10 phim về kẻ lừa đảo hàng đầu năm 2022

Dưới danh xưng tự đặt "nữ thừa kế Anna Delvey đến từ Đức", Anna Sorokin (sinh năm 1991) đã lừa đảo nhiều người thuộc giới thượng lưu ở New York (Mỹ) trong giai đoạn 2013-2017. Cô tuyên bố mình là người thừa kế quỹ tín thác 60 triệu USD cùng nhiều khách sạn sang trọng tại Đức, thuyết phục những tên tuổi giàu có ở New York đầu tư vào một câu lạc bộ nghệ thuật mang tên mình. Ảnh: AP Photo/Richard Drew.

Năm 2019, “tiểu thư lừa đảo” bị bắt với 8 tội danh, nhận mức án 4-12 năm tù. Sau khi ra tù vào tháng 2/2021, Anna tự do trong 6 tuần, trước khi bị ICE giam giữ trong 18 tháng qua vì quá hạn thị thực. Ngày 7/10, cô được ra tù. Ảnh: Ben Rayner/New York Times.

Hiện Anna thuê căn hộ một phòng ngủ ở khu East Village (New York) với giá 4.000 USD/tháng. Cô phải đeo thiết bị theo dõi ở chân và trải qua 24 giờ quản thúc tại gia. Cô cũng không được phép đăng bài trên bất kỳ mạng xã hội nào hay bởi một bên thứ ba, theo New York Times. Ảnh: Ben Rayner/New York Times.

Tự nhận mình là con trai của tỷ phú kim cương Lev Leviev, Simon Leviev (sinh năm 1990) đã lừa tình, lừa tiền hàng chục cô gái trên ứng dụng hẹn hò. Tổng số tiền chiếm đoạt lên đến 10 triệu USD. Ảnh: Simon Leviev.

Năm 2019, Simon thụ án 2,5 năm trong một nhà tù ở Phần Lan sau khi bị kết tội lừa đảo 3 phụ nữ. "Kẻ lừa đảo Tinder" còn bị kết án 15 tháng tù ở Israel vì 4 tội danh, nhưng được thả chỉ sau 5 tháng. Sau khi tự do, Simon sống trong một căn hộ cao cấp ở Israel với bạn gái người mẫu. Tên tuổi gã trai được quan tâm trở lại sau khi bộ phim tài liệu The Tinder Swindler đầu tháng 2.

Theo News24, Simon tuyên bố đang làm một bộ phim tài liệu dù không có thông tin chi tiết nào được cung cấp. Kẻ lừa đảo cũng khẳng định đang hợp tác với các nghệ sĩ French Montana, Snoop Dogg và 50 Cent. Trước đó, tháng 2, Montana đã đăng một tấm hình chụp chung với Simon.

Anthony Strangis (sinh năm 1980) và vợ cũ Sarma Melngailis đã lừa đảo các nhà đầu tư và không bao giờ trả lương cho những nhân viên làm việc tại nhà hàng chay nổi tiếng Pure Food and Wine ở Manhattan (New York) của họ, theo SCMP. Tổng số tiền chiếm đoạt gần 1 triệu USD. Năm 2017, Anthony, hay còn được biết đến với tên Shane Fox, bị kết án 5 năm quản chế và ở tù một năm trong thời gian tạm giam. Ảnh: Stefan Jeremiah.

Trong bộ phim tài liệu Bad Vegan: Fame. Fraud. Fugitives ra mắt hồi tháng 3, Sarma chia sẻ về mối quan hệ giữa cô với Anthony, kể chi tiết cách người đàn ông này thuyết phục cô đưa tiền cho hắn, thậm chí còn tuyên bố rằng anh ta sẽ có thể khiến con chó của cô bất tử. Ảnh: Anthony Strangis.

Vanity Fair đưa tin rằng kẻ lừa đảo tái hôn với nhà văn Jennifer Van Laar vào năm 2021. Strangis cũng vay tiền một số thành viên trong gia đình mà chưa trả lại, đồng thời cũng không thông báo với họ rằng anh đã kết hôn. Ảnh: Netflix.

Năm 2005, Robert Hendy-Freegard (sinh năm 1971) bị kết án tù chung thân tại một tòa án ở London (Anh) vì tội lừa dối, trộm cắp và bắt cóc. Tuy nhiên, anh ta ra tù năm 2009. Trong quá trình gây án, Robert thuyết phục mọi người rằng anh là một điệp viên chìm đang trốn chạy và cần tiền để sống sót.

Khi các nạn nhân tin vào những câu chuyện bịa đặt, hắn lừa họ giao tài sản trong nhiều năm, đồng thời thuyết phục họ cắt đứt mối quan hệ với tất cả người thân và bạn bè. Do đó, nạn nhân sẽ rơi vào cảnh bần cùng sau khi bị Robert cuỗm hết tài sản. Ảnh: Metropolitan Police/PA Wire.

Ngày 3/9, Robert lại bị truy bắt sau khi gây thương tích cho 2 cảnh sát Pháp, theo The Guardian. Anh ta tông xe hơi vào họ sau khi cuộc đột kích vào nhà riêng, nơi anh đang nuôi chó bất hợp pháp. Cảnh sát bắt được người đàn ông này ở Bỉ và đang bị dẫn độ về Pháp.

Phim ảnh Phim chiếu rạp

  • Chủ nhật, 3/9/2017 08:16 (GMT+7)
  • 08:16 3/9/2017

Danny Ocean, Barry Seal, Jordan Belfort hay Irving Rosenfeld… là những cái tên để lại ấn tượng cho khán giả nhờ đầu óc ma lanh và khả năng lừa đảo người khác cực kỳ tinh vi.

10 phim về kẻ lừa đảo hàng đầu năm 2022
Gordon Gekko (Michael Douglas) trong loạt Wall Street (1987-2010): Trong hai tập phim điện ảnh mang đề tài tài chính, ngôi sao Michael Douglas sắm vai Gordon Gekko - một doanh nhân thành đạt tại Phố Wall. Ở tập đầu tiên năm 1987, ông lợi dụng Bud Fox (Charlie Sheen) để mua lại hãng hàng không Bluestar. Bất chấp lời hứa tái đầu tư, Gekko âm mưu bán thương hiệu và bỏ mặc toàn bộ nhân viên. Sang phần hai - Money Never Sleeps (2010), tay cáo già thậm chí sẵn sàng lừa gạt cả con gái chỉ để tái chiếm khoản tiền thừa kế có trị giá lên tới 100 triệu USD.
10 phim về kẻ lừa đảo hàng đầu năm 2022
Danny Ocean (George Clooney) trong loạt Ocean's Eleven (2001-nay): Đây là nhân vật chính, đồng thời là tay lừa đảo chuyên nghiệp của loạt tác phẩm điện ảnh gắn liền với sự nghiệp George Clooney. Qua ba tập phim, Danny Ocean cùng băng nhóm thực hiện thành công hàng loạt phi vụ, cuỗm đi nhiều triệu USD từ những tay đại gia cộm cán. Phương pháp thường thấy của Ocean là sử dụng danh tính giả để làm thân với con mồi, rồi đánh lạc hướng nhằm giúp đồng đội dễ dàng ra tay.
10 phim về kẻ lừa đảo hàng đầu năm 2022
Gabriel Shear (John Travolta) trong Swordfish (2001): Gabriel Shear ban đầu được giới thiệu là viên chỉ huy đặc biệt của đội biệt kích chuyên thủ tiêu những kẻ khủng bố có âm mưu tấn công nước Mỹ. Bắt tay với gã tin tặc Stanley Jobson (Hugh Jackman), hắn muốn chế tạo một con virus nhằm đánh cắp tiền từ quỹ đen của các tổ chức, cơ quan chính phủ. Mọi chuyện dần trở nên khó hiểu khi Jobson phát hiện ra một xác chết giống hệt như Shear. Sự lắt léo trong nội dung của Swordfish khiến người xem đến cuối phim vẫn không chắc chắn về thân phận thực sự của Gabriel Shear.
10 phim về kẻ lừa đảo hàng đầu năm 2022
Micky Rosa (Kevin Spacey) trong 21 (2008): Là một giáo sư toán học tại MIT, Micky Rosa tuyển chọn ra nhóm sinh viên năng khiếu để... đi gian lận tại các sòng bạc ở Las Vegas (Mỹ). Hóa ra, Rosa từng là một tay cờ gian bạc lận nổi tiếng, và giải nghệ sau khi cuỗm đi số tiền khổng lồ. Lo sợ bị tóm, vị giáo sư chỉ đứng ở hậu trường và lợi dụng đám sinh viên trẻ để kiếm tiền. Khi mọi chuyện vỡ lở, Rosa sẵn sàng tẩu thoát và bỏ mặc đồng đội. Toàn bộ câu chuyện lý thú ngoài đời thực đã được kể lại theo ngôn ngữ điện ảnh qua bộ phim 21.
10 phim về kẻ lừa đảo hàng đầu năm 2022
Dylan Rhodes (Mark Ruffalo) trong loạt Now You See Me (2013-nay): Hai tập phim Now You See Me theo chân bộ tứ ảo thuật gia mang biệt danh The Four Horsemen. Trong một buổi diễn, họ ăn trộm hàng triệu USD từ một ngân hàng tại Paris (Pháp) rồi cho khán giả tại khán phòng ở Mỹ lập tức “tắm trong tiền”. Sự việc khiến mật vụ cấp cao của FBI là Dylan Rhodes (Mark Ruffalo) lập tức phải vào cuộc. Nhưng khán giả sau đó vỡ lẽ rằng Rhodes thực chất là nhân vật đứng sau nhóm The Four Horsemen và những màn ảo thuật kỳ ảo.
10 phim về kẻ lừa đảo hàng đầu năm 2022
Richie Furst (Justin Timberlake) trong Runner Runner (2013): Bộ phim năm 2013 là cuộc đấu trí giữa hai tay lừa đảo Richie Furst (Justin Timberlake) và Ivan Block (Ben Affleck). Sau khi bị Furst bóc mẽ phương thức lừa đảo thông qua đánh bài trực tuyến, Block bèn nhận chàng trai trẻ về làm trợ lý riêng. Nhưng thực chất, tay trùm đang tính toán biến Furst trở thành “hình nhân thế mạng” cho các hoạt động phạm pháp của y. Từ đó, chàng sinh viên trẻ buộc phải tương kế tựu kế để giao nộp Ivan Block và các bằng chứng phạm tội của hắn cho nhà chức trách.
10 phim về kẻ lừa đảo hàng đầu năm 2022
Irving Rosenfeld (Christian Bale) trong American Hustle (2013): Ở tác phẩm điện ảnh nhận 10 đề cử Oscar của đạo diễn David O. Russell, Christian Bale sắm vai tay lừa đảo Irving Rosenfeld (vốn dựa trên nhân vật có thật Melvin Weinberg). Gã kết hợp với người đẹp Sydney Prosser (Amy Adams) để thực hiện hàng loạt phi vụ chiếm đoạt tài sản. Nhưng bộ đôi không thể lọt qua mắt gã nhân viên FBI tài lanh Richard DiMaso (Bradley Cooper). Rosenfeld và Prosser nay phải phục vụ DiMaso điều tra phá án. Song, họ đồng thời tìm cách lợi dụng việc bắt tay với nhà chức trách để lừa đảo tiếp người khác.
10 phim về kẻ lừa đảo hàng đầu năm 2022
Jordan Belfort (Leonardo DiCaprio) trong The Wolf of Wall Street (2013): Ở tác phẩm thuộc dòng tiểu sử năm 2013 của đạo diễn Martin Scorsese, Leonardo DiCaprio vào vai tay lừa đảo có thật mang tên Jordan Belfort. Khởi nghiệp là một nhân viên môi giới chứng khoán nhỏ lẻ, Belfort nghĩ ra cách lũng đoạn thị trường để kiếm tiền. Sau khi lập ra công ty Stratton Oakmont, gã lợi dụng tài ăn nói để bán cổ phiếu giá rẻ cho khách hàng với giá trên trời. Jordan Belfort rốt cuộc kiếm được hàng chục triệu USD và được xem là một trong những nhân vật thành công nhất lịch sử Phố Wall.
10 phim về kẻ lừa đảo hàng đầu năm 2022
Nicky Spurgeon (Will Smith) trong Focus (2015): Jess Barrett (Margot Robbie) là cô gái móc túi mới chập chững vào nghề. Một đêm nọ, cô ra sức chèo kéo một gã đàn ông trung niên nhằm cuỗm sạch tiền bạc. Thật không may, con mồi của Jess thực chất là Nicky Spurgeon (Will Smith) - bậc thầy trong “lĩnh vực” lừa đảo. Sau nhiều lần kiên trì đeo bám, cô gái trẻ thuyết phục được Nicky nhận mình làm đệ tử. Focus là câu chuyện tình lãng mạn giữa bộ đôi, kết hợp với những pha lừa đảo đầy bất ngờ xuyên suốt.
10 phim về kẻ lừa đảo hàng đầu năm 2022
Barry Seal (Tom Cruise) trong American Made (2017): Giống như Jordan Belfort, Barry Seal (Tom Cruise) cũng là tay lừa đảo có thật trong lịch sử hiện đại nước Mỹ. Viên phi công dân dụng của hãng TWA được CIA tuyển dụng để thực hiện nhiều phi vụ chính trị bí mật tại vùng Trung Mỹ và Nam Mỹ hồi thập niên 1980. Lợi dụng công việc mới, Seal bắt tay với các băng đảng buôn bán ma túy tại Medellín (Colombia) để vận chuyển hàng vào nước Mỹ, đút túi hàng triệu USD. Nhưng cuộc đời hai mang rốt cuộc đã đem đến cho Barry Seal kết cục không lấy gì làm tốt đẹp.

nhân vật lừa đảo trên phim Bradley Cooper American Made Wall Street The Wolf of Wall Street Focus 21

Bạn có thể quan tâm

Phim gì về một nghệ sĩ lừa đảo?

Được cho là dựa trên câu chuyện về người đàn ông tự tin ngoài đời thực Frank Abagnale (Leonardo DiCaprio), hãy bắt tôi nếu bạn có thể theo dõi một nghệ sĩ con tuổi teen thông qua nhiều cuộc sống. Tài năng trong nghệ thuật mạo danh và giả mạo, Frank liên tục đi trước một bước so với đặc vụ FBI Carl Hanratty (Tom Hanks).Catch Me If You Can follows a teenage con artist through many “lives.” Talented in the arts of impersonation and forgery, Frank is continuously one step ahead of FBI agent Carl Hanratty (Tom Hanks).

Con con lớn nhất mọi thời đại là gì?

1CHARLES PONZI (The Namesake) Charles Ponzi, whose name has become synonymous with “financial con”, was an Italian swindler who immigrated to America in the early nineteen hundreds.

Ai là nghệ sĩ con đầu tiên?

Samuel Thompson (1821 Từ1856) là "người đàn ông tự tin" ban đầu.Thompson là một kẻ lừa đảo vụng về, người đã yêu cầu nạn nhân của anh ta bày tỏ sự tự tin vào anh ta bằng cách cho anh ta tiền hoặc đồng hồ của họ thay vì có được sự tự tin của họ một cách sắc thái hơn. (1821–1856) was the original "confidence man". Thompson was a clumsy swindler who asked his victims to express confidence in him by giving him money or their watch rather than gaining their confidence in a more nuanced way.

Con người có phải là một câu chuyện có thật không?

Con Man là một bộ phim truyền hình tội phạm Mỹ năm 2018 của đạo diễn Bruce Caulk và với sự tham gia của James Caan, Ving Rhames, Justin Baldoni, Elizabeth Röhm, Mark Hamill, Talia Shire và Armand Assante.Nó dựa trên câu chuyện ngoài đời thực của Barry Minkow, người cũng xuất hiện trong phim.It is based on the real-life story of Barry Minkow, who also appears in the film.