Chủ trình vận chuyển sắt trong cơ thể

Video: Vai trò của sắt đối với cơ thể

Bên cạnh đó, sắt còn là thành phần của một số enzyme oxy hóa khử trong tế bào và có trong myoglobin là sắc tố hô hấp của cơ. Vì vậy, chuyển hóa sắt là quá trình quan trọng vì nó ảnh hưởng đến mô và cơ quan của cơ thể người

Hàm lượng sắt trong cơ thể người

Khoảng hai phần ba lượng sắt trong cơ thể chúng ta có mặt trong hemoglobin hay còn gọi là huyết sắc tố.

Khoảng 30% sắt được dự trữ ở ferritin và hemosiderin trong hệ liên võng nội mô ở gan, lách và tủy xương:

  • Ferritin đóng vai trò chính trong dự trữ sắt, nó có ở gan, lách, tủy xương và một số tế bào khác. Cấu tạo của ferritin bao gồm vỏ protein là apoferritin và lõi sắt. Hàm lượng sắt được dự trữ dưới dạng ferritin khoảng 800mg. Sắt dự trữ ở ferritin được sử dụng cho việc tổng hợp hemoglobin và heme protein khác. Ngoài ra, ferritin có có mặt trong huyết tương với một lượng rất nhỏ và dự trữ cũng rất ít sắt.
  • Hemosiderin là phần còn lại của ferritin sau khi bị loại bởi protein và được tạo ra trong quá trình phân hủy ferritin ở lysosome. Khác với ferritin, hemosiderin không hòa tan trong dịch cơ thể và sắt được giải phóng rất chậm khỏi hemosiderin.

Một lượng sắt nhỏ có trong thành phần của một số enzyme chứa sắt như cytochrome, catalase, peroxidase. Những enzym chứa sắt này được gọi chung là ferredoxin với sắt được gắn cùng lưu huỳnh. Hầu hết những enzym này đều liên quan đến quá trình oxy hóa khử của cơ thể.

Còn lại một lượng nhỏ sắt có chứa trong myoglobin là một loại protein nắm vai trò mang oxy của tổ chức cơ. Đây là loại protein mà phân tử có cấu trúc bậc III, bao gồm 1 nhân Heme và 1 chuỗi Globin.

Sắt còn được gắn với protein vận chuyển sắt gọi là transferrin. Transferrin giúp vận chuyển sắt từ cơ quan này đến cơ quan khác trong cơ thể. Đối với người bình thường, khoảng 1/3 vị trí gắn sắt của transferrin có chứa sắt và đối với những tình trạng bất thường như người bị bệnh thalassemia, một lượng nhỏ sắt sẽ không gắn vào transferrin mà di chuyển trong huyết thanh.

Chuyển hóa sắt

Chuyển hóa sắt hằng ngày diễn ra như sau: khi hồng cầu chết đi, sắt từ hemoglobin sẽ chuyển sang đại thực bào với lượng sắt là 20mg/ngày. Transferrin sau đó lấy sắt ở đây để vận chuyển đến tủy xương nhằm mục đích cung cấp cho những nguyên bào hồng cầu để tổng hợp ra hemoglobin mới. Lượng sắt mất đi mỗi ngày được lượng sắt có trong thức ăn qua đường tiêu hóa bù lại. Ngoài ra, lượng sắt có trong thức ăn cũng được hấp thu và chuyển hóa sắt nguyên hồng cầu.

Rối loạn chuyển hóa sắt

Thiếu máu

* Nguyên nhân thiếu sắt

Tình trạng thiếu nồng độ sắt cần thiết trong cơ thể do những nguyên nhân sau:

  • Khẩu phần thức ăn không cung cấp đủ hàm lượng sắt cho cơ thể, cụ thể là thiếu thức ăn từ động vật, thiếu sữa mẹ đối với rối loạn chuyển hóa sắt ở trẻ em.
  • Giảm hấp thụ sắt do phẫu thuật cắt dạ dày, mắc phải hội chứng kém hấp thu, bệnh ỉa chảy, coliac.
  • Mất máu do giun móc, kinh nguyệt kéo dài đối với phụ nữ, xuất huyết tiêu hóa, trĩ, u xơ tử cung.
  • Tăng hàm lượng sắt dự trữ trong đại thực bào và tế bào viêm do những bệnh viêm nhiễm mạn tính.
  • Tăng nhu cầu về sắt đối với những đối tượng:
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.

Chủ trình vận chuyển sắt trong cơ thể
Tình trạng thiếu nồng độ sắt cần thiết trong cơ thể có thể do mang thai

  • Trẻ em đẻ non, trẻ em từ 5 đến 12 tháng tuổi, trẻ em đang trong độ tuổi phát triển, đặc biệt là trẻ gái trong tuổi dậy thì.

* Biểu hiện thiếu sắt

Biểu hiện thiếu sắt có nhiều mức độ khác nhau, bao gồm:

  • Thiếu sắt làm giảm lượng sắt dự trữ trong cơ thể.
  • Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ nguyên nhân do thiếu sắt.

Rối loạn những chức năng tế bào do thiếu enzym chứa sắt như chức năng chống sự nhiễm khuẩn nhờ vào enzyme myeloperoxidase trong bạch cầu, hay viêm niêm mạc thực quản và lưỡi do thiếu những men oxy hóa khử trong tế bào.

Quá tải sắt

* Nguyên nhân quá tải sắt

Tình trạng quá tải sắt thường do truyền máu kéo dài làm cho một lượng lớn sắt đưa vào cơ thể nhưng không thải kịp, kết quả dẫn đến tình trạng ứ đọng sắt trong nhu mô các cơ quan. Bên cạnh đó, nguyên nhân gây ra ferritin tăng còn do đột biến gen kiểm soát lượng sắt hấp thụ từ thức ăn.

* Biểu hiện quá tải sắt

Quá tải sắt làm tổn thương đến chức năng gan, tuyến nội tiết gây những bệnh lý như chậm phát triển, đái tháo đường, suy giáp. Ngoài ra, tình trạng quá tải sắt còn gây ảnh hưởng cơ tim gây suy tim và rối loạn nhịp tim.

Chủ trình vận chuyển sắt trong cơ thể
Quá tải sắt gây ra suy giáp

Trên lâm sàng, thông thường nếu 50 đơn vị máu được truyền vào cơ thể mà không được điều trị thải sắt sẽ xuất hiện những biểu hiện bệnh lý kể trên.

Các xét nghiệm đánh giá rối loạn chuyển hóa sắt

Để đánh giá rối loạn chuyển hóa sắt trong cơ thể, cần làm những xét nghiệm bao gồm chỉ số sắt trong máu, khả năng vận chuyển sắt của máu, số lượng sắt được dự trữ ở các mô. Cụ thể hơn, các xét nghiệm và vai trò của những xét nghiệm đó trong việc đánh giá rối loạn chuyển hóa sắt như thiếu sắt hoặc quá tải sắt ở người như sau:

Sắt huyết thanh

Là xét nghiệm nhằm thể hiện mức độ sắt ở trong máu

Khả năng gắn sắt toàn phần (TIBC)

Đây là một loại xét nghiệm thể hiện được những protein trong máu có thẻ gắn với sắt, có cả transferrin là một loại protein gắn sắt chủ yếu. Transferrin còn thể hiện được mối quan hệ với nhu cầu sắt của cơ thể, đó là khi lượng dự trữ của sắt trong cơ thể thấp thì transferrin sẽ tăng và ngược lại.

Chủ trình vận chuyển sắt trong cơ thể
TIC là một loại xét nghiệm thể hiện được những protein trong máu có thẻ gắn với sắt

Khả năng gắn sắt không bão hòa (UIBC)

Xét nghiệm thể hiện khả năng dự phòng transferrin và cũng thể hiện mức độ transferrin.

UIBC = TIBC – sắt huyết thanh.

Độ bão hòa transferrin %

Thể hiện phần trăm transferrin được bão hòa cùng với sắt.

Ferritin huyết thanh

Ferritin là protein dự trữ sắt chính trong tế bào của con người. Xét nghiệm ferritin huyết thanh dùng để phản ánh hàm lượng sắt dự trữ trong cơ thể.

Thụ thể transferrin (TfR)

Thụ thể transferrin (TfR) là protein vận chuyển transferrin, bao gồm 2 loại là TfR 1 và TfR 2 với bản chất là glycoprotein xuyên màng giữ chức năng vận chuyển sắt vào tế bào và hoạt động dưới sự điều hòa bởi nồng độ sắt trong tế bào. TfR tăng ở những người thiếu hụt sắt, trong đó nó được được xem là một trong những xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt mà dùng để phân biệt với thiếu máu mãn tính hoặc thiếu máu do viêm.

Những nguyên nhân khác

Những xét nghiệm khác để đánh giá rối loạn chuyển hóa sắt là:

  • Hemoglobin, Hematocrit, thể tích trung bình hồng cầu MCV, lượng Hb trung bình hồng cầu MCH trong tổng phân tích tế bào máu.
  • Số lượng hồng cầu lưới: thường giảm trong thiếu sắt và tăng lên trên mức bình thường khi đang điều trị sắt.
  • Kẽm- Protoporphyrin (ZPP)
  • Xét nghiệm gen HFE

Chỉ định xét nghiệm chuyển hóa sắt

Chủ trình vận chuyển sắt trong cơ thể
Người bị thiếu sắt thường có biểu hiện mệt mỏi

Những xét nghiệm chuyển hóa sắt được chỉ định riêng lẻ hoặc kết hợp cùng nhau khi có những biểu hiện sau:

Ferritin, độ bão hòa transferrin, TIBC, UIBC được chỉ định khi nghi ngờ quá tải sắt mãn tính.

Xét nghiệm đột biến gen HFE được chỉ định để chẩn đoán xác định quá tải sắt mãn tính.

Sắt huyết thanh và có thể ferritin và TIBC được chỉ định khi nghĩ bệnh nhân quá tải sắt hoặc ngộ độc, với triệu chứng lâm sàng bao gồm:

  • Đau khớp
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • Đau bụng.
  • Mất sự ham muốn tình dục.
  • Những bất thường trong tim mạch.

Đối với rối loạn chuyển hóa sắt ở trẻ em, khi nghi ngờ trẻ ăn vào quá nhiều sắt, chỉ định xét nghiệm sắt huyết thanh được đưa ra để đánh giá mức độ ngộ độc sắt.

Sắt có trong thực phẩm là sắt ở dạng Fe3+ (Ferric) heme hoặc non-heme. Chúng tồn tại trong cơ thể dưới dạng sắt hydroxit hoặc được liên kết với các protein. 

Thức ăn hàng ngày có thể cung cấp cho cơ thể 10 – 15mg sắt nhưng cơ thể chỉ hấp thụ được khoảng 5 – 15% lượng sắt có trong thực phẩm. Những người bị thiếu máu thiếu sắt, phụ nữ mang thai có thể hấp thụ 20 – 30% lượng sắt có trong thức ăn. 

Sắt được hấp thụ bắt đầu từ dạ dày đi qua hành tá tràng và kết thúc tại ruột non. Fe3+ phải được chuyển hóa thành Fe2+ trước khi được hấp thụ vào cơ thể. sau đó pepsin sẽ tách các phân tử sắt ra khỏi các hợp chất hữu cơ để kết hợp với đường và axit amin. 

HCl (axit clohidric) và vitamin C (axit ascorbic) có nhiệm vụ khử Fe3+ thành Fe2+ để cơ thể dễ hấp thụ hơn. Sắt được kiểm soát hấp thụ bởi 2 yếu tố là nhu cầu sắt vận chuyển và sắt dự trữ trong cơ thể. 

Nếu thiếu máu thiếu sắt, phần lớn sắt được hấp thụ vào niêm mạc ruột, vào máu và đi về tĩnh mạch cửa. Nếu thừa sắt, lượng sắt được hấp thụ vào niêm mạc ruột sẽ giảm xuống. Sắt thừa kết hợp với apoferritin tạo ra ferritin trong bào tương của tế bào niêm mạc ruột. Cuối cùng ferritin sẽ được đào thải vào long ruột cùng các biểu mô ruột bong ra.

Chủ trình vận chuyển sắt trong cơ thể

Sắt được hấp thụ bắt đầu từ dạ dày đi qua hành tá tràng và kết thúc tại ruột non

Quá trình vận chuyển sắt

Sắt được vận chuyển trong cơ thể nhờ transferrin, một protein được tổng hợp tại gan, có vòng đời kéo dài 16 – 20 ngày. 1 phân tử transferrin kết hợp với 2 phân tử sắt. Khi tách ra chúng sẽ tiếp tục gắn với các phân tử sắt mới. Chỉ có ⅓ transferrin trong cơ thể bão hòa sắt. Tỷ lệ này cũng có sự thay đổi đối với những người mắc bệnh thiếu hoặc thừa sắt.

Transferrin lấy sắt chủ yếu từ các đại thực bào của hệ liên võng nội mô. Đại thực bào giải phóng sắt hàng ngày. Lượng sắt được giải phóng cao nhất vào buổi sáng và thấp nhất vào buổi chiều. Vì thế huyết tương cũng có nồng độ sắt cao nhất vào buổi sáng và giảm xuống mức thấp nhất vào buổi chiều.

Nguyên hồng cầu sẽ lấy sắt từ transferrin để tổng hợp hemoglobin. Do đó trong các nguyên hồng cầu có chứa rất nhiều receptor với transferrin.

Một phần nhỏ sắt được vận chuyển tới các tế bào không phải hồng cầu để tổng hợp các enzym chứa sắt. Khi sắt bị quá tải sắt trong huyết tương cũng tăng lên khiến transferrin bị bão hòa. Sắt thừa được vận chuyển tới các nhu mô gan, tim, tuyến nội tiết khiến sắt bị ứ đọng.

Chủ trình vận chuyển sắt trong cơ thể

Sắt được vận chuyển trong cơ thể nhờ transferrin

Quá trình chuyển hóa sắt

Quá trình chuyển hóa sắt được diễn ra hàng ngày với chu trình như sau: Hồng cầu chết đi, sắt được chuyển từ hemoglobin sang đại thực bào với hàm lượng khoảng 20mg/ngày. Transferrin sẽ lấy lượng sắt này và đưa tới tủy xương để cung cấp cho các nguyên hồng cầu tổng hợp thành các hemoglobin mới. Lượng sắt mất đi trong quá trình này sẽ được bù lại thông qua thức ăn được đưa vào cơ thể hàng ngày. Đồng thời sắt từ thực phẩm cũng được hấp thụ và chuyển hóa thành các nguyên hồng cầu. 

Sắt trong cơ thể người chủ yếu được chứa tại gan, tủy xương và lá lách. Sự chuyển hóa của sắt mỗi ngày rất quan trọng đối với các hoạt động sống của cơ thể. Quá trình chuyển hóa sắt mà bị rối loạn sẽ gây ra những bệnh lý rất nguy hiểm.

Chủ trình vận chuyển sắt trong cơ thể

Bà bầu, người thiếu máu thiếu sắt cần uống viên sắt bổ sung hàng ngày

Sau khi tìm hiểu quá trình hấp thụ sắt như thế nào trong cơ thể chắc chắn độc giả cũng phần nào hiểu được vai trò quan trọng của khoáng chất này. Đồng thời cũng hiểu được tầm quan trọng của việc bổ sung sắt hàng ngày, đặc biệt là bổ sung sắt cho bà bầu và bổ sung sắt cho người thiếu máu là cực kỳ quan trọng.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Bộ 3 vi chất Sắt – Axit Folic, Canxi D3 và DHA nhập khẩu từ Châu Âu

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

– Chela – Ferr Forte được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu, có chứa sắt Ferrochel ở dạng axit amin Chelate và Axit Folic. Hỗ trợ bổ sung và dễ hấp thụ sắt. Hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt.

– Chela – Calcium D3 có chứa calcium amino acid chelate Albion ® dễ hấp thụ và không gây dị ứng, hỗ trợ bổ sung canxi và vitamin D3 giảm nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi, hỗ trợ hệ xương chắc khỏe.

– Gold DHA cung cấp DHA và Axit Folic cho mẹ bầu và cho con bú.

– Chela – Ferr Forte đã được nghiên cứu lâm sàng chứng nhận hiệu quả: Trên 90% phụ nữ mang thai đã hoàn toàn hết thiếu máu và cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu. 100% trường hợp thiếu máu nhẹ đã hết thiếu máu Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

– Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

GPQC: 01343/2018/ATTTP-XNQC; 00237/2018/ATTP-XNQC; 2144/2020/XNQ-ATTP

Chủ trình vận chuyển sắt trong cơ thể

Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại

Chủ trình vận chuyển sắt trong cơ thể

Chủ trình vận chuyển sắt trong cơ thể

MUA NGAY

ƯU ĐÃI

  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp

PHÍ VẬN CHUYỂN

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ