTMTQG được thực hiện trong trường hợp có sự trùng lắp đồng thời về nội dung, đối tượng và phạm vi, địa bàn thực hiện. Việc lồng ghép phải đảm bảo không làm thay đổi các mục tiêu, nhiệm vụ của từng Chương trình để lồng ghép chính sách, tích hợp nguồn lực giữa các CTMTQG, bảo đảm hiệu quả nguồn lực đầu tư.

Đáng lưu ý, cần có các biện pháp quyết liệt để thúc đẩy kết quả giải ngân nguồn vốn từ ngân sách trung ương phân bổ; bố trí, phân bổ ngân sách địa phương đối ứng thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững và CTMTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện các Chương trình.

Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để đánh giá kịp thời tình hình triển khai thực hiện các CTMTQG tại địa phương. Khẩn trương chấn chỉnh rút kinh nghiệm, tiếp thu, xử lý các ý kiến, kết luận của Kiểm toán Nhà nước về thực hiện 3 CTMTQG về công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công: phân bổ vốn đầu tư phát triển chưa chi tiết danh mục dự án; chưa giao hết số vốn Trung ương giao; bố trí vốn đối ứng ngân sách địa phương còn chưa đảm bảo tỷ lệ quy định....

Mục tiêu của 3 CTMTQG giai đoạn 2021 - 2025 gắn với những yêu cầu, định hướng phát triển bền vững về kinh tế -xã hội, do đó, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai 3 Chương trình cần quan tâm đến tính bền vững, thực chất của việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của 3 Chương trình tại địa phương.

Đánh giá nghị định 38 2023 năm 2024

Các thành viên Đoàn giám sát tham dự Phiên họp thứ 3

Đối với CTMTQG giảm nghèo bền vững, Đoàn công tác số II đề nghị nghiên cứu ban hành chính sách chuyển hộ nghèo không có khả năng lao động sang thực hiện chính sách bảo trợ xã hội. Thực hiện tốt nhiệm vụ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm bảo đảm chính xác, đúng tiến độ. Xác định số hộ nghèo không có khả năng lao động, số hộ nghèo, hộ cận nghèo có đối tượng là người có công với cách mạng để có các giải pháp hỗ trợ cụ thể đối với những đối tượng này.

Đồng thời có các giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bền vững, tập trung giải quyết các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản nhất hiện nay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tập trung đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

Đối với CTMTQG xây dựng nông thôn mới, cần rà soát công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới; so sánh định mức chi hỗ trợ giữa các tỉnh khác để có chi phí hỗ trợ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Lưu ý công tác lấy ý kiến nhân dân, công khai, minh bạch theo quy định của Luật Dân chủ ở cơ sở.

Đối với CTMTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, cần xác định rõ những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất của đồng bào DTTS để chủ động có kế hoạch và giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào. Thực hiện tốt việc phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, hướng tới phát triển bền vững và thúc đẩy tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào DTTS trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo, đôn đốc triển khai hiệu quả nguồn vốn, nội dung đầu tư của Chương trình có trọng tâm, trọng điểm, theo đối tượng và nội dung hỗ trợ; nghiên cứu, rà soát và có đề xuất cụ thể với Đoàn giám sát trong việc điều chỉnh nguồn vốn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương./.