Con gái học hóa chất nhiều co vô sih không năm 2024

Em học lớp 12, đang tìm hiểu ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học và có một số câu hỏi muốn được mọi người hỗ trợ giải đáp ạ.

Thứ nhất, sinh viên học ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học phải tiếp xúc nhiều với hóa chất, làm việc trong các nhà máy. Vậy con gái có phù hợp để học ngành này không?.

Thứ hai, em nghe nói các môn đại cương Hóa ở đại học rất nặng. Bản thân em là học sinh giỏi Hóa nhưng không biết liệu có học nổi không vì môn Hóa phổ thông không giống Hoá đại học.

Theo thông tin từ Bệnh viện Tâm Anh (TP.HCM), sau 20 năm làm việc trong công ty sản xuất nhựa, keo dán, anh Lâm được bác sĩ chẩn đoán vô sinh, không có tinh trùng, có thể do tiếp xúc với hóa chất công nghiệp.

Theo chia sẻ của anh Lâm (Thanh Hóa), anh làm công nhân từ năm 23 tuổi. Ban đầu anh sản xuất đồ nhựa, sau đó chuyển qua làm sơn, thép rồi sản xuất keo dán dùng trong ngành gỗ công nghiệp. Anh thường xuyên tiếp xúc với các nguyên liệu như bột melamine, formalin, urea và hóa chất phụ gia. Trong quy trình sản xuất, những nguyên liệu này được dẫn lên bồn với định lượng phù hợp, gây phản ứng hóa học tạo thành hỗn hợp chất keo, giải phóng ra lượng nhiệt và khí lớn.

Anh Lâm trực tiếp làm công đoạn nghiền trộn bột melamine, nhiều bụi bặm. Công ty thu gom, xử lý bụi bằng cách dùng than hoạt tính hấp thụ nhưng không triệt để, công nhân được trang bị đồ bảo hộ lao động và đeo thêm khẩu trang. Năm 2010, anh Lâm kết hôn, 5 năm sau vẫn chưa có con. Đi khám, anh mới biết mình vô sinh. Trong 7 năm sau đó, anh khám, điều trị ở nhiều bệnh viện và phòng khám Đông y nhưng không có kết quả.

Liên quan tới trường hợp của anh Lâm, ThS. BS Lê Đăng Khoa, Trưởng đơn vị Nam học, Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, xét nghiệm nội tiết cho thấy suy giảm khả năng sinh tinh. Xét nghiệm di truyền không ghi nhận bất thường.

Con gái học hóa chất nhiều co vô sih không năm 2024

Tiếp xúc nhiều với hóa chất công nghiệp có thể gây vô sinh. Ảnh minh họa

Anh Lâm cho hay trong gia đình không có ai bị vô sinh. Theo bác sĩ Khoa, vô sinh nam có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó môi trường làm việc ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất thời gian dài có nguy cơ cao đã tác động tiêu cực đến khả sinh sản.

Theo thông tin từ Bệnh viện Vinmec, ngoài hóa chất công nghiệp thì các loại hóa chất trong môi trường hàng ngày cũng có ảnh hưởng đáng kể tới khả năng sinh sản của con người. Khi tiếp xúc nhiều với chúng có thể gây rối loạn hormone, dậy thì sớm, suy giảm số lượng 'tinh binh', khó có khả năng thụ thai hoặc gây vô sinh ở cả nam giới và nữ giới.

Nhiều nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng việc tiếp xúc lâu dài với mức độ thấp các hỗn hợp hóa chất lành tính trong môi trường hàng ngày cũng có thể gây ra nguy cơ về khả năng sinh sản. Điều này bao gồm nguy cơ suy giảm sản xuất trứng, sẩy thai, bất thường về 'tinh binh'. Thậm chí, hóa chất cũng có thể ảnh hưởng đến cả thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ và gây ra tình trạng vô sinh khi trưởng thành.

Có một số chất hóa học có thể gây rối loạn hormone. Chúng ngăn chặn hoặc làm đảo lộn mô hình hoạt động thông thường của hormone trong cơ thể. Một số hóa chất có thể giả dạng như estrogen tự nhiên và dẫn đến rủi ro cao cho quá trình thụ thai ở phụ nữ, cũng như sự phát triển thai nhi và sức khỏe của người mẹ.

Bên cạnh đó, các chất gây rối loạn nội tiết có thể can thiệp vào các hướng dẫn di truyền phức tạp đối với sự phát triển của cơ quan sinh sản nam hoặc nữ trong một bào thai đang lớn dần trong bụng mẹ. Hơn nữa, chúng cũng làm thúc đẩy quá trình dậy thì sớm của một bé gái, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh có hại đến khả năng sinh sản, chẳng hạn như: Lạc nội mạc tử cung hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Semmelweis (Hungary) đã tổng hợp gần 27.000 nghiên cứu và xác định nguyên nhân lớn nhất làm suy giảm 'tinh binh' do ô nhiễm, hút thuốc, tuổi tác... Phân tích tổng hợp cho thấy ô nhiễm không khí, tiếp xúc với thuốc trừ sâu làm tăng sự phân mảnh DNA 'tinh binh' trung bình 9,68%.

Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Mỹ thu thập dữ liệu khoa học của các cơ quan uy tín để đo lường sự thay đổi các thông số 'tinh binh' liên quan đến tình trạng ô nhiễm không khí. Kết quả, tỷ lệ vô sinh ở các nước công nghiệp tăng từ 7-8% năm 1960 lên 20-30% hiện nay. Yếu tố môi trường, lối sống, đặc biệt là tiếp xúc với hóa chất có thể góp phần gây rối loạn nội tiết, suy giảm số lượng và chất lượng 'tinh binh' dẫn đến giảm khả năng sinh sản ở nam giới.

Theo nghiên cứu, ô nhiễm không khí thường liên quan đến tình trạng tăng hàm lượng khí carbon monoxide (CO), nitơ dioxide (NO2), sulfur dioxide (SO2), ozone, chì (Pb) và các hạt vật chất trong không khí mang nhiều nguyên tố vi lượng và Hydrocarbon thơm đa vòng (PAH) - một nhóm hợp chất bao gồm có chất gây rối loạn nội tiết có thể ảnh hưởng đến trục vùng dưới đồi - tuyến yên và quá trình sinh tinh ở tinh hoàn, gây ra những thay đổi về tinh trùng.

Một số nghiên cứu cho rằng độc tố môi trường làm thay đổi tính toàn vẹn DNA của 'tinh binh'. Các kim loại nặng như chì, cadmium và thủy ngân có thể làm hỏng hệ thống sinh sản nam giới, làm suy yếu hoặc gián đoạn quá trình sinh tinh...

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ vô sinh toàn cầu là 15%, đồng nghĩa khoảng 60-80 triệu vợ chồng bị vô sinh. Vô sinh nam chiếm 40-70% do nhiều nguyên nhân như di truyền, môi trường, các chất ô nhiễm không khí, tâm lý và lối sống...

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn hóa chất nguy hiểm - QCVN 05:2020/BCT

Ngày 21/12/2020, Bộ Công Thương đã ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm” kèm theo Thông tư số 48/2020/TT-BCT. Quy chuẩn mang ký hiệu QCVN 05:2020/BCT và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2021.

Quy chuẩn này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm trong lĩnh vực công nghiệp.

Theo quy chuẩn, các hóa chất nguy hiểm được phân loại theo hệ thống GHS. Hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm như: dễ nổ; ôxy hóa mạnh; ăn mòn mạnh; dễ chảy; độc cấp tính, độc mãn tính; gây kích ứng với con người; gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư; gây biến đổi gen; độc đối với sinh sản; tích luỹ sinh học; ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ; độc hại đến môi trường.

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm, các tổ chức, cá nhân phải đáp ứng yêu cầu về tài liệu, bảng, biển báo; yêu cầu khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm; yêu cầu về ứng phó sự cố hóa chất và bảo vệ môi trường; yêu cầu về nhà xưởng, kho chứa; yêu cầu về thiết bị; yêu cầu về phương tiện chứa và nhãn hàng hóa; yêu cầu trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản hóa chất dễ cháy, nổ; yêu cầu trong sản xuất, kinh doanh sử dụng và bảo quản hóa chất ăn mòn; yêu cầu trong sản xuất, kinh doanh sử dụng và bảo quản hóa chất độc; yêu cầu an toàn đối với phương tiện chứa hóa chất ngoài trời; yêu cầu an toàn trong vận chuyển hóa chất nguy hiểm; yêu cầu an toàn trong quá trình xếp, dỡ hóa chất nguy hiểm.