Có nên ngủ võng không vì sao

Nếu phát hiện hàng giả, NPP Thuốc Thảo Mộc chấp nhận hoàn tiền và đền bù gấp đôi! Bỏ qua

Skip to content

Sẽ vô cùng thoải mái khi được nằm thả người trên chiếc võng, trong những buổi dã ngoại cuối tuần, dưới tán cây trong khu vườn tĩnh lặng. Câu thơ nói lên cảm giác êm đềm, ngọt ngào khi: “Võng đưa mẹ hát ru con, à ơi con ngủ cho ngon giấc nồng“, thật vậy, tuổi thơ đa phần trẻ em Việt Nam ít nhiều có dịp trải  nghiệm lúc được mẹ ru trên chiếc võng đong đưa. Tuy nhiên, khi nằm võng thường xuyên, chắc chắn: “lợi bất cập hại“, nghĩa là lợi thì ít, nhưng hại cũng không nhỏ cho sức khỏe, đặc biệt ở người có bệnh lý của cột sống. Chúng ta cần những cái lợi và hại của những người chọn chiếc võng là phương tiện nằm khi nghỉ ngơi.

1. Nằm võng có lợi gì?

Những điều lợi mang đến nằm trên võng:

  • Tiện sử dụng khi sinh hoạt ngoài trời, không đòi hỏi không gian rộng.
  • Giúp dễ vào giấc ngủ ở những người khó ngủ, stress do công việc.
  • Ở tư thế hình chữ V (đầu, chân nâng cao và phần mông – bụng trũng) tạo cảm giác dễ chịu cho người bị suy tĩnh mạch, đọc sách, xem tivi.

2. Tác hại gì khi nằm võng thường xuyên?

  • Gây rối loạn tuần hoàn não (choáng váng, chóng mặt): do lượng máu lên não bị giảm, đặc biệt những người có huyết áp thấp, thoái hóa cột sống cổ, xơ vữa động mạch cảnh. Đây là hậu quả của tư thế đầu bị nâng cao khi nằm võng.
  • Tăng triệu chứng đau lưng: ở những người bệnh thoát vị đĩa đệm (Lumbar disc herniation), thoái hóa cột sống có chèn ép dây – rễ thần kinh, gù – vẹo cột sống, gãy đốt sống (đốt sống bị xẹp) do loãng xương hay chấn thương.
  • Dễ ngã gây chấn thương hoặc gãy xương ở người cao tuổi: khi bước xuống khỏi võng chân dễ vướng do chân không nâng đủ cao, dễ mất thăng bằng khi chuyển từ tư thế nằm sang ngồi…
  • Xấu thêm tình trạng gù cột sống khi bị loãng xương nặng.  

3. Một số tư thế nằm có lợi cho người bệnh cột sống:

Có nên ngủ võng không vì sao

  • Nằm nghiêng với 2 chân co: đầu kê trên chiếc gối mõng, lót giữa 2 khớp gối là một chiếc gối khoảng 10 – 15 cm.
  • Nằm tư thế thai nhi: nằm nghiêng 2 chân co, hai đùi hướng về phía bụng.
  • Nằm sấp với chiếc gối mềm khoảng 10 cm, lót dưới bụng (không nằm tư thế này nếu có bệnh cột sống cổ).
  • Nằm ngữa, đầu thấp và kê chiếc gối khỏang 20 cm dưới gối… 

Lời kết: 

Bên cạnh một số tiện ích của chiếc võng mang đến, nằm võng kéo dài lại gây ra nhiều vấn đề nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt ở người cao tuổi: gây triệu chứng chóng mặt ở người huyết áp thấp hoặc thiếu máu não, tăng đau lưng, nặng thêm bệnh của cột sống, thậm chí gây thương tật và ảnh hưởng chất lượng sống nếu chẳng may té ngã. Chúng ta nên luôn thận trọng vì: “Chiếc võng đong đưa, lợi bất cập hại“.

Nguồn: Bs Trần Văn Nam

Có nên ngủ võng không vì sao

NPP Thuốc Thảo Mộc (thuocthaomoc.net) là nhà phân phối chính hãng các sản phẩm thảo mộc thiên nhiên dân tộc Dao Trần Kim Huyền, mỹ phẩm Hàn Quốc (phân phối độc quyền bởi công ty Trần Kim Huyền) và là trang thông tin chia sẻ các kiến thức về bệnh, làm đẹp, thông tin cây thuốc nam, vị thuốc nam dân gian.

Nằm võng là thói quen của người Việt từ rất lâu, thậm chí trẻ nhỏ dành cả tuổi thơ để nằm võng nhưng tác hại của nó ít ai biết đến.

  • Hú vía xem clip em bé suýt văng khỏi chiếc võng điện đung đưa tốc độ nhanh, vật dụng có thể khiến trẻ tử vong nhưng nhiều mẹ vẫn dùng
  • Cho con nằm võng ngủ trưa, lúc lật người lại thì mẹ hết hồn khi nhìn thấy mặt con

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Đức Thành, Trưởng khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, cho biết những bé hay khóc quấy thì chiếc võng dường như trở thành một giải pháp tối ưu. Nhiều người mẹ còn tỏ ra sung sướng khi thấy con có vẻ thích thú mỗi khi nằm trên chiếc võng đong đưa. Tuy nhiên, chuyện nằm võng có thể là giải pháp trước mắt, thi thoảng nằm thư giãn, ngả lưng thì được còn nếu nằm rất lâu để ngủ thì không tốt cho sự phát triển chung của trẻ.

Võng là vật dụng có độ cong rất lớn, nằm võng lại thường đung đưa cảm giác dễ chịu nhưng thực tế có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc nằm võng đung đưa hại nhiều hơn lợi.

Thứ nhất, bác sĩ Thanh cho biết, khi nằm võng trẻ bị hội chứng rung lắc. Do hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa đạt đến độ hoàn thiện nên những chấn động, rung lắc quá mạnh có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hội chứng rung lắc, một dạng chấn thương não khá nghiêm trọng. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra, chỉ trong 3 hoặc 5 giây rung lắc là não của trẻ đã có thể phải chịu những tổn thương. Tổn thương nặng có thể khiến trẻ chậm phát triển năng lực trí tuệ, giảm thị lực, rối loạn ngôn ngữ, động kinh, rối loạn kỹ năng định hướng và chậm hình thành nhận thức.

Thứ hai, ức chế thần kinh, khi trẻ luôn trong trạng thái rung lắc mạnh sẽ khiến thần kinh mệt mỏi. Do đó, dù đã đi vào giấc ngủ nhưng trẻ luôn mang tâm trạng run sợ, hãi hùng. Đó là lý do vì sao khi bạn bế trẻ ra, chúng thường có động thái giật nảy mình, khóc thét, hai bàn tay nắm chặt và cố bấu víu vào ai hoặc cái gì gần tầm với nhất. Nếu phải trải qua trạng thái này trong thời gian dài, chắc chắn não của trẻ sẽ chịu những ảnh hưởng không tốt.

Có nên ngủ võng không vì sao

Nằm võng gây nhiều bất lợi cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Thứ ba, ảnh hưởng đến cột sống và lồng ngực, do võng không phải là một mặt phẳng nên khi nằm võng, cột sống của trẻ không được nâng đỡ và sẽ dễ bị cong vẹo. Đây là một bệnh rất phổ biến với các trẻ được cho ngủ bằng võng. Điều này được lý giải là do cột sống của bé còn mềm, chưa đủ độ vôi hóa như người trưởng thành. Mặt khác, khi đốt sống cong, lồng ngực của trẻ sẽ trở nên khó thở do lưng bị gù. Điều này sẽ kéo theo những hệ lụy xấu cho hoạt động của các cơ quan như tim và phổi.

Thứ tư, BS Thành cho biết nằm võng sẽ khiến hệ thần kinh vận động kém phát triển. Trẻ nằm nhiều trên võng khó có thể học và hình thành các động tác trườn, bò, đi, chạy, cầm, nắm... Sự ảnh hưởng hệ thần kinh vận động này sẽ khiến trẻ kém linh hoạt và làm khả năng tiếp thu, nhận thức kém đi.

Thứ năm, hạn chế cơ bắp phát triển. Bởi vì cơ bắp nếu được vận động, co duỗi thường xuyên sẽ có điều kiện tốt để nở nang và phát triển. Ngay cả khi đã ngủ, các cơ bắp này vẫn phải được hoạt động để giúp lưu thông khí huyết trong toàn bộ cơ thể, nhất là não bộ.

Trong khi đó, một trẻ được cho nằm võng lại thường bị chèn ép tay, chân, vẹo đầu, vẹo cổ... Những tư thế này sẽ khiến trẻ dễ bị tụ máu ở một điểm và do đó không thể điều hòa máu huyết đều đặn. Kết quả, cơ bắp cũng như não bộ đều phát triển kém. Mặt khác, khi trẻ trở mình trên võng rất dễ bị té ngã ở những thế nguy hiểm nên cần phải được che chắn cẩn thận.

Đối với người lớn, PGS Nguyễn Hoài Nam – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho rằng nằm võng để ngủ thì chỉ nên sử dụng cho những giấc ngủ ngắn như ngủ trưa, còn ngủ dài như ngủ ban đêm thì rất không tốt vì tư thế nằm võng như vậy rất khó chịu, cơ thể bị bó hẹp ở tư thế nằm đầu cao, chân cao, ngực bị ép sẽ ảnh hưởng đến hô hấp, bệnh nhân dễ bị suy hô hấp, thiếu oxy não, làm giấc ngủ không có chất lượng.