Có nên nghe kinh Phật vào bạn đêm

Có nên nghe kinh Phật vào bạn đêm
Nằm Ngủ Nhe Kinh Phật Có Lỗi Không?

Hỏi: Kính bạch thầy, con năm nay 26 tuổi vì quá bận rộn với công việc nên không thể lên chùa thường xuyên. Con thường hay nghe các thầy tụng kinh và giảng pháp qua đài hoặc điện thoại nhưng vì con có chứng bênh đau xương sống, ngồi lâu không được. Vậy con xin hỏi Nằm Ngủ Nghe Kinh, Niệm Phật Có Tội Không? Kính xin thầy hoan hỷ giải đáp cho con rõ.

Trả Lời: Phật Tổ thường dạy chúng ta là niệm Phật trong 4 oai nghi: Đi, Đứng, Nằm, Ngồi. Nghĩa là, niệm Phật trong tất cả thời gian và nơi chốn. Vì vậy, trên tinh thần phương tiện, nếu quá mệt mỏi hay tranh thủ lúc nghỉ ngơi quý phật tử có thể nằm ngủ nghe kinh, niệm phật mà không mang tội bất kính. Tuy nhiên, niệm phật trong tư thế ngồi là tư thế tối ưu nhất cho việc nhiếp tâm, giữ tâm định tĩnh, chánh niệm. Vì vậy nên các thời khóa tụng kinh, tọa thiền hay tịnh niệm tại đạo tràng đông đảo hay những lúc hành trì riêng một mình cũng đều chú trọng đến tư thế ngồi, thỉnh thoảng mới thay đổi tư thế bằng cách đi (kinh hành, thiền hành) hay lễ lạy rồi tiếp tục ngồi tu niệm.

Trường hợp, khi bị bệnh tật, nhất là những bệnh liên quan đến cột sống và xương khớp không thể ngồi lâu thì hành giả có thể thay đổi tư thế và cách thức tu tập sao cho phù hợp với thực tiễn. Người tu Tịnh độ, muốn niệm Phật được bền lâu, phải tùy theo tinh thần, sức khỏe, và hoàn cảnh mà chúng ta nên uyển chuyển linh động cho thích hợp. Không nên quá cố chấp câu nệ vào hình thức mà làm trở ngại cho bước tiến trong việc hành trì niệm Phật của mình.

Nhân đây, chúng tôi cũng xin được trình bày 3 cách niệm Phật thành tiếng, mà trong kinh điển Phật Tổ đã chỉ dạy, để cho phật tử hiểu rõ thêm. 3 cách niệm phật đó là: Mặc Trì, Cao Thinh Trì, Kim Cang Trì.

* Mặc Trì: là niệm Phật bằng ý, thường thường trong đời sống thì ý thức con người hay bị dong rủi theo duyên, ngoại cảnh chi phối đủ điều, không bao giờ dừng nghỉ. Lúc gặp chánh pháp, có đủ duyên lành gặp đúng pháp môn tu. Thời gian thực tập chuyên tu tịnh nghiệp, tam nghiệp được phục chế, nghiệp lực không còn lừng lẫy, lửa tham sân si cạn dần theo sự thuần thục công đức siêng tu.

Lúc hành đạo, chư liên hữu thực hiện ngồi bán già hay kiết già, kiết ấn tín qua thời gian khởi động ban đầu, hành giả bắt đầu dùng ý niệm Phật, tức niệm Phật bằng ý thức, không niệm Phật ra tiếng, không niệm Phật nhép bằng miệng.

Ý thức luôn tinh tiến công phu niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật cho đến khi thuần thục, lần lần các căn khác cũng nương theo ý mà thuần thục cho đến khi thân an, thần tịnh, thân tâm an lạc trong sâu lắng, liên hữu tiếp tục thực tập điều hoà ngày đêm nhị thời, tam thời, tứ thời, lục thời, chắc chắn sẽ đạt đến đỉnh điểm định lực, tam muội. Tuy nhiên cách nầy nếu liên hữu tu không khéo dễ bị hôn trầm.

* Cao Thinh Trì: thì miệng kết hợp với ý niệm, tức là niệm bằng miệng, nhưng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật lớn tiếng, tuỳ theo hoàn cảnh niệm thật lớn, niệm vừa phải, niệm vừa đủ nghe để trấn áp các tiếng động bên ngoài, hạn chế cho nhĩ thức bị động bởi những tiếng động bên ngoài. Chủ yếu niệm Phật cao thinh trì là dùng miệng niệm Phật lớn tiếng đánh động nhĩ thức tỉnh thức phan duyên theo tiếng niệm Phật, mà buông bỏ những tiếng động âm thinh bên ngoài; liên hữu chỉ còn nghe tiếng niệm Phật cho đến khi thuần thục tịnh tâm, an lạc, định lực nảy sanh mà thôi. Cách tu thường dễ bị tán loạn, nếu liên hữu niệm cẩu thả, dễ duôi.

* Kim Cang Trì: gần giống như cách niệm mặc trì, cao thinh trì, nhưng niệm không ra tiếng, mà chỉ nhép miệng, hở môi thật dịu dàng, không mở miệng quá lớn, không hé miệng quá nhỏ, làm cho ý bị động, không thể thực hiện hành pháp niệm Phật được. Hành giả liên hữu nhép miệng một phần ba môi, đánh lưỡi thật nhẹ nhàng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật, rất dễ thuần thục sâu vào định, chánh niệm vững vàng không bị các ma ám ảnh, chư thiên lai hộ trì, phi nhơn không phá hoại, pháp giới thật an tịnh. Cách tu nầy thuộc của hàng Tăng Ni và Cư Sĩ thực hành thời điểm độc cư, nhập thất. Ở đây chỉ được minh triết, ở phần sau nói về phương pháp, cách thức niệm Phật sẽ được hướng dẫn rõ ràng hơn.

Nói tóm lại, 3 cách niệm Phật nói trên, phật tử tùy nghi linh động mà chuyển đổi. Không nhất thiết phải theo một cách nào cố định. Việc tu hành niệm Phật, ta phải khéo léo tùy thời mà uyển chuyển, nhất là phải thích hợp với tinh thần, sức khỏe và hoàn cảnh của mình. Vì sự tu hành niệm Phật không phải một ngày một bữa, mà nó đòi hỏi chúng ta phải gắng sức bền chí dẻo dai lâu dài.

Do đó, người học Phật đừng quá theo hình thức bên ngoài, chỉ huy tu hành chân thật. Hàng Cư Sĩ tại gia không cần phải cạo tóc mặc đồ đà, tự có thể để tóc mặc áo tràng mà niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Người ưa thích thanh vắng, không cần phải đánh chuông đánh mỏ, tự có thể yên lặng mà niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Người sợ công việc phiền phức, không cần kết bè lập hội, tự có thể đóng cửa mà niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Nếu như Phật tử không thể ngồi lâu, thì Phật tử nằm ngủ nghe kinh niệm Phật bằng cách niệm thầm nói trên, thì cũng không có lỗi chi cả.

Có nên nghe kinh Phật vào bạn đêm

Founder và CEO của Phong Linh Gems. Chuyên gia Đá Quý và Phong Thủy với 6 năm kinh nghiệm. Tôi hiểu rằng: chỉ có am hiểu về đá quý và phong thủy thì mới mang đến những giá trị cho từng khách hàng.

Phật pháp vi diệu và tôn quý. Nhưng nghe pháp như thế nào? Nghe trong lúc ngủ có được không? Ngưỡng mong chư thiện nam tín nữ cùng Bích Tọa Đàm tìm hiểu về câu hỏi này.

❓❓ Hỏi: Vì quá bận rộn với công việc nên tôi không thể lên chùa thường xuyên. Tôi thường hay nghe các thầy tụng kinh và giảng pháp trên đài hoặc bằng điện thoại. Vậy xin hỏi: nếu tôi nằm nghe kinh, nghe giảng pháp thì có mắc tội gì không?

✍🏻 ✍🏻 Đáp:

Hãy nghe Phật pháp với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất

Nếu chúng ta chưa từng gieo duyên lành với Phật Pháp ở quá khứ. Thì ngày nay đến một câu kinh cũng không thể nghe nổi.

Lúc này đây, những ai đã được nghe một câu kinh, được quy y Phật, được sống trong Chánh Pháp nên biết mình từ vô lượng kiếp trước đến nay luôn gieo nhiều duyên lành không ngừng nghỉ. Ngày đêm làm phước đức nên được chánh pháp hộ trì thân tâm.

Người nghe Phật pháp thì luôn tôn trọng pháp.

Ngày xưa, nghe pháp trực tiếp từ các vị Tỳ kheo thì người thuyết ngồi cao, người nghe ngồi thấp hơn để thể hiện sự cung kính giáo pháp.

Có nên nghe kinh Phật vào bạn đêm
Đức Phật thuyết giảng chánh Pháp

Ngày nay cũng vậy, khi vào giảng đường, vị giảng sư ngồi trên pháp tòa cao, thính chúng ngồi dưới thấp trang nghiêm cung kính lắng nghe.
Ngoài việc nghe pháp trực tiếp từ những bậc thầy. Hiện chúng ta có nhiều phương tiện để có thể tranh thủ nghe pháp mọi lúc mọi nơi. Dĩ nhiên chúng ta đều nghe pháp với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất. Vì cuộc sống hiện đại quá bận rộn nên phần lớn phải tranh thủ nghe pháp.

Khá nhiều người nghe pháp trong lúc lái xe, làm việc nhà, làm việc mà không cần quá tập trung. Kể cả trong khi thư giãn, nghỉ ngơi.

Trong tinh thần phương tiện, nếu quá mệt mỏi hãy tranh thủ lúc nghỉ ngơi có thể nằm nghe pháp mà không mang tội bất kính.

Nghe Kinh niệm Phật hằng ngày. Nghiệp ác tiêu trừ. Căn lành tăng trưởng. Hành thiện tạo thêm phước đức.

❓❓ Hỏi Còn người không có duyên với phật pháp thì sao?

Còn đối với người chưa có duyên với Tam Bảo. Thì Phật pháp đối với họ càng trở nên xa lạ hơn. Dù cho họ có sống ở gần chùa, có thấy Phật, thì cũng không dễ dàng gì mà có nhân duyên với Phật pháp. 

Vì sao lại như vậy?

– Vì thời Phật còn tại thế! Có một bà lão, nhà ở gần tịnh xá Kỳ Hoàng. Bà cũng thường đi ngang qua tịnh xá, và thỉnh thoảng cũng được trông thấy Ngài đi khất thực. Nhưng bà lão này, cũng không hề hay biết rằng mình thật cực kỳ may mắn. Đó là đã được sinh ra cùng thời với Đức Phật, đã được trông thấy Phật, nhưng bất hạnh thay cho bà lão. Là không có nhân duyên với Phật pháp, nên bà không được một chút lợi ích gì từ Phật pháp. 

– Thời Phật tại thế, cư sĩ Cấp Cô Độc, cúng dường đất để xây dựng tịnh xá. Để đức Phật và chư tăng có chỗ an cư, trong những tháng khí hậu ẩm ướt, không tiện cho việc đi khất thực. Trong khi xây dựng tịnh xá, ông trong thấy một ổ kiến quá đông, bèn hỏi Phật. Vì sao kiến xuất hiện ở nơi đây nhiều quá. Đức Phật dạy rằng, những con kiến này gieo ác nghiệp rất nặng, vô minh nghiệp chướng sâu dày. Từ thời chư Phật quá khứ, đến thời chư Phật Ca Diếp. Và cho mãi đến nay, trải qua vô lượng vô số kiếp luân hồi. Đàn kiến này vẫn còn chịu quả báo, làm loài súc sanh. Đây đúng là thân người khó được .

Ngày nay, dù Phật đã nhập Niết Bàn, dù chúng ta đang sống trong thời mạt pháp.

Nhưng chúng ta vẫn còn có duyên may, đó là gặp được chư tăng, được nghe Phật pháp. Trong số chúng ta, cũng không có ít, người lãnh hội được yếu chỉ của Phật Pháp, ngày đêm chuyên cần trì danh, niệm Phật, tuy nhiên bên cạnh chúng ta, cũng không ít người, còn bất hạnh như bà lão, bởi họ cũng trông thấy chùa, cũng đã từng gặp được chư tăng, thậm chí có người vào nhà sách, thấy rất nhiều sách phật giáo, rất giá trị để khai mở đời sống tâm linh, cho nhân loại, nhưng họ rất thờ ơ, vì đó không phải là nhu cầu tìm đọc của họ.

Đây là bất hạnh lớn nhất của đời người, mà họ phải gánh chịu, dù họ sống trong giàu sang, ăn ngon mặc đẹp, quyền cao chức trọng, họ đang hưởng những phước báo mong manh kia, họ hưởng rồi cũng có ngày tàn lụi. Đây gọi là Phước hết thì mạng cũng vong. Cứ thế xuống lên luân hồi trong các cõi, chẳng có ngày ra, thật đáng thương thay!

Nếu so với bà lão thời đức Phật, và so với đàn kiến kia, thì chúng ta mới thấy được sự may mắn lớn lao đó.

Khi được thân người rồi, chẳng lẽ chúng ta cứ để mặc cho nó trôi qua một kiếp người, chẳng lẽ chúng ta chỉ lo ăn, lo mặc, lo đẹp, lo xấu, hết một đời rồi lăn đùng ra chết. Đến lúc này phía trước mờ mờ mịt mịt chẳng biết về đâu, nếu cứ sống như vậy quả thật là uổng phí và đáng tiếc cho một kiếp người.

🙏🏻 Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🏻 

☆☆☆☆☆☆☆💐💐💐💐💐☆☆☆☆☆☆☆ 

Khi đọc những điều này. Nếu có chút gì lợi ích cho chúng sinh. Đó là sự diệu dụng của pháp bảo. Xin hồi hướng công đức lành này. Cầu cho chánh pháp được cửu trụ ta bà. Mọi loài sớm thoát khỏi đường mê. Quay về nẻo giác. Từ bỏ sát sanh hại vật. Phát tâm quy y tam bảo. Thọ trì ngũ giới. Ăn chay niệm Phật. Bố thí. Phóng sanh. Người người biết lấy lòng từ bi quý kính lẫn nhau. Thế giới hết nghiệp binh đao. Mưa thuận gió hoà. Quốc thái dân an. Muôn loài dứt sạch phiền não. Oan trái nghiệp chướng tiêu trừ. Thân tâm an lạc. Phước huệ song tu. Đạo quả chóng viên thành. Âm siêu dương thới. Lưỡng lộ tồn vong. Pháp giới chúng sanh đồng thành Phật Đạo. 

🙏🏻 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏🏻 

(卍) Buddham Sharanam Gacchami (卍)