Các dạng toán ôn thi chuyên cấp ii

Thầy cô giáo và các em học sinh có nhu cầu tải các tài liệu dưới dạng định dạng word có thể liên hệ đăng kí thành viên Vip của Website: tailieumontoan.com với giá 500 nghìn thời hạn tải trong vòng 6 tháng hoặc 800 nghìn trong thời hạn tải 1 năm. Chi tiết các thức thực hiện liên hệ qua số điện thoại (zalo ): 0393.732.038

Điện thoại: 039.373.2038 (zalo web cũng số này, các bạn có thể kết bạn, mình sẽ giúp đỡ)

Kênh Youtube: https://bitly.com.vn/7tq8dm

Email: [email protected]

Group Tài liệu toán đặc sắc: https://bit.ly/2MtVGKW

Page Tài liệu toán học: https://bit.ly/2VbEOwC

Website: http://tailieumontoan.com

ChuTieuThichHocToan: Phân số là phần kiến thức rất quan trọng của chương trình lớp 4, 5 ở bậc Tiểu Học. Xoay quanh các bài toán phân số, có nhiều dạng toán hay và khó. Ngay cả việc “sáng tác” đề bài dạng phân số cũng rất thú vị và hấp dẫn người yêu Toán.

Chú Tiểu post chuyên đề tính nhanh phân số để học sinh, phụ huynh tham khảo.

Cách tiếp cận, dẫn dắt bài toán phù hợp với việc tự học của học sinh cũng như thuận lợi cho PHHS tham khảo để kèm con học. Việc học nói chung cũng như việc học Toán nói riêng, cần chủ động học và học sâu, học chắc, học kỹ. Xây móng vững chắc thì nhà mới cao tầng được.

Posted by chutieuthichhoctoan on December 23, 2014

https://chutieuthichhoctoan.wordpress.com/2014/12/23/chuyen-de-tinh-nhanh-phan-so-phan-1/

CHUYÊN ĐỀ : CẤU TẠO SỐ (Phần 3: Phương pháp tách tích, chia hết)

Sau phần 1 và phần 2 của chuyên đề Cấu Tạo số, Chú Tiểu tiếp tục post phần 3 của chuyên đề này lên blog để phụ huynh, học sinh dễ theo dõi. Post bài trên facebook, bài sẽ bị trôi nhanh, Vì thế chú sẽ post lên blog. Do có nhiều công thức Toán rất khó để gõ trong blog, Chú Tiểu dùng cách post ảnh chụp file tài liệu. Có thể in ra sẽ bị mờ, kính mong Phụ huynh và các cháu thông cảm.

Các dạng toán ôn thi chuyên cấp ii

Các dạng toán ôn thi chuyên cấp ii

Posted by chutieuthichhoctoan on July 16, 2014

https://chutieuthichhoctoan.wordpress.com/2014/07/16/chuyen-de-cau-tao-so-phan-3-phuong-phap-tach-tich-chia-het/

CHUYÊN ĐỀ: CẤU TẠO SỐ (Phần 1: Thay đổi chữ số của 1 số)

I- Dạng 1: Thay đổi chữ số của một số a)Phương pháp chung: Thông thường dạng toán có cách giải sau: *Cách 1: Dùng phân tích số để biến đổi quan hệ trong bài toán về các đẳng thức để giải *Cách 2: Đưa bài toán về bài toán điền chữ số. *Cách 3: đưa bài toán về các dạng toán điển hình.

  1. Ví dụ minh họa: +Bài toán 1: Cho một số có 3 chữ số trong đó chữ số hàng đơn vị là 8. Nếu chuyển chữ số 8 lên đầu thì ta được một số mới có 3 chữ số, số mới đem chia cho số ban đầu được thương là 5 dư 25. Tìm số đó. Giải: Gọi số cần tìm là ab8 thì số mới là 8ab. Theo đề bài ta có: 8ab = ab8 x 5 + 25 Hay : 800 + ab = ( ab x 10 + 8 ) x5 + 25 => 800 + ab = ab x 50 + 40 + 25 800 + ab = ab x 50 + 65 => ab x 49 = 800 – 65 => ab x 49 = 735 ab = 735 : 49 => ab = 15. Vậy số cần tìm là: 158 Thử lại: 815 : 158 = 5 ( dư 25 ) + Bài toán 2: Cho một số có 3 chữ số trong đó chữ số hàng trăm là 5. Nếu chuyển số 5 ra đằng sau số đó thì được số mới có 3 chữ số kém số ban đầu 324 đơn vị. Giải: Gọi số cần tìm là 5ab thì số mới là ab5. Theo đề bài ta có: 5ab – ab5 = 324 Hay: 500 + ab – ( ab x 10 + 5) = 324 => 500 + ab – ab x 10 – 5 = 324 ab x 9 = 171 => ab = 171 : 9 => ab = 19 . Vậy số cần tìm là 519.

Nhận xét: Ở bài trên ta thấy ab có thứ tự không thay đổi nên ta giữ nguyên, không cần tách riêng ab.

Posted by chutieuthichhoctoan on July 15, 2014

https://chutieuthichhoctoan.wordpress.com/2014/07/15/chuyen-de-cau-ta%cc%a3o-so-phan-1-thay-do%cc%89i-chu%cc%83-so-cu%cc%89a-1-so/

Một số chú ý khi làm bài thi

Chú Tiểu đang soạn 1 số chú ý dành cho các cháu trước khi thi chuyển cấp vào lớp 6.

Post tạm phần những chú ý về kỹ năng làm bài, chú sẽ cập nhận phần chú ý với các dạng bài sau…

Chúc các cháu học tốt!

Kinh nghiem khi di thi

Cập nhật sáng sớm ngày 13.06

Kinh nghiem khi di thi

Posted by chutieuthichhoctoan on June 10, 2013

https://chutieuthichhoctoan.wordpress.com/2013/06/10/mot-so-chu-y-khi-lam-bai-thi/

Chuyên đề thi AMS: Dùng dấu hiệu chia hết để điền vào chữ số chưa biết

ChuTieuThichHocToan: Trong các đề thi vào chuyên cấp 2 AMS, dạng toán rất hay gặp trong các bài trắc nghiệm, đó là dạng toán liên quan đến tính chất chia hết, điền số để thỏa mãn tính chất chia hết.

Đây là dạng toán dễ, các cháu học sinh đã được học từ lớp 4 nên hầu hết là sẽ làm được (và phải làm được để có cơ hội đỗ). Tuy nhiên, phương pháp giải cũng như cách giải sẽ làm mất ít thời gian hơn, để dành thời gian cho các bài khác.

ChuTieu xin giới thiệu 1 số bài tập về dạng này.

Cách giải tổng quát:

Nếu số cần tìm có yêu cầu chia hết (hoặc chia có dư) cho 2 và 5, ta hãy xét điều kiện này trước. Vì với điều kiện này ta có ngay được các giá trị có thể của số hàng đơn vị.

Dùng phương pháp thử chọn và các tính chất chia hết cho 3,9 (có thể cả chia hết cho 4) để xác định các chữ số còn lại.

Một số tính chất liên quan đến chia có dư:

Posted by chutieuthichhoctoan on April 22, 2013

https://chutieuthichhoctoan.wordpress.com/2013/04/22/chuyen-de-thi-ams-dung-dau-hieu-chia-het-de-dien-vao-chu-so-chua-biet/

Chuyên đề thi AMS 2: Thành lập số, tìm số thỏa mãn tính chất chia hết

ChuTieuThichHocToan soạn 1 số bài tập, các cháu nào thi AMS có thể giải thử để luyện tập thêm nhé….

Dạng 1: Tìm số thỏa mãn tính chất về tổng, tích các chữ số

Bài 1: Tìm số bé nhất có tổng các chữ số là 25

Bài 2: Tìm số bé nhất có các chữ số khác nhau và có tổng các chữ số là 25

Bài 3: Tìm số bé nhất có các chữ số khác nhau và có tổng các chữ số là 13

Bài 4: Tìm số bé nhất có tổng các chữ số là 38

Bài 5: Tìm số lớn nhất có tổng các chữ số là 13 và các chữ số khác nhau.

Bài 6: Tìm số lớn nhất có tổng các chữ số là 17 và các chữ số khác nhau.

Bài 6.1: Tìm số lớn nhất có tổng các chữ số là 20 và các chữ số khác nhau.

Posted by chutieuthichhoctoan on April 17, 2013

https://chutieuthichhoctoan.wordpress.com/2013/04/17/chuyen-de-thi-ams-2-thanh-lap-so-tim-so-thoa-man-tinh-chat-chia-het/

Chuyên đề thi AMS: Giải toán logic bằng phương pháp lựa chọn tình huống

Bài 1 : Trong kì thi HS giỏi tỉnh có 4 bạn Phương, Dương, Hiếu, Hằng tham gia. Được hỏi quê mỗi người ở đâu ta nhận được các câu trả lời sau :

Phương : Dương ở Thăng Long còn tôi ở Quang Trung

Dương : Tôi cũng ở Quang Trung còn Hiếu ở Thăng Long

Hiếu : Không, tôi ở Phúc Thành còn Hằng ở Hiệp Hoà

Hằng : Trong các câu trả lời trên đều có 1 phần đúng 1 phần sai.

Em hãy xác định quê của mỗi bạn.

Posted by chutieuthichhoctoan on April 14, 2013

https://chutieuthichhoctoan.wordpress.com/2013/04/14/chuyen-de-thi-ams-giai-toan-logic-bang-phuong-phap-lua-chon-tinh-huong/

ChuTieuThichHocToan sưu tầm và chỉnh sửa, thêm bớt một số bài toán về dạng xét tính chẵn lẻ, chữ số tận cùng.

Đây là dạng toán khá dễ, tuy nhiên cần phải có sự làm quen để “nhận dạng” những bài toán dạng này. Lời giải các bài dạng này thường rất ngắn, nhưng con đường đi đến lời giải thì đôi khi không ngắn. Các cháu cần chú ý các đặc điểm nhận dạng mà chú tiểu đưa ra trong các phân tích dưới đây nhé.

Đây là dạng toán khá hay gặp trong kỳ thi vào chuyên cấp 2 AMS.

* Kiến thức cần nhớ :

– Chữ số tận cùng của 1 tổng bằng chữ số tận cùng của tổng các chữ số hàng đơn vị của các số hạng trong tổng ấy.

– Chữ số tận cùng của 1 tích bằng chữ số tận cùng của tích các chữ số hàng đơn vị của các thừa số trong tích ấy.

– Tích các số tận cùng là 6 có tận cùng là 6

– Tích các số tận cùng là 1 có tận cùng là 1

– Tổng 1 + 2 + 3 + 4 + …… + 9 có chữ số tận cùng bằng 5.

– Tích 1 x 3 x 5 x 7 x 9 có chữ số tận cùng bằng 5.

– Tích a x a không thể có tận cùng bằng 2, 3, 7 hoặc 8. (Việc chứng minh điều này các cháu chỉ cần thử hết các trường hợp tận cùng của a là được)

Posted by chutieuthichhoctoan on April 11, 2013

https://chutieuthichhoctoan.wordpress.com/2013/04/11/chuyen-de-thi-chuyen-cap-2-ams-so-chan-le-chu-so-tan-cung/

Chuyên đề thi cấp 2 AMS: CÁC BÀI TOÁN VỀ CHIA HẾT, CHIA CÓ DƯ

CÁC BÀI TOÁN VỀ CHIA HẾT, CHIA CÓ DƯ

ChuTieuThichHocToan: Chú Tiểu mới sưu tầm các bài về dạng chia hết, chia có dư trong các đề thi vào chuyên cấp 2 AMS.

Post lên đây cho các cháu tham khảo. Chú tiểu sẽ sửa đổi, thêm lời phân tích và các bài tương tự khi nào có thời gian rảnh.

Hi vọng giúp được gì cho các cháu học sinh trong việc chinh phục trường AMS:)

Bài 1(Thi AMS 2005)

Tìm một số tự nhiên biết rằng số đó chia 5 dư 4, chia 8 dư 4 và hiệu của các thương là 426.

Giải:

Gọi số đó là a. Suy ra a – 4 chia hết cho 5 và a – 4 chia hết cho 8. Hiệu hai thương là 426.

Như vậy a – 4 = 5q = 8k

\=> q/k = 8/5

Và q – k = 426

Bài toán trở thành tìm hai số khi biết hiệu và tỷ số.

Hoặc có thể giả sử k là 5 phần, q là 8 phần => hiệu là 3 phần = 426 => 1 phần = 426 : 3 = 142

Từ đó suy ra q = 8×142 = 1136

\=> a = 4 + 5×1136 = 5684

Chú ý: Bài này đi thi làm chỉ mất 2 phút.

Bài 2: (Thi AMS 2 – 2006)

Một số được viết bằng 2006 số 7. Hỏi phải cộng thêm vào số đó ít nhất bao nhiêu đơn vị để được 1 số chia hết cho 63.

Giải:

Nhận xét: Một số muốn chia hết cho 63 = 7×9 thì phải chia hết cho 7 và 9.

Ta thấy 1 số viết bằng 2006 số 7 thì chia hết 7, như vậy số đơn vị thêm vào phải chia hết cho 7. (tức là 7,14,….)

Mặt khác 2006 số 7 => tổng các chữ số là 2006×7 chia 9 dư 2 (Theo tính chất chia hết cho 9, một số chia 9 có số dư cùng với tổng các chữ số của nó khi chia cho 9) => ta phải thêm vào để chia hết cho 9 => thêm 9-2 = 7 đơn vị.

Vậy cần thêm ít nhất là 7 đơn vị.

Chú ý: Bài này đi thi làm chỉ mất 2 phút.

Bài 3: (Thi AMS 2 – 2008)

Cho số ab1 (cấu tạo số – có gạch trên) chia hết cho 7 và a +b = 6. Tìm số đó.

Giải:

Ta có ab1 =100a + 10b + 1 chia hết cho 7.

Ta hãy chia 100, 10 cho 7 để tìm số dư

\=> 98a + 2a +7b + 3b + 1 chia hết cho 7

\=> 2a + 3b + 1 chia hết cho 7

Thấy có 2a, 3b mà đề bài cho a+b = 6 nên ta tách:

2a+3b+1 = 2(a+b)+b + 1= 12+1+b chia hết cho 7

\=> 13+b chia hết cho 7 => b = 1 hoặc 8.

\=> b = 1(vì b < 6)

Chú ý: Bài này đi thi làm chỉ mất 1 phút.

Posted by chutieuthichhoctoan on April 9, 2013

https://chutieuthichhoctoan.wordpress.com/2013/04/09/chuyen-de-thi-cap-2-ams-cac-bai-toan-ve-chia-het-chia-co-du/

Chuyên đề giải Toán suy luận Logic bằng phương pháp lập bảng

Mở đầu:

ChuTieuThichHocToan xin tiếp tục với chuyên đề Toán suy luận Logic. Trong bài này, sẽ là các bài toán suy luận Logic sử dụng Phương pháp Lập bảng để giải.

I/ PHƯƠNG PHÁP LẬP BẢNG :

Các bài toán giải bằng phương pháp lập bảng thường xuất hiện hai nhóm đối tượng (chẳng hạn tên người và nghề nghiệp, hoặc vận động viên và giải thưởng, hoặc tên sách và màu bìa, … ). Khi giải ta thiết lập 1 bảng gồm các hàng và các cột. Các cột ta liệt kê các đối tượng thuộc nhóm thứ nhất, còn các hàng ta liệt kê các đối tượng thuộc nhóm thứ hai.

Dựa vào điều kiện trong đề bài ta loại bỏ đần (Ghi số 0) các ô (là giao của mỗi hàng và mỗi cột). Những ô còn lại (không bị loại bỏ) là kết quả của bài toán.

II/ BÀI TẬP VẬN DỤNG :

Bài 1 : Trong 1 buổi học nữ công ba bạn Cúc, Đào, Hồng làm 3 bông hoa cúc, đào, hồng. Bạn làm hoa hồng nói với Cúc : Thế là trong chúng ta chẳng ai làm loại hoa trùng với tên mình cả! Hỏi ai đã làm hoa nào?

Phân tích:

Với bài toán này, chúng ta cần tìm ra xem ai làm hoa gì…Cần chú ý 1 số dữ kiện quan trọng của đề bài:

– “Bạn làm hoa hồng nói với Cúc”: điều này có nghĩa là bạn Cúc không làm hoa hồng. Vì trái lại nếu Cúc làm hoa hồng thì hóa ra Cúc nói với Cúc???

– “Thế là trong chúng ta chẳng ai làm loại hoa trùng tên với mình cả” => Cúc không làm hoa cúc, Đào không làm hoa đào và Hồng cũng không làm hoa hồng.

Từ đó ta đi lập bảng và xét các khả năng…

Giải :

Vì “bạn làm hoa hồng nói với Cúc” nên Cúc không làm hoa hồng. Vì không ai làm giống tên mình nên Cúc không làm hoa cúc, Đào không làm hoa đào, Hồng không làm hoa hồng.

Ta lập bảng với hàng ngang đầu tiên là tên các loại hoa, cột đầu tiên là tên các bạn. Nếu bạn Cúc không làm hoa cúc thì ta điền “không” ở ô tương ứng.

Như vậy ở ô bạn Cúc – hoa cúc ta điền “không”. Bạn Đào – hoa đào điền “không”, bạn Hồng – hoa hồng ta điền “không”. Theo lý luận ở trên thì bạn Cúc không làm hoa hồng nên ô Cúc- hồng điền “không”. Đến đây ta thấy bạn Cúc chỉ có thể làm hoa đào và hoa hồng chỉ có thể được làm bởi bạn Đào. Từ đó suy ra bạn Hồng làm hoa cúc.