Đánh giá môi trường trong khai thác khoáng sản

Với 5000 điểm mỏ của hơn 60 loại khoáng sản, Việt Nam có công nghiệp khai thác mỏ khá sôi động. Để ngành này phát triển bền vững, cần quan tâm tới xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

![](https://bcp.cdnchinhphu.vn/v35/uploaded/5/14874_Khai_thac_mo.jpg

editor)

Môi trường bị ô nhiễm

Theo ông Trịnh Minh Cương, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam: Nhiều khu vực mỏ đã gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng do lượng nước thải ra trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản không được xử lý (trong thành phần nước thải có tính axít, tính kiềm cao, có kim loại nặng và các chất độc hại).

Hàng năm tại vùng than Quảng Ninh, các mỏ thải hơn 70 triệu m3 nước ra môi trường xung quanh. Nếu nguồn nước này không được xử lý, chảy và tích tụ ở môi trường xung quanh sẽ ảnh hưởng đến đất canh tác, môi truờng sống của cộng đồng. Mặt khác, khối lượng đất đá thải từ 193 triệu tấn (năm 2006) tăng lên 216 triệu tấn (năm 2008). Nhiều bãi thải có chiều caotừ 100 200 m, chẳng những gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực.

Việc khai thác cát sỏi lòng sông, vật liệu san lấp do không sử dụng thiết bị, công nghệ hiện đại, không theo thiết kế được duyệt đã làm sói lở bờ sông, ô nhiễm nguồn nước, tác động xấu tới dòng chảy, có nguy cơ bị biển xâm thực. Hoạt động này đã diễn ra ở hầu hết các sông, suối cả nước, nhưng sôi động hơn cả là trên sông Đồng Nai, Vàm Cỏ Đông, sông Tiền, sông Hậu… làm đục nước sông, gây sạt lở bờ sông, cản trở và gây tai nạn giao thông đường thủy.

Ông Mai Thế Toản, Tổng cục Môi trường cho rằng: Hầu hết các mỏ khai thác quặng kim loại đều là mỏ lộ thiên, việc khai thác đòi hỏi phải bóc lượng đất đá thải rất lớn; quá trình khai thác thường sinh ra bụi, nước thải với khối lượng lớn, gây ô nhiễm không khí và nước. Đó là chưa kể bụitrong quá trình tuyển quặng (tuyển tinh quặng ilmenit, rutil, zircon từ cát biển). Quy trình khai thác đá lạc hậu, không có hệ thống thu bụi dẫn đến hàm lưọng bụi tại nơi làm việc lớn gấp 9 lần tiêu chuẩn cho phép.

Định hướng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi truờng

Ngành công nghiệp khai thác mỏ hằng năm tạo ra khối lượng đất đá thải rất lớn do phải bóc đất phủ và quặng nghèo, đặc biệt khai thác mỏ khoáng sản độc hại thì việc xử lý chất thải rắn rất phức tạp. Trong đất đá thải chứa nhiều tạp chất khác nhau nên phải được quản lý theo quy trình nghiêm ngặt để ngăn ngừa ô nhiễm nước mặt, nước ngầm. Việc chuyển đổi phương pháp khai thác từ lộ thiên sang hầm lò cũng giảm thiểu tác động tới môi trường, khắc phục được tình trạng ô nhiễm nước mặt, nước ngầm do đất đá thải gây ra. Nhiều mỏ than ở Quảng Ninh đã và đang lựa chọn phương pháp khai thác than hầm lò hoặc kết hợp lộ thiên và hầm lò vừa đáp ứng việc khai thác than ở độ sâu nhằm gia tăng sản lượng vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Trong khai thác mỏ cũng cần giảm thiểu lượng nước tiêu thụ và sử dụng năng lượng có hiệu quả, đồng thời áp dụng công nghệ tái sử dụng nước tối đa. Muốn vậy các thiết bịsử dụng trong mỏ phải đảm bảo tiêu hao năng lượng thấp và thải ít chất thải ra môi trường xung quanh.

Các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản, nhất là chế biến cần nâng cao trách nhiệm trong công tác BVMT, chủ động đổi mới công nghệ, hướng tới công nghệ sạch, tiết kiệm tài nguyên với một đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật lành nghề để phát triển bền vững; Các cấp chính quyền, nhất là những nơi có hoạt động khoáng sản cầntăng cuờng tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để chung tay BVMT.

Cùng với các giải pháp trên, các ngành hữu trách cần hoàn thiện các khung chính sách và pháp luật BVMT, triển khai hiệu quả chương trình "Phục hồi môi trường ở các vùng khai thác khoáng sản", đánh giá tổng thể tác động môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên phạm vi cả nước và báo cáo môi trường quốc gia để từ đó đề ra cơ chế, chính sách phù hợp, xây dựng hệ thống thanh tra khoáng sản đủ mạnh…

(TN&MT) - Những năm qua, công tác quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường (BVMT) trên cả nước đã có những chuyển biến tích cực. Các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị khai thác đã cơ bản tuân thủ quy định của Nhà nước về BVMT, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp, trong đó có các đơn vị khai thác mỏ đá vi phạm quy định về quản lý môi trường trong khai thác.

Kiểm tra hồ sơ, thực địa các mỏ khoáng sản

Theo Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản miền Bắc (Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam), để đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường, các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị khai thác cần có: Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)/ Phương án BVMT/ Đề án BVMT/ Kế hoạch BVMT; dự án cải tạo phục hồi môi trường; xác nhận việc hoàn thành công trình BVMT phục vụ giai đoạn vận hành dự án (nếu có); niêm yết, công khai kế hoạch BVMT tại mỏ và địa phương; báo cáo quan trắc, giám sát môi trường (tần suất, kết quả lấy và phân tích mẫu,…); ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường (số tiền phải nộp, đã nộp hàng năm lũy kế đến thời điểm kiểm tra).

Ngoài ra, các đơn vị cũng cần có các hồ sơ khác như: Phí BVMT (số tiền phải nộp, đã nộp hàng năm lũy kế đến thời điểm kiểm tra); thu gom, xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt; thu gom quản lý chất thải nguy hại (Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, Hợp đồng vận chuyển, xử lý; Báo cáo việc quản lý chất thải nguy hại định kỳ,…); các thông tin về hệ thống, công trình, thiết bị và quy trình vận hành để xử lý chất thải các loại đã cam kết theo quy định (nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại,...); lập kế hoạch quản lý môi trường của dự án; các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường…

Đánh giá môi trường trong khai thác khoáng sản

Tăng cường kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản sẽ bảo vệ môi trường.

Hàng năm, bên cạnh việc kiểm tra hồ sơ, Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản miền Bắc tiến hành kiểm tra thực địa đối với các tổ chức, doanh nghiệp và đơn vị khai thác khoáng sản, cụ thể, kiểm tra công trình BVMT, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong phạm vi khu vực khai thác theo Báo cáo ĐTM được phê duyệt/ Phương án BVMT đã được xác nhận đăng ký.

Cục cũng kiểm tra sự phù hợp giữa thiết kế và thực tế xây dựng, quy trình vận hành của các công trình BVMT. Qua đó, đánh giá kết quả hoạt động của công trình; đánh giá biện pháp xử lý chất thải (gồm: nước thải, khí thải và chất thải rắn, chất thải nguy hại,...) theo các nội dung mà doanh nghiệp đã cam kết. Cụ thể, kiểm tra kết quả thực hiện tại các công trình BVMT, tại các khu vực moong khai thác, công trường khai thác, bãi thải, kho chứa chất thải nguy hại, các hồ lắng, khu vực quặng thải, quặng đuôi (nếu có)...

Đồng thời, kiểm tra hiện trạng việc đổ bùn thải của hoạt động tuyển và làm giàu quặng, bùn thải của hệ thống xử lý chất thải (nếu có); xác định mức độ phù hợp của quá trình đổ thải với các quy định hiện hành; thu thập các thông tin (hình ảnh, video) tại các vị trí đã kiểm tra, nhất là các vị trí có dấu hiệu vi phạm.

Xử lý nhiều doanh nghiệp vi phạm

Trong năm 2021, Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản miền Bắc đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản và BVMT trong khai thác khoáng sản tại 2 tỉnh Phú Thọ và Sơn La. Tại Phú Thọ, có 6 mỏ đá, gồm 5 mỏ đá vôi, đá sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng của Công ty CP Xi măng Phú Thọ, Công ty CP Xi măng Sông Thao; 1 mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường của Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập.

Tại tỉnh Sơn La, có 6 mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường của Hợp tác xã Tổ hợp sản xuất khai thác đá Đức Hiền, Công ty TNHH sản xuất vật liệu và xây dựng Hùng An Mai, Công ty CP xây dựng Trường Giang, Công ty CP đầu tư và xây dựng CHĐ, Công ty TNHH một thành viên Hữu Hảo Tây Bắc, Chi nhánh Công ty CP đầu tư xây dựng thương mại Xuân Hùng tại Sơn La.

Trong quá trình kiểm tra một số doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên, đã phát hiện nhiều sai phạm trong quá trình khai thác. Cụ thể, các công ty này chưa thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; chưa thực hiện Chương trình giám sát môi trường theo ĐTM đã được phê duyệt; chưa thực hiện xây dựng công trình BVMT theo Báo cáo ĐTM đã được phê duyệt; chưa lập Phương án phòng ngừa, ứng cứu khi xảy ra sự cố, bảo đảm an toàn cho người và tài sản; chưa có Báo cáo công tác BVMT; chưa lập Kế hoạch quản lý môi trường của dự án; lấy và phân tích mẫu quan trắc môi trường không đầy đủ số lượng theo Báo cáo ĐTM được phê duyệt; chưa báo cáo cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành các công trình BVMT trong giai đoạn vận hành Dự án; thực hiện quan trắc môi trường chưa đủ tần suất theo quy định; nộp phí BVMT chưa đầy đủ...

Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản miền Bắc đã báo cáo để Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Bộ TN&MT có công văn đề nghị UBND tỉnh Sơn La, Phú Thọ chỉ đạo Sở TN&MT phối hợp với các Sở, ban, ngành của tỉnh có liên quan tiếp tục xem xét xử lý theo quy định.

Đồng thời, gửi Thông báo đến từng tổ chức yêu cầu khắc phục các tồn tại, vi phạm và thực hiện đúng nội dung Giấy phép khai thác được cấp, thiết kế mỏ được phê duyệt, khai thác phải đảm bảo an toàn, môi trường; gửi văn bản để UBND các tỉnh có liên quan đôn đốc các tổ chức thực hiện, nhằm hoàn thiện công tác BVMT trong quá trình khai thác khoáng sản.

Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về khoáng sản nói chung và quản lý, khai thác, sử dụng đá vôi nói riêng, đưa hoạt động khai thác, sử dụng đá vôi vào nền nếp, phát huy tối đa hiệu quả của nguồn tài nguyên khoáng sản này, trên cơ sở kết quả thanh tra, kiểm tra, Bộ cũng đã báo cáo Thủ tướng để chỉ đạo các Bộ, ngành, liên quan, UBND các tỉnh, thành phố triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện cũng như đề xuất cơ chế, chính sách để quản lý.