Cốm bổ sung tiêu hóa giúp trị táo bón năm 2024

Chào bạn! Thông thường trẻ bị táo bón chức năng do các nguyên nhân như: chế độ ăn, chế độ vận động, nhịn đi ngoài, yếu tố tâm lý, stress... Việc bổ sung men vi sinh được biết đến như một phương thuốc hữu hiệu giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó cải thiện nhanh các bệnh đường tiêu hóa phổ biến như: tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn ở trẻ. Nhưng đối với táo bón, men vi sinh chỉ có tác dụng đối với trường hợp táo bón chức năng ở trẻ nhỏ xuất phát từ nguyên nhân loạn khuẩn đường ruột.

Vậy nên nếu bé bị táo bón có nên uống men vi sinh hay men tiêu hóa không thì tốt nhất bạn nên cho trẻ đi khám để nhận được lời khuyên chính xác nhất. Bạn có thể đưa bé đến khám tại các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để bác sĩ tư vấn thêm.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng Vinmec. Trân trọng!

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Nam Phong - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Sản phẩm nội địa Nhật Bản đã được điều chế và kiểm chứng khắt khe, không chứa các thành phần hóa chất độc hại. Cốm Muhi là lựa chọn thông minh cho bé, trị táo bón, tăng cường miễn dịch, tăng hấp thu dinh dưỡng, cho bé khỏe, ăn ngon, mẹ yên tâm.

Mẹ tôi 63 tuổi, thường bị táo bón. Tôi thấy mọi người thường dùng men vi sinh hoặc men tiêu hóa để cải thiện nhưng không biết chúng khác nhau thế nào, khi dùng cần lưu ý gì? (Ngọc Sương, TP HCM)

Trả lời:

Men vi sinh (probiotic) giúp làm tăng lượng vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn) cho đường ruột, hạn chế sự phát triển vi khuẩn có hại. Lợi khuẩn sẽ tạo ra các vitamin, axit béo, tái hấp thu các axit mật nên cải thiện tần suất và chất lượng phân, qua đó, giảm táo bón. Men vi sinh trên thị trường có 3 dạng là men sống, bào tử và nấm.

Tuy nhiên, men vi sinh chỉ nên dùng khi có biểu hiện rối loạn hệ vi khuẩn ở đường ruột, gây táo bón hoặc tiêu chảy. Men vi sinh chứa các chủng vi khuẩn có lợi Lactobacillus và Bifidobacteria cho hiệu quả cao trong việc làm dịu các vấn đề ở hệ tiêu hóa và giảm chứng táo bón. Cụ thể, hai loại men này giúp giảm độ pH trong ruột già, giảm thời gian vận chuyển phân trong ruột già, kích thích hoạt động của nhu động ruột... tăng cảm giác muốn đi đại tiện.

Lợi khuẩn có loại dùng cho táo bón, có loại dùng cho tiêu chảy. Táo bón ngoài nguyên nhân thiếu lợi khuẩn, có thể do giảm axit dịch vị, giảm men tụy, giảm axit mật, thiếu chất xơ và các nguyên nhân khác như rối loạn chức năng sàn chậu, bệnh lý toàn thân, suy giáp, u ống tiêu hóa, dùng các loại thuốc gây táo bón... Việc sử dụng men vi sinh cần theo chỉ định của bác sĩ.

Cốm bổ sung tiêu hóa giúp trị táo bón năm 2024

Bác sĩ Hậu đang khám cho người bệnh tại phòng khám Tiêu hóa. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Khi sử dụng men vi sinh, người bệnh cũng cần biết loại men đó có đúng là loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột hay không. Nếu muốn men vi sinh hoạt động hiệu quả thì phải đảm bảo đủ số lượng hơn một tỷ vi khuẩn trong một gói bào chế. Dạng bào chế đúng mới đảm bảo được men vi sinh sống sót qua đường tiêu hóa, qua dạ dày, ruột và phát huy hiệu quả ở đại tràng. Không chỉ ở dạng bào chế, men vi sinh cũng có trong thức ăn, thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, cải chua... Do đó, chúng ta cũng có thể bổ sung men vi sinh từ thực phẩm.

Ngoài men vi sinh, người táo bón cũng có thói quen sử dụng quá nhiều men tiêu hóa.

Men tiêu hóa do chính các tuyến trong cơ thể tiết ra, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn dễ dàng. Cụ thể, men amylase được sản xuất bởi tuyến tụy, tuyến nước bọt, gan, niêm mạc ruột non, buồng trứng và vòi trứng, giúp phát huy công dụng hỗ trợ phân hủy tinh bột, carbohydrate thành đường. Men protease được tiết ra từ dạ dày và tuyến tụy giúp phân hủy protein thành các axit amin. Men lipase do tuyến tụy sản xuất phân hủy lipid thành glycerol và axit béo.

Dù có nhiều lợi ích nhưng men tiêu hóa không hỗ trợ nhiều trong điều trị bệnh táo bón. Người bệnh cần dùng theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng ức chế khả năng tiết enzyme tự nhiên của cơ thể hay tình trạng lệ thuộc men tiêu hóa. Men tiêu hóa chỉ nên bổ sung cho những người thiếu hụt thành phần này như trẻ nhỏ, người bị rối loạn về bài tiết dịch tụy (như viêm tụy mạn), ngộ độc thực phẩm, thường xuyên bị stress, dùng bia rượu kéo dài, dùng thuốc (kháng sinh)... hay người mới ốm dậy, rối loạn tiêu hóa. Lý do là ở những nhóm người này quá trình tiết men bị hạn chế, hệ tiêu hóa hoạt động kém, thức ăn không tiêu hóa tốt khiến đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy...

Dù men vi sinh hay men tiêu hóa khá an toàn nhưng lạm dụng gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Nếu lạm dụng men tiêu hóa làm mất sự điều tiết enzyme tự nhiên, làm cho các tuyến tiêu hóa trong cơ thể bị ức chế, giảm bài tiết, giảm hoạt động, dẫn đến tình trạng lệ thuộc. Còn lạm dụng men vi sinh dễ khiến đầy bụng, chướng hơi hoặc người bị suy giảm miễn dịch có thể đối diện nguy cơ nhiễm trùng đường ruột.

Táo bón biểu hiện bằng tình trạng đi ngoài khó. Tần suất đi ngoài thấp, dưới 3 lần một tuần, phân cứng, nhỏ. Nhiều nguyên nhân khác như dùng thuốc, chế độ ăn, lối sống hoặc phụ nữ có thai, bệnh lý đại tràng (như hội chứng ruột kích thích)...

Tình trạng táo bón diễn ra lâu ngày có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe như sưng tĩnh mạch ở hậu môn (bệnh trĩ), rách da ở hậu môn (nứt hậu môn), phân không thể tống ra ngoài được (phân áp lực), ruột lòi ra khỏi hậu môn (sa trực tràng)...

Điều trị bệnh táo bón phụ thuộc vào từng nguyên nhân. Người bệnh cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, tăng cường chất xơ, lợi khuẩn (thức ăn, thức uống lên men), tập thể dục 30 phút mỗi ngày, không nhịn đại tiện... để duy trì sức khỏe cho hệ tiêu hóa. Người bệnh cần tập phản xạ dạ dày ruột bằng cách kích thích phản xạ đại tiện lúc sáng sớm bằng một ly nước ấm, cà phê sữa nóng, cháo nóng, phở nóng, thức ăn nóng nhiều béo... Tập squat (đứng lên, ngồi xuống) với xoa bụng trong 15 phút giúp kích thích nhu động ruột và tạo phản xạ đi đại tiện.

Bé táo bón nên bổ sung men gì?

Để công dụng trị táo bón được phát huy tốt nhất, ba mẹ nên ưu tiên chọn các loại men vi sinh chứa các chủng lợi khuẩn Lactobacillus và Bifidobacteria. Là men vi sinh có xuất xứ từ Hàn Quốc, SynterAct bổ sung cho bé đa chủng lợi khuẩn thuộc 2 nhóm Lactobacillus và Bifidobacterium, giúp bé ngừa táo bón hiệu quả.nullNhững lưu ý quan trọng khi dùng men vi sinh trị táo bón cho trẻ - Con Cưngconcung.com › thong-tin-bo-ich › nhung-luu-y-quan-trong-khi-dung-men...null

Bị táo bón nên ăn hoa quả gì?

Bởi chúng giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ mà lại ít calo. Để khắc phục táo bón, bạn nên tăng cường ăn trái cây, đặc biệt là táo, lê, cam, chuối, đu đủ, thanh long, dâu tây, việt quất, mận khô,… Dù ăn trực tiếp hay làm nước ép, sinh tố, salad thì đều mang lại hiệu quả như nhau.nullTư vấn: Bị táo bón nên ăn gì để cải thiện tình trạng? - Medlatecmedlatec.vn › tin-tuc › tu-van-bi-tao-bon-nen-an-gi-de-cai-thien-tinh-trang...null

Phụ nữ sau sinh bị táo bón nên ăn gì?

Một số loại rau xanh chứa chất xơ cao phải kể đến như súp lơ, rau đay, mùng tơi, cà rốt… Ngoài rau xanh, các loại quả tươi như táo ,lê, bơ, đu đủ… cũng rất tốt cho phụ nữ bị táo bón sau sinh. Để tăng hiệu quả giảm táo bón nên chế biến các món ăn thành dạng lỏng, chia làm nhiều bữa nhỏ để tránh việc đầy bụng, khó tiêu.nullCách điều trị táo bón sau sinh như thế nào là tốt nhất? - Bio-aciminwww.bioacimin.com › tao-bon-sau-sinh-dieu-tri-nhu-the-nao-la-tot-nhatnull

Làm thế nào để hết táo bón ở người lớn?

Cách trị táo bón tại nhà hiệu quả.

Uống đủ nước. Một trong những nguyên nhân gây táo bón là thiếu nước. ... .

Bổ sung chất xơ hòa tan. ... .

Thường xuyên tập thể dục thể thao. ... .

Bổ sung Probiotic. ... .

Dùng cà phê ... .

Dùng thuốc nhuận tràng (theo chỉ định của bác sĩ) ... .

Áp dụng chế độ ăn kiêng FODMAP mức thấp. ... .

Bổ sung glucomannan..