Có thể mẹ thay đổi khi mang thai

Như Ý (Theo Family Doctor)   -   Thứ năm, 02/06/2022 15:33 (GMT+7)

Ốm nghén

Giai đoạn đầu mang thai, ốm nghén có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào trong ngày, hoặc khi tiếp xúc với các thực phẩm có mùi. Chứng ốm nghén thường sẽ kết thúc sau 3 tháng đầu của thai kỳ. 

Đi tiểu thường xuyên

Vào những giai đoạn cuối của 3 tháng thai kỳ đầu tiên, bạn sẽ đi tiểu khá thường xuyên. Điều này là do tử cung của bạn ngày càng lớn, đẩy lên bàng quang khiến bạn muốn đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Chóng mặt, choáng váng

Trong những tháng đầu tiên, cơ thể bạn chưa quen với sự phát triển và tồn tại của bé. Cơ thể bạn sẽ phải hoạt động nhiều hơn để tạo ra nguồn dinh dưỡng nuôi thai nhi. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng. 

Ợ nóng

Tử cung phát triển gây áp lực lên dạ dày nên dễ bị trào ngược dịch vị. Ăn các bữa nhỏ, tránh thức ăn cay, thức ăn chiên, dầu, ăn các loại quả hạch và gừng có thể giúp giảm bớt chứng ợ nóng.

Táo bón

Chất sắt trong các loại thực phẩm chức năng uống hàng ngày khi mang thai có thể dẫn đến táo bón. Quá trình phân hủy thức ăn chậm cũng có thể gây táo bón, đầy hơi và chướng bụng. Nguyên nhân một phần cũng do sự suy giảm chức năng ruột ở người mẹ khi mang thai. Bạn có thể uống nhiều nước, ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ để cải thiện tình trạng này.

Da

Bạn có thể thấy làn da của mình trông hồng hào và căng bóng hơn trong thời kỳ mang thai. Đây là dấu hiệu của sự tăng cường lưu thông máu. Ngoài ra, hormone thai kỳ có thể gây ra dầu trên da của bạn. Nó có thể khiến bạn nổi mụn.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, hầu hết mọi người sẽ nhận ra sự thay đổi ở ngực. Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi để chuẩn bị cho việc cho con bú. Bạn có thể cảm thấy vú mềm và sưng lên, những vết sưng nhỏ hình thành ở khu vực xung quanh núm vú của bạn. Ngực của bạn sẽ tiếp tục phát triển và thay đổi trong suốt thai kỳ.

Cảm xúc

Nội tiết tố của bạn đang bị thay đổi trong thời kỳ mang thai. Bạn có thể cảm thấy ủ rũ, hay quên hoặc không thể tập trung. Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng. 

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Mua thêm giày dép chính là giải pháp tốt nhất cho vấn đề này. Mặc dù sự thay đổi cơ thể này khi mang thai sẽ giảm dần nhưng bạn không thể cố di chuyển với một đôi giày không thoải mái được. Mẹ bầu nên đầu tư một đôi giày thoải mái, co giãn đàn hồi tốt, không cao gót để giảm bớt sự khó chịu.

3. Da khô

Có thể mẹ thay đổi khi mang thai

Một sự thay đổi trong cơ thể khác mà bạn có thể dễ nhận thấy khi mang thai là làn da trở nên khô, ngứa và bong tróc. Sự thay đổi nội tiết tố chính là “thủ phạm” gây ra vấn đề mà bạn không lường trước được. Hơn nữa, cùng với sự phát triển của thai nhi, làn da mẹ sẽ trở nên khô do thiếu nước. Da lúc này dễ nhạy cảm hơn, dễ bị ngứa, dị ứng và nổi mẫn, đặc biệt là những vùng như mặt, tay chân, đùi, ngực…

Mẹo khắc phục:

Hạn chế dùng xà phòng để tắm và rửa mặt, thay vào đó, nên sử dụng loại ít có xà phòng để tránh ăn mòn da, dễ khiến cho da khô và mất nước hơn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên tắm nhiều lần trong ngày. Tránh dùng mỹ phẩm có mùi thơm để không bị kích ứng da. Tuyệt đối không gãi khi đang ngứa để ngăn việc gây lở loét và nhiễm trùng. Bà bầu nên uống nhiều nước, quan tâm đến chế độ ăn hơn nữa, nhất là với việc bổ sung các vitamin thiết yếu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng các loại kem dưỡng da để cung cấp độ ẩm, giúp da mềm mại hơn giảm tình trạng khô, ngứa.

4. Thay đổi kích cỡ vòng một

Có thể mẹ thay đổi khi mang thai

Ngoài việc thay đổi kích cỡ giày thì mách nhỏ là ngực của bạn sẽ tăng kích thước lên thêm, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên. Nguyên nhân chính bởi sự tăng vọt nồng độ của hormone estrogen và progesterone. Bạn cũng không cần quá lo lắng, bởi lẽ đây là tình trạng phổ biến, sự thay đổi cơ thể này khi mang thai để phù hợp với chức năng sản xuất sữa và chuẩn bị cho con bú.

Đồng thời với đó, tình trạng nhạy cảm và đau ngực cũng xảy ra do ảnh hưởng bởi hai loại hormone trên, chúng khiến cho núi đôi trở nên mềm mại, nhạy cảm hơn. Thậm chí, mẹ bầu có thể có cảm giác đau khi chạm vào. Tuy nhiên, tất cả sẽ trở lại bình thường một khi bạn ngừng cho con bú.

Mẹo khắc phục:

Bạn chắc chắn cần đầu tư sắm những loại áo ngực dành cho bà bầu với chất lượng tốt, được làm bằng chất liệu vải thoáng khí là một điểm cộng, giúp đem lại cảm giác thoải mái mà không gây bí tắc, ngột ngạt cho mẹ bầu. Một lời khuyên khác cho bạn là nên mặc áo ngực bà bầu trong khi ngủ, điều này cũng có thể giúp giảm tình trạng đau ngực hiệu quả.


Page 2

Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11

(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)


Page 3

Khi mới mang thai, cơ thể mẹ có rất nhiều sự thay đổi, chẳng hạn như:

  • Sự thay đổi nồng độ estrogen và progesterone: Đây là hai hormone quan trọng giúp điều hoà nội tiết tố sinh dục trong chu kỳ kinh nguyệt lẫn thai kỳ. Sự thay đổi này có thể dẫn đến những thay đổi ham muốn tình dục của mẹ.
  • Ngực mẹ ngày càng lớn, nhạy cảm hơn và âm hộ căng lên: Đây là lý do khiến ham muốn tình dục trong mẹ bị kích thích cực mạnh. Ngoài ra, thay đổi này sẽ khiến việc “yêu” trở nên thú vị hơn.

Do đó, bầu có ham muốn tình dục, đặc biệt là ham muốn khi mang thai 3 tháng đầu vì những thay đổi của hormone sinh dục, sự nhạy cảm ngày càng tăng của âm hộ cùng với sự gia tăng về kích thước của ngực.

Có thể mẹ thay đổi khi mang thai
Vì sao ham muốn khi mang thai 3 tháng đầu?

Quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Quan hệ vào thời điểm ham muốn khi mang thai 3 tháng đầu có gây nguy hiểm cho thai nhi không? Mẹ có thể hiểu như thế này nhé.

Thai nhi nằm trong túi nước ối và được bao bọc bởi tử cung. Do đó, mẹ có ham muốn khi mang thai 3 tháng đầu và quan hệ để thỏa mãn ham muốn thì sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.

Bởi vì, dương vật về cơ bản không thể tác động vật lý vào thai nhi theo cách này. Ngoài ra, tinh dịch khi xuất ra cũng không thể vượt qua lớp dịch nhầy ở cổ tử cung để xâm nhập vào bên trong.

Thêm vào đó, ham muốn khi mang thai 3 tháng đầu rồi quan hệ tình dục còn mang lại một số lợi ích về sức khỏe cho mẹ.

Tuy an toàn cho bé vì bao trong tử cung, nhưng có một vấn đề cần quan tâm đó là thai 3 tháng đầu rất nhỏ, nội tiết giao động, và tỷ lệ sẩy thai trong cả quá trình mang thai chủ yếu sảy ra vào 3 tháng đầu thai kỳ (70- 80%). Do đó, việc quan hệ phải thận trọng và được khám đánh giá thai kỳ tại phòng khám trước đó để hiểu rõ hết các nguy cơ cũng như tình trạng của bé tại thời điểm 3 tháng đầu.

Có thể mẹ thay đổi khi mang thai

Phụ nữ có ham muốn khi mang thai 3 tháng đầu nên làm gì?

Nếu mẹ có ham muốn tình dục khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ và bạn đời vẫn có thể quan hệ được nhưng với các tư thế nhẹ nhàng, an toàn và sử dụng bao cao su để tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và có thể lây sang con.

Tuy nhiên, mẹ không nên “yêu” khi ham muốn khi mang thai 3 tháng đầu nếu rơi vào các trường hợp sau:

  • Mẹ có tiền sử sảy thai hoặc có nguy cơ sảy thai
  • Mẹ bị chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân hoặc ra máu sau khi quan hệ
  • Mẹ bị đau bụng hoặc bị chuột rút
  • Mẹ có tiền sử làm thủ thuật ở cổ tử cung trước đây hoặc làm cổ tử cung bị tổn thương
  • Mẹ đang mang song thai hoặc đa thai
  • Mẹ được chẩn đoán nhau thai bám thấp
  • Mẹ được chẩn đoán sinh non

Nhiều cặp đôi kiêng cữ không quan hệ tình dục khi mang thai, điều này đúng nhưng chưa chắc đã cần thiết, vì nghiên cứu cho thấy khi mang thai vẫn có thể quan hệ. Thế nhưng, để chắc chắn thể trạng của mẹ và sức khỏe của bạn đời có đủ tốt để quan hệ trong giai đoạn thai kỳ không, mẹ vẫn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ để bảo đảm an toàn.