Dđiểm mạnh của bạn là gì trả lời vui năm 2024

Nói về điểm mạnh của bạn trong một cuộc phỏng vấn tìm kiếm việc làm nhanh có thể là một việc khó khăn vì bạn rất dễ vô tình mắc phải một trong những sai lầm sau:

Tỏ ra kiêu ngạo

Bạn có thể rất tự hào về những điểm mạnh và kỹ năng mà bạn đã đạt được trong sự nghiệp của mình. Nhưng bạn nên thể hiện chúng với sự tự tin chứ không phải là kiêu ngạo. Nhà tuyển dụng có thể coi đây là lý do để tin rằng bạn có thể khó làm việc cùng.

Quá khiêm tốn

Khiêm tốn chắc chắn tốt hơn là kiêu ngạo, nhưng đó cũng là một sai lầm. Tại sao? Bởi vì trong một cuộc phỏng vấn, bạn cần thể hiện mình là ứng viên tốt nhất cho công việc. Bằng cách hạ thấp thế mạnh của mình, bạn đang tạo ấn tượng rằng bạn không chắc chắn về khả năng của bản thân. Trớ trêu thay, điều này có thể bị xem là một điểm yếu mà nhà tuyển dụng không muốn thấy ở ứng viên.

Đừng đề cập đến những điểm mạnh không phù hợp với công việc hoặc quá dễ để có được

Bạn có phải là một người có tinh thần đồng đội và sáng tạo? Hoặc bạn là người dễ hợp tác và có tư duy ngoại biên? Nếu bạn muốn đề cập các kỹ năng khá chung chung, hãy cố gắng nghĩ ra một cách sáng tạo hơn và độc đáo hơn để trình bày chúng.

Làm thế nào để trả lời "Điểm mạnh của bạn là gì?"

Để trả lời tốt câu hỏi "Điểm mạnh của bạn là gì?", trước tiên hãy nhớ ý định đằng sau tất cả các câu hỏi phỏng vấn là giúp nhà tuyển dụng quyết định xem bạn có phù hợp với công việc hay không. Vì vậy, điểm mạnh bạn chọn để chia sẻ và cách bạn nói về nó cần có mục tiêu rõ ràng.

Đây là công thức 5 bước để làm điều đó.

- Chọn kỹ năng vừa là thế mạnh vừa phù hợp với công việc ứng tuyển;

- Nêu một tình huống về thời điểm và cách bạn sử dụng thành công kỹ năng này trong công việc;

- Phân tích các bước bạn đã thực hiện để sử dụng kỹ năng đó;

- Nói về kết quả bạn đã nhận được bằng cách sử dụng kỹ năng đó;

- Kết luận với sự công nhận hoặc khen ngợi.

Vì sao công thức này lại hiệu quả?

Bằng cách chọn một kỹ năng phù hợp với công việc, bạn sẽ dễ dàng khiến người phỏng vấn bắt đầu hình dung ngay rằng kỹ năng này có thể mang lại lợi ích gì cho công ty của họ nếu bạn được tuyển dụng.

Giả sử bạn đang nộp ứng tuyển vào vị trí Digital Marketing. Bạn cần tập trung vào điểm mạnh liên quan như tư duy sáng tạo, phân tích dữ liệu hoặc SEO. Nếu bạn có tư duy sáng tạo, bạn cần chia sẻ tình huống chứng minh rằng kỹ năng này thực sự là thế mạnh của bạn. Chẳng hạn bạn đã nghĩ ra một cách hay để tăng lượt đăng ký cho dịch vụ của công ty.

Đây chắc chắn là một ví dụ điển hình chứng minh khả năng của bạn với kỹ năng này nhưng nó vẫn chưa hoàn hảo. Tại sao? Bởi vì đó là chủ quan - suy cho cùng thì đó chỉ là ý kiến của bạn và người phỏng vấn phải suy đoán thế mạnh này có thể mang đến điều gì cho công ty của họ.

Đó là lý do tại sao bạn cần kết thúc câu trả lời của mình bằng cách chia sẻ thế mạnh đó đã giúp bạn và công ty như thế nào. Ví dụ, có thể sáng kiến đó đã khiến doanh thu hàng quý của công ty tăng 10%.

Bằng cách sử dụng công thức 5 bước này để trả lời câu hỏi, người phỏng vấn sẽ hào hứng với ý tưởng làm việc với bạn!

Danh sách các thế mạnh bạn có thể sử dụng cho câu trả lời

Nếu bạn đang đọc bài viết này mà không có bất kỳ dấu hiệu rõ ràng nào về điểm mạnh bạn nên chọn để đề cập trong cuộc phỏng vấn của mình, đừng lo lắng! Dưới đây là danh sách các điểm mạnh mà bạn có thể chọn để trả lời.

- Khả năng làm việc tốt dưới áp lực

- Kỹ năng giao tiếp

- Suy nghĩ sáng tạo

- Sự tận tâm

- Chú ý đến chi tiết

- Trung thực

- Suy nghĩ logic

- Kỹ năng giải quyết vấn đề

- Chịu trách nhiệm

- Làm việc theo nhóm

- Quản lý thời gian

- Đáng tin cậy…

Trả lời câu hỏi "Điểm mạnh của bạn là gì?" có vẻ dễ hơn những câu hỏi kiểm tra kỹ năng tư duy phản biện hoặc kỹ năng kỹ thuật của bạn. Nhưng điều quan trọng là chuẩn bị chu đáo câu trả lời để người phỏng vấn không còn bất cứ nghi ngờ nào về việc bạn là người tốt nhất cho công việc. Hãy sử dụng công thức 5 bước trên đây để đưa ra câu trả lời ấn tượng trong buổi phỏng vấn sắp tới nhé.

Phỏng vấn là cơ hội để thể hiện bạn là ứng viên tốt nhất cho vị trí ứng tuyển. Nhưng để làm được điều đó, bản thân bạn cần nắm rõ những điểm mạnh cá nhân. CareerViet sẽ giúp bạn xác định điểm mạnh cũng như cách thể hiện chúng hiệu quả khi trả lời phỏng vấn.

Bạn có điểm mạnh cá nhân chứ?

Việc có điểm mạnh, kỹ năng và phẩm chất liên quan đến công việc mà bạn nhắm đến là rất quan trọng. Trong lúc phỏng vấn, bạn cần thể hiện được rằng kỹ năng bạn có - bao gồm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm - là phù hợp nhất cho những gì họ cần cho vị trí này.

Dđiểm mạnh của bạn là gì trả lời vui năm 2024
​ Hãy dành vài phút để suy nghĩ về điểm mạnh cá nhân

Nếu bạn không chắc về điểm mạnh của bản thân, hãy thử:

Ghi chép những điều bạn thích Hoạt động nào bạn thích làm nhất và những yếu tố nào làm nó thú vị? Có phải vì nó có bất kỳ kỹ năng hoặc mô hình hoạt động nào đặc thù không? Ví dụ, nếu bạn thích chơi cờ vua, khả năng bạn là người có tư duy hệ thống và năng lực giải quyết vấn đề mạnh mẽ.

Xem xét lại phản hồi từ mọi người Hãy nhớ lại những điều mà người khác thích hoặc ngưỡng mộ về bạn, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp của bạn hoặc cách bạn tổ chức một nhóm. Hay những lần bạn được giải thưởng hoặc sự công nhận từ tổ chức cho một kỹ năng nào đó...

Làm bài test trực tuyến CareerViet đã có bài test kết quả tính cách và năng lực để bạn có thể đánh giá bản thân ngay và luôn.

Hình mẫu bạn hướng đến Những thần tượng trong nghề hoặc ngoài đời - bạn ngưỡng mộ những điểm mạnh nào của họ, và liệu bạn có điểm chung đó không?

“Biết địch, biết ta - Trăm trận trăm thắng”. Ít nhất bạn nên có một danh sách thế mạnh để lựa chọn và chia sẻ với nhà tuyển dụng đúng không?

Ghi dấu điểm mạnh cá nhân khi phỏng vấn

Khi xác định được điểm mạnh rồi, hãy thực hành đan xen chúng vào câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn phổ biến. Nhà tuyển dụng có thể hỏi theo mẫu câu “Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?”, hoặc đặt ra câu hỏi tình huống để đánh giá hành vi. Nhưng về cơ bản, câu trả lời nên đầy đủ các yếu tố: tình huống - nhiệm vụ - hành động - kết quả để thể hiện điểm mạnh.

Dđiểm mạnh của bạn là gì trả lời vui năm 2024
Đặt mình vào tình huống từng trải qua để tự rà lại điểm mạnh

Ngoài ra: Tập trung vào chất lượng Không khoe quá nhiều thế mạnh, mà chỉ chọn 3 - 5 điểm mạnh liên quan đến ngành và có ý nghĩa cho vị trí đang phỏng vấn.

Ví dụ: “Tôi tin rằng sự chủ động, kỹ năng giao tiếp và tổ chức là ba điểm mạnh lớn nhất của tôi. Trong kỳ nghỉ hè năm thứ 3 Đại học, tôi đã phụ trách quản lý nội dung website của tờ báo X. Tôi đã phối hợp với bộ phận nội dung để nhận tin bài và bộ phận kỹ thuật để làm mới hoặc chỉnh sửa giao diện. Khác với người tiền nhiệm, tôi chủ động hỏi về chủ đề của tờ báo trong tháng tiếp theo, và đề xuất các cách hiển thị mới trên website với kỹ thuật. Tôi khiến giao diện và nội dung được thay đổi hàng tháng một cách đồng nhất với chủ đề của báo in và đảm bảo rằng tất cả các thành viên liên quan đều hiểu được hiệu quả và thông điệp mà những thay đổi này có thể truyền tải."

Nhấn mạnh bằng những câu chuyện cá nhân Xác định những câu chuyện bạn có thể chia sẻ để chứng minh kinh nghiệm. Bắt đầu bằng cách trả lời trực tiếp câu hỏi, sau đó củng cố bằng một chia sẻ cá nhân.

Ví dụ: “Sự tò mò và khả năng ghi nhớ các thông tin về con người là một trong những điểm mạnh lớn nhất của tôi. Khi nhận một dự án mới, tôi thích hỏi khách hàng những câu hỏi về sở thích và nhu cầu, gốc gác của họ nếu được. Qua đó, tôi có thể kết nối cá nhân với họ trong khi vẫn đảm bảo công việc hiệu quả. Tôi cho rằng mối quan hệ chất lượng với khách hàng rất quan trọng đối với chương trình bán hàng nói riêng và công ty nói chung. Vì thế, tôi tin rằng mình sẽ là một người bán hàng bất động sản tốt."

Thêm một vài phút để suy nghĩ về điểm mạnh cá nhân, biết đâu bạn sẽ tìm ra những cách trả lời phỏng vấn sáng tạo hơn nữa để làm nổi bật bản thân. Hãy là một ứng viên khiến nhà tuyển dụng mong muốn, chứ không chỉ cần.