Có nên nuôi cà cưỡng

Cùng thể loại:

  • Trắng như tiên

    Trắng như tiên
    Vô duyên bồ hố mại
    Đen như cục than hầm
    Cháu ngoại ông Hoàng Chăn

  • Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
    Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.

    Buồi dài dái trễ dễ làm ăn

    Buồi dài, dái trễ dễ làm ăn

  • Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
    Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.

    Quan sai không bằng lồn khiến

    Quan sai không bằng lồn khiến

  • Cứ tưởng đầu đường thương xó chợ

    Cứ tưởng đầu đường thương xó chợ
    Ai ngờ tụi nó cũng chơi nhau

  • Văn vô đệ nhất, võ vô đệ nhị

    Văn vô đệ nhất, võ vô đệ nhị

  • Nghề võ đánh trả thầy

    Nghề võ đánh trả thầy

  • Ngọc lành có vít

    Ngọc lành có vít

  • Ngồi thúng khôn bề cất thúng

    Ngồi thúng khôn bề cất thúng

  • Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
    Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.

    Lồn gì lồn ác quá tai

    Lồn gì lồn ác quá tai
    Lồn nuốt súng lục
    Lồn nhai quân hàm

  • Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
    Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.

    Trăm khôn không bằng lồn mập

    Trăm khôn không bằng lồn mập

Có cùng từ khóa:

  • Đồn rằng cà cuống thơm cay

    Đồn rằng cà cuống thơm cay
    Ăn cơm bát sứ, rửa tay chậu đồng

  • Hà Chiêu, Hà Chiểu, Hà Chiều

    Hà Chiêu, Hà Chiểu, Hà Chiều
    Vừa đi vừa ngó chập miều đỏ khu

  • Ngó ra ngoài nhánh trâm bầu

    Ngó ra ngoài nhánh trâm bầu
    Thấy đôi cưỡng đậu, qua rầu phận qua

  • Con cò mắc dò mà chết

    Con cò mắc dò mà chết
    Mẹ con cái diệc giã gạo làm chay
    Bồ câu mở sách xem ngày
    Cà cuống uống rượu la đà
    Con cua trong lỗ bò ra chia phần
    Chào mào mà đánh trống quân
    Chim chích ở trần vác mõ đi rao
    Tôi trình ông xã ông thôn
    Ông uống chén rượu ông chôn con cò

    Dị bản

    • Con cò chết rũ trên cây
      Cò con mở lịch xem ngày làm ma
      Cà cuống uống rượu la đà
      Chim ri ríu rít bò ra ăn phần
      Chào mào thì đánh trống quân
      Chim chích cởi trần vác mõ đi rao

    • Con cò mắc dò mà chết
      Con quạ mua nếp làm chay
      Con cu đánh trống ba ngày
      Chào mào đội mũ làm thầy đọc văn
      Xóm làng chạy đến lăng xăng
      Mua ba thước vải buộc khăn cho cò

    • Con cò đi ăn mắc dò mà chết
      Bìm bịp ở nhà mua nếp làm chay
      Cu cu gõ mõ ba ngày
      Chốc mào đội mũ, mang giày đọc văn
      Le le, vịt nước lăng xăng
      Rủ nhau đi tới bịt khăn cho cò

    • Con cò mắc dò mà chết
      Con quạ ở nhà mua nếp làm chay
      Cu cu đánh trống bằng tay
      Chào mào đội mũ làm thầy đọc văn
      Chiền chiện vừa khóc vừa lăn
      Một bầy se sẻ bịt khăn tang cò

  • Cà cưỡng bay cao

    Cà cưỡng bay cao
    Chào mào bay thấp
    Cu bay về ấp
    Quạ bay về trời
    Nghe tiếng chủ mời
    Ra ăn thịt chuột
    Thịt gà đang luộc
    Thịt chuột đang hâm
    Dọn thầy một mâm
    Thầy ăn kẻo tối

    Dị bản

    • Cà cưỡng bay cao
      Chào mào bay thấp
      Cu bay về ấp
      Trở mỏ về trời
      Nghe thấy thầy mời
      Về ăn thịt chuột
      Mâm dưới nhẵn chuột
      Mâm trên nhẵn đầu
      Chín chả ngàn lâu
      Con trâu ních hết

  • Con cá lóc nằm trên bụi sặt

    Con cá lóc nằm trên bụi sặt
    Con cò mắc dò mà chết,
    Con quạ mua nếp làm chay,
    Con cu đánh trống ba ngày,
    Con ngỗng thức dậy dọn bày mâm ra,
    Cồng cộc ăn cá nghi nga,
    Con chim cà cưỡng phải ra ăn mày.

  • Có nên thì nói là nên

    Có nên thì nói là nên
    Chẳng nên sao để đấy quên đây đừng
    Làm chi cho dạ ngập ngừng
    Đã có cà cuống thì đừng hạt tiêu

  • Con cò chết rũ trên cây

    Con cò chết rũ trên cây
    Cò con mở lịch xem ngày làm ma
    Cà cuống uống rượu la đà
    Chim ri ríu rít chạy ra lấy phần
    Chào mào thì đánh trống quân
    Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao

  1. Chào màoCũng gọi là chóp mào hay chốc mào, một loài chim có mào nhọn trên đầu, hai bên má có lông trắng.

    Có nên nuôi cà cưỡng

    Chim chào mào

  2. Sáo sậuCòn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.

    Có nên nuôi cà cưỡng

    Sáo sậu

  3. Làm những chuyện bao đồng, không liên can gì đến mình.

  4. Bồ hố mạiTiếng Triều Châu, có nghĩa là không đẹp, không chịu. (Văn truyền khẩu trên đất Đồng Nai - Nguyễn Văn Hầu)

  5. Nặc Ông ChânCòn gọi là Nặc Ông Chăn, Hoàng Chăn, tên vị vua trị vì Chân Lạp từ 1642-1659.

  6. Câu này có lẽ xuyên tạc từ thơ Bùi Giáng:

    Anh cứ tưởng đầu đường thương xó chợ
    Ai có ngờ xó chợ cũng thương nhau

  7. Văn vô đệ nhất, võ vô đệ nhịVăn không có ai đứng nhất, võ không có ai đứng nhì. Người theo nghề văn, võ thường thích độc tôn, không chịu nhận ai ngang mình.

  8. VítCó thương tích; tì tích, chuyện xấu, đều hổ thẹn. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)

  9. Ngọc lành có vítNgười tốt mấy cũng có tì vết, song không vì thế mà suy giảm giá trị.

  10. Cà cuốngLoài bọ cánh nửa, sống ở nước, phần ngực con đực có hai túi chứa tinh dầu mùi thơm, vị cay, dùng làm gia vị.

    Có nên nuôi cà cưỡng

    Con cà cuống

  11. Hà ChâuDân địa phương cũng gọi là Hà Chiêu, một thôn thuộc xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đây là khu vực trũng thấp, thường bị ngập lụt và cô lập trong mùa mưa bão.

  12. Chập miềuChim chào mào, cách gọi của người Huế.

  13. KhuĐít, mông (phương ngữ).

  14. Trâm bầuMột loại cây bụi hoặc gỗ, mọc hoang ở miền kênh rạch vùng Đông Nam Bộ hoặc được trồng để nuôi kiến cánh đỏ. Lá, rễ và hạt được cho là có nhiều tác dụng chữa bệnh, phổ biến nhất trong dân gian là dùng để tẩy giun đũa.

    Có nên nuôi cà cưỡng

    Lá và quả trâm bầu.

  15. QuaTừ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).

  16. Bẫy dòGọi tắt là dò, một loại bẫy đặt dưới đất đễ bẫy các loại chim, gà rừng. Bẫy dò được làm rất công phu bằng những sợi mây cực dẻo, kết hợp với những sợi thòng lọng làm bằng các loại dây mảnh và chắc (dây gai, tơ tằm…), cài trên những vùng các loại chim hay qua lại kiếm ăn. Dò có nhiều cỡ: lớn, nhỏ, dài, ngắn… để đánh bắt các loại chim khác nhau.

    Có nên nuôi cà cưỡng

    Hình vẽ bẫy dò

  17. DiệcMột loài chim giống như cò, thức ăn chủ yếu là côn trùng, cá... Diệc mốc có bộ lông màu nâu. Ngoài ra còn có diệc ba màu, diệc xanh...

    Có nên nuôi cà cưỡng

    Chim diệc đang bắt cá

  18. Làm chayLàm lễ cúng để cầu cho linh hồn người chết được siêu thoát, theo quan niệm dân gian.

  19. Bồ câuCũng gọi là chim cu, loài chim có cánh dài, bay giỏi, mỏ yếu, mắt tròn đẹp và sáng, được nuôi làm cảnh và lấy thịt. Nhờ nhớ đường và định hướng rất tốt nên trước đây chúng thường được huấn luyện để đưa thư.

    Có nên nuôi cà cưỡng

    Chim bồ câu

  20. Hát trống quânHình thức sinh hoạt ca hát giao duyên phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du Việt Nam, kể từ Thanh Hóa trở ra Bắc. Hát trống quân ở mỗi địa phương có khác nhau về làn điệu, lối hát và thời điểm hát, nhưng đều mang một số điểm chung như: những người tham gia chia thành hai bên "hát xướng" và "hát đáp", lời ca thường mang tính ứng đối, sử dụng trống dẫn nhịp gọi là "trống thùng", giữa những câu đối đáp có đoạn ngừng gọi là "lưu không".

    Hát trống quân thường được tổ chức vào rằm tháng bảy, tháng tám âm lịch, ngoài ra còn được tổ chức hát thi vào những ngày hội. Trong những ngày mùa, vào chiều tối, những người thợ gặt ở nơi khác đến thường tổ chức hát với nhau hoặc với trai gái trong làng.

    Có nên nuôi cà cưỡng

    Hát trống quân

    Xem phóng sự Hát trống quân - Nét dân ca của đồng bằng Bắc Bộ.

  21. Chim chíchTên chung của một họ chim có lông màu sáng, với phần trên có màu xanh lục hay xám và phần dưới màu trắng, vàng hay xám. Phần đầu của chúng thông thường có màu hạt dẻ.

    Có nên nuôi cà cưỡng

    Chim chích bông

  22. MõMột loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.

    Có nên nuôi cà cưỡng

  23. Chim riMột loài chim như chim sẻ, ăn thóc gạo và các loại hạt. Văn học thường dùng các thành ngữ "khóc như ri," "nổi như ri..."

    Có nên nuôi cà cưỡng

    Chim ri

  24. QuạCòn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.

    Có nên nuôi cà cưỡng

    Con quạ

  25. NếpLoại lúa cho hạt gạo hạt to và trắng, nấu chín thì trong và dẻo, thường dùng thổi xôi, làm bánh.

    Có nên nuôi cà cưỡng

    Xôi nếp

  26. Bìm bịpTên chung để chỉ khoảng 30 loài chim do tiếng kêu của chúng tương tự như "bìm bịp" vào mùa sinh sản. Bìm bịp có lông cánh màu nâu như áo của thầy tu.

    Có nên nuôi cà cưỡng

    Một con bìm bịp

  27. Le leTên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.

    Có nên nuôi cà cưỡng

    Con le le

  28. Sơn caCũng gọi là chiền chiện, chà chiện ở Quảng Nam hoặc cà lơi ở Huế, một giống chim thuộc họ chim sẻ, có tiếng hót lảnh lót và kiểu bay liệng lạ mắt. Loài này thường làm tổ ở mặt đất hoặc nơi không cao lắm so với mặt đất. Thức ăn chính là côn trùng.

    Có nên nuôi cà cưỡng

    Chim sơn ca

  29. Cu gáyMột loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.

    Có nên nuôi cà cưỡng

    Chim cu gáy

  30. ThầyCha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).

  31. NíchNhét cho đầy, cho chặt. Còn có nghĩa là ăn tham, ăn một cách thô tục.

  32. Cá lócCòn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.

    Có nên nuôi cà cưỡng

    Cá lóc

  33. SặtMột loại cây, thuộc họ cây trúc rừng, thân nhỏ, rất thẳng và chắc, sống nơi có khí hậu ẩm, mát mẻ. Cây phát triển chậm nhưng tươi tốt quanh năm. Măng sặt chỉ to cỡ chuôi liềm, trắng nõn, mềm và ngọt, rất dễ chế biến.

    Có nên nuôi cà cưỡng

    Măng sặt

  34. Cồng cộcTên gọi miền Nam của chim cốc đế, một loại chim làm tổ trong các rừng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long. Chim có đầu, mào, cổ toàn bộ mặt lưng và đuôi màu đen, cánh xanh lục hay tím đỏ. Thức ăn chủ yếu là cá.

    Có nên nuôi cà cưỡng

    Chim cồng cộc

  35. Nghi ngaThả sức, tha hồ.

  36. Có bản chép: giở sách coi ngày.