Công nghệ xử lý nước mặn thành nước ngọt

Ghi nhận tại tâm hạn, mặn các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ (tỉnh Long An), nguồn nước ngọt trong hệ thống thuỷ lợi đã cạn kiệt, nước mặt và nước tầng nông bị nhiễm mặn. Trưởng ấp 5, xã Tân Phước Tây (huyện Tân Trụ) Trần Văn Niêm cho biết: Trước đây, bà con nhân dân chúng tôi sử dụng phần nhiều nước mưa làm nước uống, nước sinh hoạt thì lấy từ hệ thống thuỷ lợi và ao hồ. Năm nay hạn, mặn quá dữ đã làm hệ thống thuỷ lợi Nhựt Tảo cạn trơ đáy, nước tầng nông đã nhiễm mặn.

Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ đầu tư hệ thống khử nước mặn thành nước ngọt đạt tiêu chuẩn Bộ Y tế cho bà con sử dụng mọi người đều hết sức vui mừng và phấn khởi. Mô hình xử lý nước mặn sạch thành nước ngọt đã cứu khát cho khoảng 300 hộ dân ấp 4 và ấp 5. Mỗi giờ hệ thống khử nước mặn thành nước sạch được ba mét khối đủ để bà con chia nhau sử dụng trong ngày. Đặc biệt, mô hình được vận hành bằng điện năng lượng mặt trời gần như không tốn chi sản xuất nước.

Bà Nguyễn Ngọc Quyên, ấp 5 xã Tân Phước Tây cho biết: Gia đình có ba người, bình quân mỗi ngày gia đình sử dụng khoảng hơn 100 lít nước ngọt. Từ ngày hệ thống khử nước mặn thành ngọt đưa vào vận hành thì gia đình không còn lo chuyện thiếu nước ngọt sử dụng. Gia đình và bà con trong ấp rất vui mừng vì nước ngọt từ hệ thống này đạt tiêu chuẩn của Bộ y tế.

Công nghệ xử lý nước mặn thành nước ngọt

Người dân lấy nước ngọt đạt từ hệ thống khử nước mặn thành nước ngọt tại ấp, 5 xã Tân Phước Tây về sinh hoạt.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An Lê Quốc Dũng cho biết: Công nghệ khử nước mặn sạch thành nước ngọt đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế bằng phương pháp thẩm thấu ngược là công nghệ tiên tiến được áp dụng trên toàn cầu rất tốt, đủ khả năng khử cả nước biển có độ mặn 35 gam/lít và cung cấp nước với qui mô lớn phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân. Tuỳ theo nhu cầu của từng hộ dân, từng khu vực mà người dân có thể liên kết các hộ xung quanh để cùng chia sẽ chi phí đầu tư và nguồn nước ngọt là một cách sống chung với hạn, mặn. Đặc biệt, khi người dân đầu tư hệ này kết hợp với việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời để vận hành hệ thì gần như không tốn chi phí sản xuất.

Với công suất càng lớn, tổng mức đầu tư càng giảm, càng tiết kiệm và nâng cao hiệu quả đầu tư. Bình quân một hệ thống khử nước mặn thành nước ngọt có công suất 500 lít đến 5 m3/giờ thì cần vốn đầu tư từ 70 đến 120 triệu đồng là có nước ngọt đạt theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế để sử dụng.

Hiện tại, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các sở, ngành chọn những địa điểm có nguồn nước nhiễm mặn sạch lắp đặt thêm ba mô hình tại huyện Cần Giuộc và Cần Đước để phục dân sinh.

Với tình trạng hạn, mặn thường xuyên xảy ra hằng năm thì việc ứng dụng công nghệ thẩm thấu ngược để khử nước mặn thành nước ngọt sạch đạt tiêu chuẩn là một giải pháp giúp người dân vùng ven biển khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Đặc biệt, những vùng khó khăn về nước sinh hoạt và nước tưới cho vùng cây ăn trái đặc sản thì đây là một giải pháp giúp bà con sống chung với hạn và xâm nhập mặn.

Nguồn nước bị nhiễm mặn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân ở khu vực miền Trung và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Người dân đã tìm nhiều cách xử lý nước nhiễm mặn nhưng chưa đạt hiệu quả. Ở bài viết này, NewLight sẽ chia sẻ các phương pháp xử lý nước mặn thành nước ngọt đơn giản, đạt hiệu quả tốt nhất.

 

Nước nhiễm mặn là gì?

Nước nhiễm mặn là nước có chứa lượng lớn muối hòa tan (NaCl) vượt qua ngưỡng cho phép. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nước nhiễm mặn là do quá trình xâm nhập của nước biển vào sâu bên trong đất liền gây nên tình trạng nhiễm mặn cho ao hồ, sông, suối,...

Tình trạng nước nhiễm mặn thường xảy ra ở những vùng trũng, ven biển. Tuy nhiên, vào mùa khô lượng nước ngọt ngày càng cạn kiệt, vì thế quá trình xâm nhập nước mặn vào đất liền diễn ra nhanh hơn, nó không những gây nhiễm mặn cho nước sông, hồ, ao, suối mà còn khiến cho nguồn nước giếng cũng bị ảnh hưởng theo.

Xem thêm các loại máy lọc nước phổ biến trong gia đình:

1. Máy lọc nước RO 2 chế độ

2. Máy lọc nước 3 cấp độ

3. Máy lọc nước PO 9 cấp N914HQ

4. Máy lọc nước lắp gầm tủ bếp

Thành phần, độ mặn cho phép trong nước sinh hoạt

Hiện tượng xâm nhập mặn sẽ tích tụ muối trong nước, kiềm hóa, natri cacbonat, đồng thời làm tăng độ pH trong nước. Các ion có trong nước nhiễm mặn là Na+, Ca2+, Cl-, K+,...

Khi nồng độ các chất vượt ngưỡng độ mặn cho phép trong nước sinh hoạt thì nguồn nước chắc chắn đã bị nhiễm mặn. Bạn có thể dựa vào bảng dưới đây để biết độ mặn của nước.

Độ mặn của nước dựa trên các muối hòa tan theo ppt (Việt Nam)

Nước ngọt

Nước lợ

Nước mặn

Nước muối

<1

1 - 10

>10 hoặc <30

>50

Căn cứ vào bảng trên bạn có thể nhận thấy rằng, độ mặn đạt ngưỡng cho phép trong nước sinh hoạt phải nhỏ hơn 1 ppt/lít. Nước lợ sẽ giới hạn từ 1 - 10 ppt/lít, còn nước bị nhiễm mặn là từ 10 - 30 ppt/lít.

Cách nhận biết nguồn nước bị nhiễm mặn

Có rất nhiều cách để nhận biết độ mặn của nguồn nước. Trong đó, có 3 cách được áp dụng phổ biến như sau:

-      Dùng vị giác: Bạn hãy dùng lưỡi để cảm nhận độ mặn của nước. Nếu nhận thấy nước có vị mặn kèm mùi tanh nồng thì nước đó đã bị nhiễm mặn.

-      Đun sôi nước: Nếu dưới đáy nồi hoặc ấm phích có xuất hiện mảng bám hoặc cặn thì nguồn nước bạn đang sử dụng bị nhiễm mặn.

-      Dùng máy đo độ mặn ngọt của nước: Đây là cách nhận biết nước bị nhiễm mặn đơn giản và chính xác nhất, được nhiều người áp dụng.

Công nghệ xử lý nước mặn thành nước ngọt

Sử dụng thiết bị đo độ mặn của nước

Tác hại khi dùng nước nhiễm mặn

Nếu sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn chưa qua xử lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nước nhiễm mặn sẽ đi vào cơ thể hấp thụ hết lượng nước của các tế bào, gây nên tình trạng mất nước, thiếu nước, từ đó khiến cho các tế bào bị teo nhỏ dần theo thời gian.

Khi các tế bào mất đi, hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây nên các bệnh nghiêm trọng như: bệnh về tiêu hóa, giảm chức năng đề kháng, nặng hơn có thể bị suy thận.

Sử dụng nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mặn sẽ gây ảnh hưởng xấu về da: bị hắc lào, viêm da,... Quan trọng hơn hết, nó làm cho nền kinh tế nông nghiệp bị giảm sút, đời sống người dân bấp bênh.

Để hạn chế tình trạng nước nhiễm mặn, các hộ gia đình phải nhanh chóng tìm cách xử lý nước mặn. Bạn có thể tham khảo các phương pháp xử lý nước mặn thành ngọt dưới đây.

Cách lọc nước mặn

Tùy vào từng trường hợp nước nhiễm mặn mà đưa ra hướng xử lý phù hợp. Có 2 cách lọc nước mặn và khử muối.

     Khử mặn: Giảm lượng muối có trong nguồn nước xuống trị số thấp nhất, đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong sinh hoạt, ăn uống,...

     Khử muối: Giảm lượng muối hòa tan (NaCl) trong nước đến nồng độ 1 hay 1/10mg.

Phương pháp xử lý nước mặn

Cách xử lý nước mặn bằng màng lọc RO

Phương pháp lọc nước mặn thành nước ngọt bằng màng lọc RO được nhiều người áp dụng. Theo như thống kê thì có gần 16000 nhà máy đang áp dụng công nghệ RO để lọc nước mặn.

Quy trình thực hiện gồm 4 giai đoạn sau:

     Giai đoạn 1: Lọc sơ bộ các rác, cặn có kích thước lớn bằng màng lọc PP5.

     Giai đoạn 2: Sau khi lọc qua màng lọc PP5, tiến hành hút nước qua màng lọc thứ 2 được làm từ than hoạt tính. Màng lọc thứ 2 này giúp giữ lại phân tử clo dư đọng lại.

     Giai đoạn 3: Màng lọc PP1 được ép từ chất liệu bông có kích thước 1 micormet để giữ lại các phân tử có kích thước lớn, giúp phân tử nước đi qua dễ dàng hơn.

     Giai đoạn 4: Các phân tử nước sau khi qua PP1 sẽ đẩy qua màng RO, kích thước màng lọc này rất nhỏ nên chỉ có nước mới có thể đi qua, các chất còn lại sẽ giữ qua đường rác thải. Sau khi nước qua màng lọc RO sẽ tiếp tục qua T-33, rồi dùng màng lọc nano bạc khử khuẩn, bổ sung độ pH cho ra nguồn nước sạch tinh khiết để bạn có thể sử dụng được ngay.

=> Ưu điểm của công nghệ lọc nước bằng màng lọc RO giúp lọc sạch đến 99,99% vi khuẩn và có thể xử lý với mọi nguồn nước: nước nhiễm mặn, nhiễm đá vôi,...

Công nghệ xử lý nước mặn thành nước ngọt

Cách xử lý nước mặn bằng màng lọc RO để tạo ra nước ngọt

Sử dụng bộ lọc A1000 của NewLight để lọc nước mặn thành nước ngọt

Ngoài cách trên thì bạn có thể sử dụng hệ thống bộ lọc A1000 của NewLight để lọc nước mặn thành nước ngọt với mục đích phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tưới tiêu,...

Hệ thống lọc nước A1000 của  NewLight áp dụng các công nghệ hiện đại tiên tiến đem lại sự an tâm cho bạn và gia đình.

-      Ứng dụng công nghệ RO: Màng lọc thẩm thấu ngược loại bỏ 99.9% tạp chất trong nước.

-      Công suất lọc ổn định, đảm bảo chất lượng nước tinh khiết cho người sử dụng.

-      Linh kiện nhập khẩu chính hãng từ các nước châu Âu.

Công nghệ xử lý nước mặn thành nước ngọt

Hệ thống lọc nước A1000

NewLight - Đơn vị cung cấp các thiết bị lọc tổng đầu nguồn, hệ thống lọc nước cao cấp, nhập khẩu từ những thương hiệu hàng đầu quốc tế, đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nước ngọt trong sinh hoạt, ăn uống của các hộ gia đình. Đây là một trong các phương pháp xử lý nước mặn thành nước ngọt đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối ưu. Chỉ với một bộ lọc tổng nước, bạn có thể sử dụng trong một thời gian dài.

Hiện nay, NewLight là đơn vị cung cấp và lắp đặt bộ lọc, hệ thống lọc uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng và đánh giá cao. Do đó, nếu bạn muốn lắp đặt cho gia đình một bộ lọc để cấp nước sinh hoạt thì hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau:

- Địa chỉ: Số 8 đường Nguyễn Bồ, thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội.

- Số điện thoại: 0923.123.666 – 024.224.89998

- Email: [email protected]

*** Xem thêm: Máy lọc nước nào tốt? Kinh nghiệm mua máy lọc nước