Công văn sở giáo dục đào tạo thanh hóa

BẢN QUYỀN SỬ DỤNG THUỘC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VĨNH LỘC Địa chỉ: Thị Trấn Vĩnh Lộc - Huyện Vĩnh Lộc - Tỉnh Thanh Hóa Điện thoại: (037).3833.197 - Email: [email protected] Trưởng ban biên tập: Trần Văn Sơn - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo

Ghi rõ nguồn tin khi phát hành lại thông tin trên Cổng thông tin PGD huyện Vĩnh Lộc

Để hoàn thành việc thực hiện các chỉ tiêuphát triển kinh tế - xã hộiđược giao năm 2022, đặc biệt là từng bước góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Sở GDĐT đã chủ động, tích cực trong việc chủ trì, phối hợp với các đơn vị, sở, ngành có liên quan; cấp ủy, chính quyền các địa phương tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh xây dựng, triển khai, thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo, kết quả nổi bật là:

1. Về công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển giáo dục và đào tạo

- Tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh; từng bước tiến tới hoàn thành mục tiêu được giao tại Quyết định số 700-QĐ/TU ngày 10/9/2021 của Tỉnh ủyvề Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2021 - 2025;

- Trong năm 2022, Sở GDĐT đã hoàn thành việc tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách như:

+ Nghị quyết về phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Mua sắm thiết bị triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa(Nghị quyết số 316/NQ-HĐND ngày 27/08/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh).

+ Nghị quyết Quy định mức thu tối đa các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Nghị quyết số 286/2022/NQ-HĐND ngày 13/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh).

+ Nghị quyết về Quy định mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm học 2022 - 2023 đến hết năm học 2025 - 2026 (Nghị quyết số 287/2022/NQ-HĐND ngày 13/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh).

+ Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 186/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh ban hành Chính sách khuyến khích đối với học sinh, giáoviên, cán bộ quản lý Trường trung học phổ thông chuyên Lam Sơn và các Trường trung học phổthông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND ngày 11/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh).

+ Nghị quyết về Quy định mức hỗ trợ đối với các cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục; trẻ em, giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa (Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND ngày 11/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh).

+ Kế hoạch về Đào tạo nâng trình độ chuẩn của giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cở sở trên địa bàn tỉnh năm 2023 (Kế hoạch số 294/KH-UBND ngày 28/12/2022 của UBND tỉnh).

+ Đề án “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030” (Quyết định số 2220/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh).

- Hiện nay, Sở GDĐT đang tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan hoàn thành các nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành:

+ Kế hoạch Xây dựng hạ tầng Công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục đáp ứng điều kiện thực hiện Chương trình GDPT 2018 và triển khai các nền tảng, ứng dụng, học liệu dùng chung trong toàn ngành giáo dục.

+ Sửa đổi các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành, gồm: Quyết định số 3185/QĐ-UBND ngày 23/8/2016 về quy định định mức bình quân học sinh/lớp học và định mức biên chế cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên hành chính của các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở công lập trên địa bàn tỉnh, Quyết định số 3465/QĐ-UBND ngày 09/9/2016 về quy định định mức bình quân học sinh/lớp học và định mức biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hành chính của các trường trung học phổ thông, trường trung học cơ sở và trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh; ban hành Quy định về tuyển dụng, điều động, luân chuyển giáo viên Trường THPT chuyên Lam Sơn nhằm nâng cao chấtlượng đội ngũ thực hiện nhiệm vụ giáo dục mũ nhọn.

- Tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú (HSBT) và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thuộc Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 đến năm 2025; tiếp tục tham mưu việc mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học lớp 3, lớp 7, lớp 10 để thực hiện Chương trình GDPT 2018.

2. Kết quả tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án về giáo dục và đào tạo

2.1. Sự tác động tích cực đến giáo dục và đào tạo và xã hội

Sau khi của các chương trình, kế hoạch, đề án về giáo dục và đào tạo được ban hành, Sở GDĐT đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng, bằng nhiều hình thức đến đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh và các tầng lớp Nhân dân; hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị, trường học tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, đảm bảo theo đúng quy định, việc đó đã góp phần tích cực, đẩy nhanh sự phát triển giáo dục và đào tạo, tác động tích cực đến các bậc phụ huynh, các tầng lớp nhân dân và đến dư luận xã hội về cơ chế, chính sách của Tỉnh, của Ngành GDDT, như:

- Kịp thời trang cấp thiết bị phục vụ công tác dạy và học;

- Khuyến khích, tạo động lực cho cán bộ giáo viên, học sinh phấn đấu đạt đạt thành tích cao trong hoạt động dạy và học;

- Tạo điều kiện để cán bộ giáo viên có cơ hội được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ đáp yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay;

- Tạo điều kiện, có cơ chế hỗ trợ trẻ em, giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh;

- Tạo ra hành lang pháp lý để các cơ sở giáo dục thực hiện các khoản thu phục vụ hoạt động dạy và học, do đó, hạn chế tối đa việc các cơ sở giáo dục thực hiện các khoản thu không đảm bảo đúng quy định.

Năm học 2022 - 2023, Sở GDĐT đã không nhận được đơn thư phản ánh về việc thực hiện các khoản thu sai quy định của các cơ sở giáo dục; các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội gần như không có tin bài phản ánh việc “lạm thu” của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh;

- Giúp phụ huynh học sinh hiểu rõ các khoản thu phục vụ việc học tập của con, em, điều đó tạo nên tư tưởng yên tâm, tâm lý thoái mái và tin tưởng vào các khoản thu của nhà trường, dẫn đến không có đơn thư phản ánh của các bậc phụ huynh, của Nhân dân về việc các cơ sở giáo dục thực hiện việc “lạm thu”.

2.2. Sự tác động tích cực đến kết quả giáo dục và đào tạo

Sau khi tổ chức triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án về giáo dục và đào tạo, đã góp phần để giáo dục và đào tạo phát triển, như:

- Quy mô về trường, lớp tiếp tục ổn định, hệ thống cơ sở giáo dục ngoài công lập có xu hướng phất triển, góp phần làm giảm ấp lực về đầu tư công đối với giáo dục và đào tạo;

- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia từng bước tiến gần mục tiêu được giao tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đến tháng 7 năm 2022, toàn tỉnh có 1.656/2.026 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 81,74%), cụ thể: Mầm non 551/682 trường (đạt tỷ lệ 80,79%); Tiểu học 541/601 trường (đạt tỷ lệ 90,02%); THCS 511/618 trường (đạt tỷ lệ 82,69%); THPT 53/99 trường (đạt tỷ lệ 53,53%);

- Các trường học trên địa bàn tỉnh phần lớn có khuôn viên xanh, sạch, đẹp hướng đến hiện đại; cơ sở vật chất tiếp tục được tỉnh, các địa phương quan tâm đầu tư, tăng cường theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia và đảm bảo quy định về cơ sở vật chất đối với trường học theo quy định của Bộ GDĐT, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Đến nay, toàn tỉnh có khoảng trên 25.000/28.000 phòng học kiên cố (đạt tỷ lệ 89,29%); tỷ lệ phòng học bộ môn còn thấp; 100% các trường TH, THCS được trang cấp thiết bị, đồ dùng dạy học thực hiện chương trình GDPT 2018.

- Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trên địa bàn tỉnh có trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn cao ngày càng tăng, có lập trường tư tưởng kiện định, vững vàng; có đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm trong công việc; tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện Chương trình GDPT 2018. Đến nay, toàn tỉnh có tổng số 53.500 cán bộ quản lý, giáo viên, trong đó: Giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông là 52.740 người (ngoài công lập 2.798 người; công lập 49.944 người, trong đó: Mầm non 15.821 người, Tiểu học 15.972 người, Trung học cơ sở 12.806 người, Trung học phổ thông 5.345 người); GDNN - GDTX 760 người.

- Về chất lượng giáo dục: Trong nhưng năm gần đây, chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được duy trì, giữ vững; chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên: Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp năm 2015 là 91,2%, đến năm 2022 là 98.46% (tăng 7,26%), điểm trung bình Kỳ thi tốt nghiệp THPT tăng đáng kể, năm học 2022 đạt 6,347 điểm (xếp thứ 27 toàn quốc, tăng 5 bậc so với năm 2021), là tỉnh có số lượng học sinh đạt điểm 10 các môn thi tốt nghiệp cao nhất cả nước, số lượng học sinh 27 điểm trở lên (tổng điểm 3 môn xét tuyển đại học theo khối) cao của cả nước, trong đó có nhiều năm có học sinh đạt điểm tuyệt đối 30/3 môn. 100% các xã, phường, thị trấn của 27 huyện, thị xã, thành phố đạt phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học đạt mức độ 3 (là tỉnh thứ 15 của cả nước đạt mức độ 3, mức độ cao nhất hiện nay); phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt mức độ 2 (là tỉnh thứ 12 đạt chuẩn mức độ 2).

3. Thuận lợi, khó khăn, thách thức trong việc tham mưu xây dựng, triển khai, thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo

3.1. Thuận lợi:

Ngành GDĐT luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; sự tích cực phối hợp của các sở, ngành, đơn vị có liên quan và chính quyền các địa phương trong việc xây dựng, triển khai, thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo, như: Việc góp ý có văn bản góp ý, ý kiến góp ý có chất lượng tạo điều kiện cho Sở GDĐT tham mưu ban hành các chương trình, kế hoạch, đề án đảm bảo quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế, khả thi trong quá trình thực hiện, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch, đề án đã được ban hành,...

3.2. Khó khăn:

- Một số văn bản quy phạm pháp luật còn có nội dung chồng chéo, bất cập, mặc dù chưa hết hiệu lực nhưng không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay; văn bản của một số bộ, ngành Trung ương chưa có quy định, hoặc có nhưng quy định chưa cụ thể, dẫn đến việc không thể hoàn thành việc tham mưu ban hành chính sách, như: Bộ GDĐT chưa có văn bản quy định về tiêu chí trường chất lượng cao, nên không thể tham mưu ban hành Chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng, thành lập trường phổ thông tư thục chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhưng.

- Việc triển khai triển khai, thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án có tác động tích cực đến kết quả giáo dục và đào tạo, song ngành giáo dục và đào tạo còn gặp không ít những khó khăn, thách thức để nền giáo dục tỉnh nhà tiếp tục phát triển, phát triển bền vững đó là:

+ Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để đáp ứng việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, đặc biệt là việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 theo quy mô trường, lớp, học sinh hiện nay, cũng như dự báo quy mô phát triển trong những năm tiếp theo, còn thiếu nhiều, nhất là giáo viên mầm non, tiểu học và giáo viên dạy các môn học đặt thù.

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học luôn được tỉnh, cũng như các địa phương quan tâm đầu tư, tăng cường, tuy nhiên, nguồn lực đầu tư còn hạn chế nên chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế và quy định của Bộ GDĐT: Tỷ lệ phòng học tạm còn cao, tỷ lệ phòng học bộ môn còn thấp, 100% các trường TH, THCS được trang cấp thiết bị, đồ dùng dạy học thực hiện chương trình GDPT2018, nhưng số lượng thiết bị được trang cấp còn hạn chế.

+ Chất lượng giáo dục toàn diện trong những năm gần đây từng bước được nâng lên, song sự chênh lệch về chất lượng giữa các vùng miền trong tỉnh còn có sự cách biệt, chất lượng môn Tiếng anh còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu.

4. Giải pháp khắc phục

Sở GDĐT sẽ tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan và chính quyền các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để ban hànhchương trình, kế hoạch, đề án có tính chiến lược góp phần tạo động lực phát triển GDĐT, nhất là để giải quyết các khó khăn thách thức lớn của Ngành GDĐT trong giai đoạn hiện nay, như: Tình trạng thiếu giáo viên; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục; chất lượng giáo dục còn chênh lệch giữa các vùng miền, chất lượng môn Tiếng anh còn chưa đáp ứng được yêu cầu.