Công ty cổ phần hóa dầu dầu khí vidamo

Cổ phiếu PVO được phát hành bởi Công ty Cổ phần Dầu nhờn PV Oil, hiện được giao dịch trên sàn chứng khoán UPCoM

Thông tin khái quát về CTCP Dầu nhờn PV Oil

Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty Cổ phần Dầu nhờn PV Oil

Tên giao dịch tiếng Anh: PVOil Lube Joint Stock Company

Tên viết tắt: PVOIL Lube

Vốn điều lệ: 89.000.000.000 đồng

Địa chỉ: 193/6A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TP. HCM

Điện thoại: 028 39326232 - Fax: 028 39326248

Email: [email protected]

Website: http://pvoillube.vn/

Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1991, thành lập xí nghiệp Dầu mỡ nhờn VIDAMO trực thuộc Tổng công ty Dầu mỏ Khí đốt Việt Nam.

Năm 1992, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành Công ty VIDAMO.

Năm 1996, hợp nhất với công ty Lọc Hóa dầu thành Công ty Chế biến và Kinh doanh Sản phẩm Dầu mỏ - PV PDC (Năm 2001 chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước theo luật doanh nghiệp) Sử dụng tên giao dịch là PDC).

Năm 2008, thành lập Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) trên cơ sở hợp nhất Công ty PDC, Petechim và PetroMekong. Công ty TNHH Một thành viên Hóa dầu Dầu khí VIDAMO được thành lập trên cơ sở nhận chuyển giao 2 đơn vị sản xuất và kinh doanh Dầu mỡ nhờn của PV OIL là xí nghiệp dầu mỡ nhờn Vidamo Hà Nội và Xí nghiệp dầu mỡ nhờn Vidamo Bình Chiểu.

Năm 2009, công ty TNHH một thành viên Hóa dầu Dầu khí VIDAMO được Cổ phần hóa thành Công ty cổ phần Hóa dầu Dầu khí VIDAMO.

Năm 2012, công ty cổ phần Hóa dầu Dầu khí VIDAMO đổi tên thành Công ty cổ phần Dầu nhờn PV OIL (PV OIL LUBE).

Ngày 07/08/2015, cổ phiếu công ty được chấp thuận đăng ký giao dịch trên UPCoM với mã chứng khoán PVO.

Ngày 12/01/2016, ngày giao dịch đầu tiên của PVO trên UPCoM.

Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu PVO nhất?

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 8.900.000 cổ phiếu.

Công ty cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư Sài Gòn - Hà Nội (SHF) là tổ chức đang nắm giữ nhiều cổ phiếu PVO nhất với 400.000 cổ phiếu, tương đương 4,49% cổ phần công ty. Xếp sau là Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) với 295.000 cổ phiếu, tương đương 3,31% cổ phần công ty. Cổ đông Lê Văn Bách - thành viên Hội đồng quản trị - sở hữu 25.900 cổ phiếu, tương đương 0,29% cổ phần công ty.

Lịch sử giá cổ phiếu PVO qua các năm

Lịch sử giá cổ phiếu PVO

Công ty cổ phần hóa dầu dầu khí vidamo

Sau khi lên sàn, giá cổ phiếu PVO đã duy trì xu hướng đi ngang trước khi bất ngờ tăng mạnh vào tháng 1/2018. Giá cổ phiếu PVO nhanh chóng đạt đỉnh và giảm mạnh. Sau đó, giá cổ phiếu PVO tiếp tục duy trì xu hướng đi ngang và dần có những biến động mạnh và tăng dần kể từ tháng 12/2020.

Giá cổ phiếu PVO thấp nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu PVO thấp nhất là 2.470 đồng/cổ phiếu vào ngày 23/3/2020 (tính theo giá điều chỉnh).

Giá cổ phiếu PVO cao nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu PVO cao nhất là 21.900 đồng/cổ phiếu vào ngày 09/03/2022 (tính theo giá điều chỉnh).

Có nên mua cổ phiếu PVO?

Tình hình kinh doanh của PVO

Năm 2021, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của PVO lần lượt ở mức 331 tỷ đồng và 239 triệu đồng.

Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu PVO

Sàn UPCoM hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu PVO tại ngày 06/04/2022 là 15.000 đồng, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 1.500.000 đồng/lần mua.

Định hướng phát triển của PVO

Quy trình và quản trị doanh nghiệp: Trở thành đơn vị có trình độ quản trị doanh nghiệp tiên tiến, chuyên nghiệp, đạt tiêu chuẩn ISO tích hợp.Nhân sự, con người: Phấn đấu để có một đội ngũ nhân sự đạt tiêu chuẩn Chuyên nghiệp - Sáng tạo - Hiệu quả - Trung thực - Trách nhiệm.

Tập trung phát triển hệ thống bán lẻ ở phân khúc thị trường các sản phẩm có chất lượng và giá cả trung bình cho các loại động cơ, máy móc thiết bị thông dụng).

Trong giai đoạn trước mắt, tập trung khai thác thị trường ở các đô thị lớn, sau đó mở rộng dần ra các thị trường khác.

Chú trọng tận dụng khai thác kênh bán lẻ là các cửa hàng xăng dầu, các đơn vị trong hệ thống PVOIL, đồng thời cố gắng duy trì và phát triển hệ thống đại lý bán lẻ ngoài PVOIL.

Từng bước mở rộng thị trường sang các nước khu vực lân cận.

Song song đó, Công ty xác định tiếp tục phát huy lợi thế cung cấp cho khách hàng công nghiệp, nhất là với các đơn vị trong ngành dầu khí.

Năm 1996 Hợp nhất với công ty Lọc Hóa dầu thành Công ty Chế biến và Kinh doanh Sản phẩm Dầu mỏ - PV PDC (Năm 2001 chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước theo luật doanh nghiệp) Sử dụng tên giao dịch là PDC )

  • Năm 2008 Thành lập Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) trên cơ sở hợp nhất Công ty PDC, Petechim và PetroMekong. Công ty TNHH Một thành viên Hóa dầu Dầu khí VIDAMO được thành lập trên cơ sở nhận chuyển giao 2 đơn vị sản xuất và kinh doanh Dầu mỡ nhờn của PV OIL là xí nghiệp dầu mỡ nhờn Vidamo Hà Nội và Xí nghiệp dầu mỡ nhờn Vidamo Bình Chiểu
  • Năm 2009 Công ty TNHH một thành viên Hóa dầu Dầu khí VIDAMO được Cổ phần hóa thành Công ty cổ phần Hóa dầu Dầu khí VIDAMO
  • Năm 2012 Công ty cổ phần Hóa dầu Dầu khí VIDAMO đổi tên thành Công ty cổ phần Dầu nhờn PV OIL (PV OIL LUBE)
  • Ngày 07/08/2015: Cổ phiếu công ty được chấp thuận đăng ký giao dịch trên Upcom với mã chứng khoán PVO
  • Ngày 12/01/2016: Ngày giao dịch đầu tiên của PVO trên Upcom.

Ngành nghề kinh doanh chính:

  • Sản xuất khí đốt, phân phối nhiên liệu khí bằng đường ống (không hoạt động tại TP.HCM)
  • Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế (không hoạt động tại trụ sở)
  • Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan (trừ kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng LPG, dầu nhớt cặn và không hoạt động tại trụ sở)
  • Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh (trừ kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng LPG, dầu nhớt cặn)
  • Kiểm tra và phân tích kỹ thuật. Chi tiết: phân tích kỹ thuật dầu mỡ nhờn.
  • Giáo dục nghề nghiệp. Chi tiết: đào tạo kỹ thuật viên dầu nhớt

Xem thêm ...