Công an phải trả lời đơn trong bao lâu

*Trước hết, khiếu nại được hiểu: là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

– Người khiếu nại: là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.

– Người bị khiếu nại: là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.

– Giải quyết khiếu nại: là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại.

– Thời gian giải quyết khiếu nại: Là 1 khoảng thời gian được ấn định mà cơ quan nhà nước tiếp nhận đơn khiếu nại phải giải quyết trong khoảng thời gian đó theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.

* Trình tự khiếu nại:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 7, luật Khiếu nại 2011 thì:

“1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”

*Hình thức khiếu nại

Cũng căn cứ theo Điều 8, luật khiếu nại tố cáo năm 2011

“1. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

2. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

3. Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này.“

* Thời hạn giải quyết đơn khiếu nại lần đầu

Căn cứ theo điều 28, luật khiếu nại năm 2011 về thời hạn giải quyết đơn khiếu nại

“Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.”

* Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai

Căn cứ theo Điều 37, Luật Khiếu nại tố cáo năm 2011 thì:

“Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.”

Trên đây là nội dung tư vấn pháp luật của Phamlaw  về trình tự, thời gian giải quyết đơn từ khiếu nại của công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức. Nếu còn vướng mắc, Quý khách hàng vui lòng gọi liên hệ trực tiếp đến các luật sư, chuyên gia pháp lý của Phamlaw để được hỗ trợ và tư vấn.

Các dịch vụ nổi bật của Luật TNHH Phamlaw: Hỗ trợ tư vấn miễn phí qua tổng đài cách soạn thảo đơn từ khiếu nại theo Luật Khiếu nại mới nhất. Hỗ trợ các bước thực tế để thời gian giải quyết, thời gian trả lời đơn khiếu nại từ cơ quan nhà nước đúng theo luật định.

Phamlaw xin được tư vấn thời gian, Quy định việc giải quyết việc tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Thứ nhất: Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ sau:

Căn cứ: “Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo

1. Người tố cáo có các quyền sau đây:

a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;

c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;

d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết;

đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;

e) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;

b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;

d) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.”

Như vậy, người tố cáo có thể gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhưng phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình đồng thời phải trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được.

Về việc, tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo và thời hạn giải quyết tố cáo được quy định tại Điều 20 và Điều 21 Luật Tố cáo 2011:

Thứ hai: Việc tiếp nhận và xử lý thông tin:

Cũng căn cứ Điều 20,Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo

1. Khi nhận được tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau:

a) Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày;

b) Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

2. Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo trong các trường hợp sau đây:

a) Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới;

b) Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật;

c) Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.

3. Trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo, nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo có trách nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu và những thông tin về vụ việc tố cáo đó cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho cơ quan công an, cơ quan khác có trách nhiệm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.

Thứ ba: Thời gian giải quyết đơn tố cáo

Căn cứ Điều 21. Thời hạn giải quyết tố cáo

1. Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.

2. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn thời hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.

Nước ta đang tiến lên nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên để xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền thì sự tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước của người dân thật sự quan trọng. Đảm bảo phát huy dân chủ, mở rộng sự tham gia của người dân vào công việc quản lý nhà nước một phần chính là thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Cơ quan chức năng phải có trách nhiệm giải quyết, đưa ra câu trả lời khi người dân có yêu cầu.

Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và phản ánh theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật hành chính khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

Công an phải trả lời đơn trong bao lâu

Tư vấn về thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh mới nhất: 1900.6568

1. Thời hạn giải quyết đơn khiếu nại

Người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quyền khiếu nại.

Dựa theo quy định tại Luật Khiếu nại thì trình tự thủ tục khiếu nại sẽ thực hiện như sau:

Khi có đầy đủ căn cứ để chứng minh về quyết định hành chính, hành vi hành chính vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích của mình thì người bị xâm phạm có quyền khiếu nại. Việc khiếu nại lần đầu, người khiếu nại gửi đơn khiếu nại đến cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với kết quả của việc giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền làm đơn để khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính. Việc khiếu nại lần hai, người khiếu nại gửi đơn đến cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền, nếu quá thời hạn hoặc người khiếu nại không chấp nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, người nhận đơn phải đưa ra một trong những quyết định sau: đưa ra quyết định thụ lý giải quyết nếu thấy rằng khiếu nại này thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc các trường hợp không được thụ lý giải quyết theo luật định; đưa ra thông báo chuyển khiếu nại cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết nếu thấy không đúng thẩm quyền giải quyết của mình; nếu không thụ lý giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu: thông thường trong thời hạn 30 ngày và trong trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thời hạn được kéo dài nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết khiếu nại. Đối với những vụ việc tại nơi được nhà nước công nhận là vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 45 ngày, nếu vụ việc phức tạp thời hạn được kéo dài nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết khiếu nại. Sau khi kết thúc thời hạn này, người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại. Và trong vòng không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại phải gửi quyết định cho người khiếu nại, người có thẩm quyền, tất cả cá nhân, tổ chức, cơ quan liên quan đến việc khiếu nại.

Xem thêm: Khiếu nại là gì? Tố cáo là gì? Khái quát về khiếu nại và tố cáo?

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai: thông thường trong thời hạn 45 ngày và trong trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thời hạn được kéo dài nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai. Đối với những vụ việc thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai là 60 ngày, nếu vụ việc có tình tiết phức tạp thì thời hạn được kéo dài nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai. Trong thời hạn này người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải giải quyết và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Trong thời hạn là 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì người có thẩm quyền giải quyết phải gửi quyết định này cho các cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan để thực hiện.

2. Thời hạn giải quyết đơn tố cáo

Quyền tố cáo đang được Nhà nước khuyến khích thực hiện khi phát hiện việc vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ, quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Mọi người có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu biết về hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, cơ quan, tổ chức làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.

Theo quy định tại Luật Tố cáo thì thời hạn giải quyết đơn tố cáo như sau:

Việc đầu tiên khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhận được đơn tố cáo đó là kiểm tra, xác minh, xử lý ban đầu người tố cáo, thông tin tố cáo, điều kiện thụ lý đơn tố cáo. Thời hạn xác minh trong vòng 07 ngày làm việc và nếu việc kiểm tra, xác minh khó khăn có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày làm việc. Trong thời hạn xác minh này, tối đa là 05 ngày làm việc nếu thấy thông tin tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển đơn tố cáo và thông báo cho người tố cáo. Khi hết thời hạn xác minh phải ra một trong hai quyết định sau: quyết định thụ lý tố cáo nếu đủ điều kiện thụ lý; trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do nếu không đủ điều kiện thụ lý.

Thời hạn giải quyết tố cáo: thông thường trong vòng 30 ngày, nếu vụ việc phức tạp thì gia hạn thêm không quá 30 ngày, nếu vụ việc đặc biệt phức tạp thì gia hạn thêm hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn tố cáo, người giải quyết tố cáo phải ra kết luận nội dung tố cáo. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận cho cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan.

Thời hạn giải quyết tố cáo tiếp, giải quyết lại vụ việc tố cáo: người có thẩm quyền giải quyết trong tối đa là 20 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp có trách nhiệm xem xét lại hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo trước đó để ra quyết định có xử lý hay không với đơn tố cáo tiếp. 

3. Thời hạn giải quyết đơn kiến nghị, phản ánh

Xem thêm: Thủ tục giải quyết tố cáo có nội dung và chứng cứ rõ ràng

Công dân có quyền kiến nghị, phản ánh để cung cấp thông tin, trình bày nguyện vọng, đề xuất ý kiến liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, pháp luật và công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền.

Thời hạn giải quyết đơn kiến nghị, phản ánh theo như quy định Luật Tiếp công dân như sau:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị, phản ánh, người tiếp công dân có trách nhiệm trả lời trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản đến người kiến nghị, phản ánh. Nội dung trả lời kiến nghị, phản ánh là một trong những trường hợp sau: thụ lý giải quyết; từ chối thụ lý giải quyết (phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do); chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

Khi thời kỳ phát triển công nghệ như hiện nay, Chính phủ đã ban hành quy chế tiếp nhận và trả lời kiến nghị, phản ánh của nhân dân trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Khi có những vướng mắc, khó khăn khi thực hiện chủ trương, chính sách, đường lối, pháp luật, thủ tục hành chính thì người dân có thể vào địa chỉ http://nguoidan.chinhphu.vn, các hành vi ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp có thể truy cập vào địa chỉ http://doanhnghiep.chinhphu.vn. Sau khi nhận được đơn phản ánh, kiến nghị thì Văn phòng Chính phủ, các bộ ngành, địa phương sẽ chuyển đến cơ quan hành chính nhà nước thông qua hệ thống thông tin. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm nghiên cứu, xử lý hoặc phối hợp xử lý trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị. Nếu hết thời hạn này mà chưa xử lý được thì định kỳ cứ sau 7 ngày, cơ quan chức năng phải cập nhật tình hình xử lý vào hệ thống thông tin để người dân, doanh nghiệp biết được về tình trạng giải quyết đơn của mình. 

Trên đây là toàn bộ nội dung về thời gian giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, tố cáo mới nhất. Nếu có thắc mắc hay còn bất kỳ vấn đề vướng mắc nào, hãy liên hệ Luật Dương gia để được giải đáp. Một số dịch vụ liên quan đến vấn đề này:

1. Thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư, tôi có một câu hỏi mong luật sư giải đáp. Tôi có viết một đơn tố cáo gửi tới cơ quan công xã về hành vi sai phạm của một người, ảnh hưởng tới quyền lợi của tôi. Tuy nhiên, đã mười ngày rồi mà tôi không thấy cơ quan công an giải quyết. Vậy cho tôi hỏi, thời hạn giải quyết tố cáo là bao lâu?

Luật sư tư vấn:

Xem thêm: Trình tự thủ tục giải quyết tố cáo theo quy định của Luật tố cáo

Điều 21 Luật Tố cáo năm 2011 quy định về thời hạn giải quyết tố cáo như sau:

“1. Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.

2. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn thời hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.”

Điều 27 Luật Tố cáo năm 2011 quy định việc Việc tố cáo tiếp, giải quyết vụ việc tố cáo tiếp như sau:

“1. Trường hợp quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết hoặc có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp xem xét, xử lý như sau:

a) Trường hợp quá thời hạn quy định tại Điều 21 của Luật này mà tố cáo không được giải quyết thì yêu cầu người có trách nhiệm giải quyết tố cáo phải giải quyết, trình bày rõ lý do về việc chậm giải quyết tố cáo; có biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo;

b) Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là đúng pháp luật thì không giải quyết lại, đồng thời thông báo cho người tố cáo về việc không giải quyết lại và yêu cầu họ chấm dứt việc tố cáo;

Xem thêm: Thủ tục giải quyết thôi việc đối với công chức, viên chức

c) Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là không đúng pháp luật thì tiến hành giải quyết lại theo trình tự quy định tại Điều 18 của Luật Tố cáo.”

Như vậy, thời hạn giải quyết tố cáo về vấn đề này trong trường hợp của bạn là 60 ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của bạn, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới nơi tiếp nhận hồ sơ tố cáo của bạn trước đó để biết được tiến độ giải quyết vụ việc như thế nào.

2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu

Thụ lý giải quyết khiếu nại

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Trình tự thủ tục

Xem thêm: Địa điểm kiểm tra và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế

Xác minh nội dung khiếu nại

– Tổ chức đối thoại

– Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu

– Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.

Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.

Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

Xem thêm: Công văn 5712/TCHQ-GSQL về việc thời hạn giải quyết khiếu nại do Tổng cục Hải quan ban hành

Hồ sơ giải quyết khiếu nại

– Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:

+ Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;

+ Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;

+ Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);

+ Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);

+ Quyết định giải quyết khiếu nại;

+ Các tài liệu khác có liên quan.

Xem thêm: Công văn 538/TCT-KK về thủ tục giải quyết miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy trình miễn, giảm thuế do Tổng cục Thuế ban hành

– Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu.

3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi nhận được quyết định kỷ luật từ Thủ trưởng cơ quan nơi tôi công tác. Do không đồng ý với hình thức kỷ luật đưa ra nên tôi quyết định khiếu nại quyết định này. Xin hỏi luật sư ai là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của tôi?

Luật sư tư vấn:

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý kỷ luật của cán bộ, công chức thực hiện theo quy định tại Điều 51 Luật Khiếu nại năm 2011. Cụ thể như sau:

– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành.

– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp còn khiếu nại tiếp.

– Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Như vậy, Thủ trưởng cơ quan đã ra quyết định kỷ luật đối với chị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu cho chị. Trong trường hợp chị khiếu nại tiếp thì Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan chị sẽ giải quyết khiếu nại cho chị. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định trong trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

4. Thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi là công chức, là nạn nhân của một vụ việc hành hung tại công sở Nhà nước đang công tác. Người hành hung xông tới cầm biên bản dí và tát vào mặt tôi nhiều lần là sếp nữ của tôi. Sự việc xảy ra tôi có ghi lại được bằng camera điên thoại, rất rõ, nét. Ngoài ra còn có camera của cơ quan ngay cửa phòng của sếp tôi, sự việc diễn ra ở hành lang , ngay cửa phòng đều được ghi lại.

Việc làm của Giám đốc hành hung, gây rối trật tự nơi công sở là không đúng, tôi đã làm đơn tố cáo lên cơ quan cấp cao. Khi cung cấp clip, tôi không cung cấp file gốc mà chỉ gởi clip trích, lãnh đạo cấp cao có nói đã gởi cơ quan giám định. Tôi nhận thấy kết quả giám định không khách quan vì file cần giám định phải là file gốc, mặt khác cơ quan cấp trên chỉ giám định clip tôi gửi mà không xét tính toàn diện của sự việc, việc sếp tôi tiếp tục cầm biên bản dí vào mặt tôi liên hồi, khiến mặt tôi bị đỏ một bên cũng không thấy được kết luận.

Tôi yêu cầu cho tôi bản sao phân tích và kết luận giám định thì cơ quan cấp trên kiên quyết không cho. Trong biên bản làm việc đối thoại với tôi, cơ quan cấp trên ghi Kết quả xác minh ghi kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự tại Công văn số 3737/C54 (P2) ngày 29/012/2015 đã kết luận: “Căn cứ hình ảnh trong tập tin “clip.mp4″, không xác định được người phụ nữ mặc váy xanh có hành vi đánh người phụ nữ còn lại hay không”. Trong khi đó căn cứ luật khiếu nại, tôi cũng đã làm văn bản gửi cấp trên cũng cấp cho tôi bản phân tích và kết luận giám định trong vòng bảy ngày, nhưng không nhận được văn bản trả lời của cơ quan cấp trên.

Đơn khiếu nại của tôi là đơn khiếu nại lần 2, quyết định kỷ luật, thuộc đơn khiếu nại hành chính. Nhưng kể từ ngày đối thoại 15/01/2015 cho đến nay đã hơn 1 tháng vẫn chưa nhận được văn bản trả lời, hay kết luận từ phía cơ quan cấp trên.Vậy trong trường hợp của tôi. Xin hỏi quý văn phòng tư vấn cho tôi, tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và phanh phui kết quả giám định nói trên ạ

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của Luật khiếu nại 2011 có quy định:

“Điều 36. Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này, người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.

2. Đối với vụ việc khiếu nại phức tạp, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần hai thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại.

Điều 37. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.”

Trường hợp của bạn, bạn cần lưu ý về thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2 của cơ quan có thẩm quyền từ khi thụ lý đơn khiếu nại lần 2 của bạn. Tuy nhiên, nếu hết thời hạn quy định tại Điều 36, Điều 37 Luật khiếu nại 2011 mà bạn vẫn không nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 hoặc bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì bạn có thể khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân để bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình theo Điều 42 Luật khiếu nại 2011:

“Điều 42. Khởi kiện vụ án hành chính

Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 37 của Luật này mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”

Vì bạn không nói rõ cơ quan bạn làm việc, cơ quan đã giải quyết khiếu nại của bạn nên bạn cần lựa chọn thẩm quyền Tòa án nhân dân theo Điều 29, Điều 30 Luật tố tụng hành chính cho phù hợp để gửi đơn yêu cầu giải quyết yêu cầu khởi kiện của bạn cho đúng thẩm quyền giải quyết vụ án.

5. Trách nhiệm người bị khiếu nại khi thi hành quyết định giải quyết khiếu nại

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho tôi hỏi: Trường hợp Biên bản vi phạm hành chính lập không đúng thẩm quyền nhưng đã được người có thẩm quyền căn cứ vào đó ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Nay người vi phạm khiếu nại việc lập biên bản không đúng thẩm quyền thì xử lý hậu quả việc lập biên bản đó như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Như bạn tình bày, biên bản vi phạm hành chính lập không đúng thẩm quyền nhưng đã được người có thẩm quyền căn cứ vào đó ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Nay người vi phạm khiếu nại việc lập biên bản không đúng thẩm quyền, đã được giải quyết khiếu nại. Căn cứ Điều 46 Luật khiếu nại 2011 quy định thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật như sau:

– Người giải quyết khiếu nại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp để bảo đảm việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; tổ chức thi hành hoặc chủ trì, phối hợp với tổ chức, cơ quan hữu quan thực hiện biện pháp nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; kiến nghị cơ quan, tổ chức khác giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).

– Khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm sau đây:

+ Cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm;

+ Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết công nhận quyết định hành chính, hành vi hành chính đó đúng pháp luật;

+ Chấp hành quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

– Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi được yêu cầu.

Điều 14 Nghị định 75/2012/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người bị khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật như sau:

Công an phải trả lời đơn trong bao lâu

Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài:1900.6568

– Ban hành văn bản để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại khi quyết định giải quyết khiếu nại sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính.

– Khi quyết định giải quyết khiếu nại kết luận quyết định hành chính là đúng pháp luật, yêu cầu người khiếu nại chấp hành quyết định đó. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận quyết định hành chính là trái pháp luật, phải sửa đổi, bổ sung, thay thế quyết định hành chính, đồng thời khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

– Khi quyết định giải quyết khiếu nại kết luận hành vi hành chính là đúng pháp luật, yêu cầu người khiếu nại chấp hành. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận hành vi hành chính là trái pháp luật, phải chấm dứt hành vi đó.

– Tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính theo quy định của pháp luật.

– Chủ trì, phối hợp với cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện biện pháp nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại và người có liên quan đã bị xâm phạm.

– Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).

Như vậy, người bị khiếu nại phải có ban hành văn bản để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, hủy quyết định hành chính trước đó đã ban hành, khôi phục lại quyền và lợi ích của người khiếu nại.