Chuyện ngụ ngôn là gì

(Last Updated On: 15/09/2021)

Truyện ngụ ngôn là một loại truyện ngụ ý, thường mượn nhân vật loài vật, đồ vật để ám chỉ con người, nhằm nêu lên một bài học luân lí, triết lí hay một kinh nghiệm sống.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng truyện ngụ ngôn hoàn toàn thuộc lĩnh vực văn chương bác học. Một số lại khẳng định nguồn gốc ngoại lai của truyện ngụ ngôn Việt Nam. Bởi thực ra có khá nhiều truyện ngụ ngôn Ấn Độ vào nước ta từ đầu công nguyên cùng với đạo Phật như: Mèo lại hoàn mèo, Bốn anh xẩm sờ voi, Con quạ với đàn tép… Lại có một số truyện đi vào nước ta theo con đường văn học Hán, văn học Chăm và văn học Khơme: Ôm cây đợi thỏ của Hàn Tử Phi, Kéo cây lúa lên cho chóng lớn của Mạnh Tử… Tuy nhiên, ngoài ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai thì chúng ta cũng đã tự mình hình thành nên thể loại này từ chính các thể loại của văn học dân gian: cổ tích loài vật, ca dao…

2. Nội dung của truyện ngụ ngôn

a. Truyện ngụ ngôn phản ánh cuộc đấu tranh xã hội:

Truyện ngụ ngôn thường đi vào thế giới loài vật. Nhưng hình ảnh của thế giới thực tại mà truyện muốn thể hiện một cách bóng gió là các quy luật đang ngự trị con người. Cuộc đấu tranh giữa tầng lớp thống trị và bị trị trong xã hội phong kiến thể hiện rất rõ ở truyện ngụ ngôn. Con cọp bị thương, Chèo Bẻo và Ác Là, Con Hổ ăn chay… là những tác phẩm đã thể hiện rõ xung đột mang tính xã hội ấy. Trong truyện Con cọp bị thương, con hổ là hình ảnh ẩn dụ cho bọn thống trị. Nó bị thương, vết thương lở loét, bốc mùi khắp hang. Khi Cò đến thăm, vì không giấu được cảm giác khó chịu thật sự của mình trước mùi thối đó nên nó bị đánh vì xúc phạm đến quân vương. Chuột vào thăm, rút kinh nghiệm đã cố mà khen thơm nhưng vẫn bị đánh vì tội nịnh hót. Con Cáo vào sau cùng, lém lỉnh cho là mình bị ngạt mũi không ngửi thấy gì cả. Nhưng nó cũng bị đánh vì tội giả dối. Kết cục khác nhau của các con vật cho thấy một sự thật của xã hội: chân lí luôn thuộc về kẻ mạnh.

b. Truyện ngụ ngôn nêu những bài học triết lí ứng xử, kinh nghiệm sống sâu sắc:

Đây là nội dung chính của truyện ngụ ngôn. Đằng sau mỗi một câu chuyện là một bài học mang tính triết lí sâu sắc. Truyện đã dẫn con người đi đến nhận thức đúng đắn bằng cách nêu lên những tai hại do nhận thức sai lầm gây ra. Cách chứng minh bằng phản chứng độc đáo ấy đã giúp bài học đến với người nghe thật tự nhiên. Tác phẩm Mèo lại hoàn mèo kể lại thật tự nhiên câu chuyện đổi tên của con mèo. Sau câu chuyện thay tên luẩn quẩn ấy là những nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa hình thức và nội dung, hiện tượng và bản chất. Qua câu chuyện, người bình dân muốn gá gửi đến một triết lí: đừng lầm tưởng rằng chỉ cần thay đổi tên gọi mà đánh tráo được bản chất của sự vật hiện tượng

3. Nghệ thuật truyện ngụ ngôn

Nhân vật chính trong truyện ngụ ngôn thường là loài vật nhưng nó không nhằm kể chuyện về loài vật mà chỉ mượn loài vật để nói về con người và xã hội loài người. “Dù thế nào, ngụ ngôn cũng chuyên riêng về những loài cầm thú, côn trùng, lấy các loài ấy làm chủ động cho đóng các vai mà ra trò” (Nguyễn Văn Ngọc, Đông Tây ngụ ngôn).

Trong truyện cổ tích, xung đột tiêu biểu là xung đột giữa cái tốt với cái xấu, thiện với ác thể hiện ở hành động của nhân vật. Xung đột tiêu biểu của truyện ngụ ngôn là xung đột giữa đúng và sai, giữa chân lí và nguỵ lí. Xung đột này biểu hiện ở lí lẽ hành động, ở triết lí ứng xử của nhân vật (tức là xung đột nằm phía sau hành động của nhân vật). Vì vậy những xung đột ở truyện ngụ ngôn chỉ có ở một nhân vật và nhân vật này chẳng gặp trở lực nào của hoàn cảnh. Ngay ở những truyện nhân vật có quan hệ thù nghịch với nhau thì xung đột chủ yếu vẫn là ở lí lẽ hành động. Có lúc xung đột trong truyện ngụ ngôn được biểu hiện ở xung đột giữa tác giả với nhân vật trong truyện.

Kết cấu ngụ ngôn ngắn gọn như một màn kịch. Truyện có nhân vật, có tình huống, hành động và lời thoại… Theo La Phôngten, truyện ngụ ngôn gồm hai phần: phần xác và phần hồn. Phần xác là câu chuyện kể, phần hồn là điều răn dạy. Thường thì điều răn dạy chỉ ngụ vào câu chuyện kể như hồn ngụ vào xác nhưng cũng có khi nó được biểu hiện ra bằng lời. Với truyện Thầy bói xem voi, điều răn dạy được giấu đi chứ không hiển hiện tường minh. Nhưng thông qua hành động của những ông thầy bói, người đọc vẫn nhận ra được một bài học liên quan đến con đường nhận thức, đó là không nên xem xét sự vật một chiều mà nên xem nó trong tính chỉnh thể, trong mối tương quan giữa các yếu tố làm nên sự vật hiện tượng.

(Nguồn tham khảo: Bùi Thanh Truyền, Giáo trình văn học 1)

Khái niệm truyện ngụ ngôn là gì đã được chúng ta tìm hiểu khá kĩ trong chương trình văn học Ngữ Văn lớp 6. Tuy nhiên, đến nay vẫn có không ít người chưa biết gì về truyện này.

Chuyện ngụ ngôn là gì

Truyện ngụ ngôn là gì

Để giúp các học sinh chưa hiểu về khái niệm cũng như để hỗ trợ tất cả mọi người có nhu cầu tìm hiểu thông tin liên quan đến thể loại truyện ngụ ngôn, vanhocquenha xin chia sẻ bài viết dưới đây.

Truyện ngụ ngôn là gì?

Truyện ngụ ngôn cũng là một thể loại văn học, được viết theo hình thức văn xuôi tương đối ngắn. Truyện sử dụng các biện pháp ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con người để chỉ đến một vấn đề triết lý, luân lý mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc hoặc lên án về một thực tế, về những tật xấu của con người.

Lịch sử hình thành truyện ngụ ngôn được cho là từ khi con người bắt đầu có ý thức dùng câu chuyện của con vật để nói về chuyện của loài người nhờ cuộc sống của họ trước đây, sống theo bầy đàn, không tách rời tự nhiên, họ qua sát cách săn bắn, tự vệ của các loài động vật.

Đặc điểm của truyện ngụ ngôn Việt Nam

Nội dung của truyện ngụ ngôn có những đặc trưng cơ bản sau đây.

Phê phán thói hư tật xấu của con người trong xã hội: bệnh chủ quan, tham lam ích kỉ, đoán mò, thói huênh hoang,…Ví dụ các tác phẩm như: Người nông dân và con lừa, Ếch ngồi đáy giếng, Cà cuống với người tịt mũi, Thả mồi bắt bóng…,

Đả kích giai cấp (thống trị): nhất là trong xã hội cũ  thói đời ngang ngược, những kẻ đạo đức giả nhân giả nghĩa, với các truyện ngụ ngôn như: Khi chúa sơn lâm ngọa bệnh, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay…

Bài học thực tiễn: đưa ra những lời khuyên cho con người về cách đối nhân xử thế, về lối sống, sức mạnh của đoàn kết, vai trò của việc gắn liền lý thuyết với thực tiễn. Những tác phẩm tiêu biểu như:Quạ mặc lông công, Đẽo cày giữa đường, Chị bán nồi đất, Chuyện bó đũa, Mèo lại hoàn mèo…

Chuyện ngụ ngôn là gì

Thầy bói xem voi là một trong những truyện ngụ ngôn nổi tiếng ở nước ta

Phân tích ý nghĩa của một vài truyện ngụ ngôn tiêu biểu

Ếch ngồi đáy giếng

Một trong những truyện ngụ ngôn Việt Nam nổi tiếng phải kể đến đó là “Ếch ngồi đáy giếng”. Nội dung câu chuyện xoay quanh cuộc sống của một chú ếch, quanh năm chỉ sống ở dưới đáy giếng nhỏ nên cứ coi mình là “vua”, chỉ coi trời bằng cái vung. Một hôm mưa lớn nước mưa tràn giếng khiến ếch bị đẩy ra ngoài nhưng chú ếch vẫn với thói huênh hoang cũ nên đã bị trâu dẫm chết.

Qua câu truyện trên, nhân dân ta muốn ngụ ý phê phán thói xấu của con người trong xã hội xưa cũng như ngày nay. Thực tế, có không ít người kiêu ngạo, cứ cho mình là giỏi, là nhất, xem thường người khác, thậm chí chế nhạo người đời. Đằng sau lên án là lời cảnh cáo đến toàn thể những ai đang mắc phải những thói xấu trên tự thay đổi chính mình, phải nhận định được bản thân đang ở vị trí nào, xuất phát điểm ra sao. Hãy nhớ rằng thế giới này bao la rộng lớn, mình chỉ là hạt cát bụi bé  nhỏ mà thôi. Thậm chí nếu thực sự có giỏi giang, học sâu biết rộng, tài cao thế nào đi chăng nữa thì cũng không nên tự nâng cao bản thân mình lên vì “phàm ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống còn ai hạ mình xuống thì sẽ được nâng lên”. Bên cạnh đó, hãy nhớ con người sống trên đời cần có tập thể chứ không chỉ riêng một cá thể nhất định nào đó, hãy đối xử tử tế, công bằng với tất cả mọi người, kể cả những người mang thân phận thấp hèn nhất bởi vì biết đâu có một ngày mình cần đến họ.

Câu chuyện bó đũa

Truyện ngụ ngôn “bó đũa” muốn ca ngợi sức mạnh đoàn kết của các anh chị em trong nhà sâu rộng ra là toàn xã hội. Cốt truyện hết sức đơn giản, chỉ xoay quanh nhân vật người cha già và những đứa con. Người cha đã có tuổi bèn sai các con đến rồi giao ai bẻ gãy được bó đũa thì được thưởng. Các người ngon ai cũng muốn nhận thưởng nên lần lượt xung phong để bẻ. Người thứ nhất, người thứ hai rồi người thứ ba vẫn không tài nào bẽ gãy. Tưởng như không ai có thể bẽ gãy thì người cha già mới lấy từng chiếc ra và bẻ….

Chuyện ngụ ngôn là gì

Vậy đấy, ca dao ta từ xưa cũng đã dạy rất nhiều về bài học sức mạnh của đoàn kết “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Đoàn kết thực sự là sức mạnh. Anh chị em đoàn kết với nhau giúp không khí gia đình luôn vui vẻ, mọi chuyện kinh tế, sinh hoạt trong gia đình luôn thuận buồm xuôi gió và ngược lại.

Lịch sử của dân tộc ta cũng chứng minh rất rõ điều này. Tuy trải qua nhiều thăng trầm biến đối, đất nước phải gồng mình đấu tranh chống nhiều cuộc kháng chiến khốc liệt, trường kì, tiêu biểu là kháng chiến chống pháp và chống Mỹ. Các nhà lý luận hàng đầu đã lý giải rằng một trong những nguyên nhân thắng lợi hàng đầu của cuộc kháng chiến chính là sự đồng lòng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất trong tác phẩm “lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Chinh: Hễ là người Việt Nam thì đều phải đấu tranh đánh giặc, ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc,…Toàn thể người dân Việt Nam không phân biệt già, trẻ, trai gái “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh,…” đã vùng lên chống lại quân thù, bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc.

Tóm lại truyện ngụ ngôn là loại truyện lấy câu chuyện là loài vật để nói đến con người, hoặc những câu chuyện thực tế để giáo dục khuyên răn con người. Truyện ngụ ngôn bắt nguồn từ Pháp, phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam vào thời cổ đại với nền văn học cổ điển. Cốt truyện, nhất là truyện viết về nhân vật khá giống với các truyện cổ tích. Truyện không chỉ giáo dục về đạo đức mà có những truyện còn mang ý nghĩa chính trị sâu sắc và có vị trí nhất định trong dòng văn học hiện đại. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu về đặc điểm, cấu trúc, lịch sử hình thành và phát triển của thể loại văn học này.

Xem thêm

>>Top những tiểu thuyết nước ngoài nổi tiếng đáng đọc nhất