Con trai thích con gái như thế nào yahoo

- Con trai nhút nhát, con gái sẽ coi thường, điều đó chỉ đúng trong trường hợp em là một người lính và đất nước đang trong tình trạng chiến tranh. Còn trong tình trường, sự nhút nhát là dấu hiệu của một người đàn ông lương thiện. Nhưng cũng không nên nhút nhát đến mức để cô bạn dễ thương kia chờ em ngỏ lời trong vô vọng, cuối cùng không thể chờ thêm nữa, cô ta đi lấy chồng và đến lúc ấy em mới nghẹn ngào: "Có một thời anh đã yêu em"...

* Anh Bồ Câu ơi, tại sao mục Vườn Hồng của Báo Thanh Niên không lập nên giải thưởng "Trái tim vàng" (tương tự như giải thưởng "Quả bóng vàng" bên thể thao) để trao cho những đôi tình nhân mẫu mực? (dinh quy, gmail)

- Không ai yêu nhau vì giải thưởng. Giải thưởng của tình yêu là chính tình yêu. Nếu yêu vì giải này giải nọ, nhỡ tình yêu lại xảy ra chuyện "bán độ" như bên bóng đá thì khổ!

* Khi ở cạnh cô bạn này, em thấy nhớ cô bạn kia. Nhưng khi ở cạnh cô bạn kia, em lại thấy nhớ cô bạn này. Vậy là sao hở anh? (khach lang du, hotmail)

- Cái đó kêu bằng "đứng núi này trông núi nọ" chứ là sao. Nếu em không chịu ở yên một chỗ, cứ chạy qua chạy lại giữa hai hòn núi, có ngày em sẽ bị núi đè xẹp lép như Tôn Ngộ Không nằm xụi lơ dưới ngọn Ngũ hành cho coi.

* Anh Bồ Câu ơi, nếu em nói em yêu anh thì anh nghĩ sao? (thai hang, yahoo)

- Nghĩ sao ư? Anh nghĩ: sao con người ta càng ngày càng thích đùa thế nhỉ?

* Mỗi ngày trong tim em đều nở một nụ hồng. Nhưng mỗi nụ hồng lại dành cho một người con gái khác nhau. Vậy em có bất bình thường không anh? (Trần Minh Tâm, Đà Nẵng)

- Cũng không có gì là bất bình thường lắm, nếu em đang quảng cáo cho một... cửa hiệu bán hoa.

* Em rất thích nhỏ. Trong lớp, ai cũng biết, hổng biết nhỏ có biết không. Vừa rồi viết lưu bút cho em, nhỏ ghi "Hãy là hoa xin hãy khoan là trái". Ý nhỏ muốn nói gì vậy hở anh Bồ Câu? (thanh hai, yahoo)

- Ý nhỏ muốn nói: điều quan trọng nhất đối với em và nhỏ hiện nay là "học giỏi" chứ không phải... "yêu giỏi". Đang là "hoa học trò" thì chớ có vội kết "trái tình yêu"!

* Anh Bồ Câu ơi, em thầm thương một nhỏ bạn cùng trường. Đã nhiều lần đi ngang qua nhà bạn ấy, em muốn ghé vô chơi nhưng không đủ can đảm. Lần nào em cũng dừng xe, ngần ngừ một hồi rồi... chạy luôn. Anh chỉ cách giùm em đi! (Bùi Thanh Luân, Đồng Nai)

- Một khi bản thân em không có can đảm, không ai có thể chỉ cách cho em được. Cũng như với một người lính nhát gan, mọi chiến thuật đều vô hiệu. Nếu em không dám ghé vô, chỉ có cách duy nhất là... nhờ người khác ghé vô giùm thôi.

Hello vOzers! Nội quy: cấm các nội dung không lành mạnh như sex, pbvm, toxic, chính trị, chất cấm, tin nhạy cảm... Cấm các thể loại ngôn từ thiếu văn minh, spam, chửi người khác, hoặc đưa các thông tin cá nhân nhạy cảm. Vi phạm sẽ bị xử lý tùy theo mức độ.


Members Online

Điều mâu thuẫn ở đây là người mẹ biết rất rõ, một khi cô con gái quá giỏi (thành đạt lại vén khéo) mà phần nhiều do công dạy bảo của mẹ từ nhỏ: đi đứng, nói năng, cách ăn, nết ở cho đến tài thao lược bếp núc… chưa chắc đã là một người phụ nữ thật sự hạnh phúc. Cầu toàn quá, biết nhiều khổ nhiều! Tuy thế, vai trò người mẹ vẫn là bảo ban dạy dỗ cho dù đôi khi mẹ biết chắc rằng lời bảo ban của mẹ có thể không đúng ý mẹ (và cả ý con nữa) nhưng ít ra nó phù hợp với đạo lý làm người.

Con trai thích con gái như thế nào yahoo
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Con gái giận chồng về nhà mẹ, dù với lý do rất chính đáng là lỗi trăm phần trăm ở chồng nó, nhưng việc đầu tiên bà mẹ làm là khuyên con… nghĩ lại. Vợ chồng là chuyện trăm năm không phải ngày bữa để mỗi chút mỗi giận, sống phải chịu đựng nhau… là những câu gần như thuộc về… lý thuyết căn bản! Và như thế hàng trăm năm nay, phải chăng vai trò của người phụ nữ không thay đổi dù tư tưởng đổi mới, cấp tiến đến đâu.

Có nghe một phụ nữ dạy con mới thấy công lao khổ luyện của mẹ. Lời ăn tiếng nói phải thế nào, khi nào cần nói, khi nào thưa, khi nào trình, khi nào cần lý luận… Và, một quy luật bất biến là từ khi còn nhỏ, người mẹ nào cũng đặt kỳ vọng vào con gái mình về những việc nữ công, gia chánh, một gởi gắm chính đáng cho vai trò làm vợ, làm mẹ sau này. Nhiều khi việc dạy dỗ đó xuất phát một cách rất tự nhiên như phải cầm cây chổi như thế nào quét nhà mới sạch, phải moi móc dưới gầm giường, hốc tủ. Lặt rau như thế nào, vo gạo ra sao, đống quần áo đó bao nhiêu xà phòng là vừa…

Phơi cái áo trải thế nào, xếp cái quần sao cho thẳng, không choán chỗ trong ngăn tủ. Xếp cái mùng cũng phải tập, cầm cái khăn lau bàn phải thế nào và bắt đầu lau từ đâu đến đâu thì bàn mới sạch, mới bóng loáng… Thậm chí, người mẹ cũng biết một trang vở học trò có bao nhiêu hàng ngang, bao nhiêu hàng dọc và tại sao hàng trên cùng chỉ có ba dòng kẻ nhỏ… Đó là kiến thức tối thiểu cho bài tập viết gạch sổ đầu tiên của bất cứ ai. Từ những việc nhỏ nhặt ấy dần hình thành nên tính cách sau này của con gái. Bởi thế mà người đời có câu nhìn người mẹ có thể đoán được người con gái về sau này. Tất nhiên, không thể đúng hoàn toàn, nhưng rõ ràng, nếu con gái được mẹ dạy dỗ một cách tử tế sẽ ít thiệt thòi hơn khi không có mẹ chỉ bảo, răn đe.

Có người mẹ khéo đến nỗi có thể dạy con những bài học lý luận thông qua thực hành. Thử xem việc muối dưa chẳng hạn. Ra chợ chọn cây cải không già quá nhưng không được non, màu sắc thế nào là vừa. Về nhà rửa sạch, phơi héo sao để dưa sau khi muối được giòn, không bị dai. Cắt đoạn cải thế nào vừa miệng người ăn. Pha nước muối bao nhiêu là đủ, mặn quá dưa không chua, lạt quá thì dưa lại dở, mau lên meo… Bao nhiêu kinh nghiệm sống cuộc đời từ xuất phát bài học muối dưa đơn giản đó. Nước muối vừa ăn, miếng dưa cải chua vừa ngon chính là bài học đối nhân xử thế. Cái gì quá lắm cũng hỏng, mà ít thì cũng hư…

Con trai thích con gái như thế nào yahoo
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Nhiều cô cho rằng, tất cả những bài học nấu ăn mẹ dạy, cô chỉ cần học một khoá gia chánh là xong thì quả là nhầm! Bài học từ nhà bếp của người mẹ là cả một quá trình tích luỹ kinh nghiệm sống. Khi nào cần mặn, khi nào cần nhạt, khi nào cho xíu đường, món nào cho bột nêm thì ngon, món nào cho bột nêm thì hỏng… Không phải cứ thấy trên ti-vi người ta nấu mà bắt chước là thành công ngay đâu! Còn tuỳ món hay khẩu vị người ăn. Bài học nữ công gia chánh là cả một quá trình sống mà người mẹ tổng kết được. Bà dư sức biết nam giới họ nghĩ gì, thất vọng ra sao khi gặp người phụ nữ vụng.

Thật vậy, ngay trên một diễn dàn dành riêng cho lứa tuổi teen trên mạng, có đến 70% teenboy cho rằng thích nhìn những cô gái khi họ nấu nướng, dọn dẹp và tề gia nội trợ, 10% teenboy lắc đầu “nguầy nguậy” khi đụng phải những teengirl chưa một lần vào bếp và chỉ có 20% còn lại tỏ ra thông cảm, cho rằng các bạn nữ còn phải học hành, họ sẵn sàng giúp đỡ bạn nữ không biết nữ công gia chánh. Và, 100% teenboy cho rằng thích các bạn nữ hiền lành, dễ thương, chân thật, bên cạnh đó các bạn nữ cũng nên dành cho mình chút thời gian để tập những kỹ năng cần thiết…

Vậy đó, ngay ở lứa tuổi teen người đàn ông họ đã có suy nghĩ như thế rồi, hỏi sao người mẹ không sốt ruột khi con gái không chịu tập nữ công gia chánh?

TÂM AN

Mẹ và con gái là mối quan hệ rất thân, nhưng đôi khi giữa hai mẹ con cũng có nhiều “niềm riêng làm sao nói hết”. Báo Phụ Nữ mong được làm chiếc cầu nối để mẹ và con gái trao đổi tâm tình với nhau. Hãy viết ra những gì mẹ muốn nói với con gái, con gái muốn thưa với mẹ để mẹ con mình luôn có nhau trên đời.