Cách nhận biết cơ thể đa bào

Đặc điểm nào chứng tỏ sinh vật đa bào có cấu tạo phức tạp hơn sinh vật đơn bào? Chúng ta đều biết sinh vật đa bào có cấu tạo phức tạp hơn sinh vật đơn bào ngay từ cái tên của chúng. Nhưng điều này được chứng minh như thế nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

Sinh vật đơn bào và đa bào

Sinh vật đơn bào là các sinh vật mà cơ thể chỉ được cấu tạo từ một tế bào. Tế bào này có thể là sinh vật nhân sơ hoặc sinh vật nhân chuẩn. Một số sinh vật đơn bào có thể hợp tác với nhau để phát triển thành tập đoàn. Hầu hết các sinh vật nguyên sinh đều là đơn bào

Sinh vật đơn bào là loại sinh vật đầu tiên tiến hóa trong tự nhiên. Các sinh vật đơn bào chỉ cấu tạo một tế bào. Do đó, các quá trình phức tạp như sự phân hóa tế bào không diễn ra ở các sinh vật đơn bào. Các sinh vật đơn bào không có mức độ phân cấp tổ chức phức tạp vì chúng không hình thành mô hoặc cơ quan.

Sinh vật đơn bào gồm: động vật nguyên sinh (trùng biến hình, trùng roi...), nấm men như Saccharomyces cerevisae, phế cầu ...

2. Thế nào sinh vật đa bào?

Cách nhận biết cơ thể đa bào

Đa bào/Đa tế bào, như tên cho thấy đề cập đến rất nhiều tế bào. Do đó, các sinh vật đa bào bao gồm nhiều hơn một tế bào. Số lượng tế bào của chúng có thể thay đổi từ hai đến vài triệu tế bào. Do đó, quá trình biệt hóa, trưởng thành và tăng trưởng của tế bào diễn ra theo một cách thức phức tạp hơn. Các tế bào có chức năng tương tự kết hợp với nhau để tạo thành các mô và từ đó hình thành các cơ quan. Do đó, các sinh vật đa bào thể hiện các mô hình tổ chức tiên tiến. Tất cả các sinh vật đa bào đều là sinh vật nhân thực. Do đó, chúng có cấu trúc nhân có tổ chức và các bào quan có màng bao bọc trong tế bào.

3. Đặc điểm nào chứng tỏ sinh vật đa bào có cấu tạo phức tạp hơn sinh vật đơn bào?

Đặc điểm chứng tỏ sinh vật đa bào có cấu tạo phức tạp hơn sinh vật đơn bào có thể là cấu tạo và kích thước, cụ thể:

  • Động vật đơn bào: cấu tạo từ 1 tế bào duy nhất, kích thước nhỏ. Ví dụ: động vật nguyên sinh (trùng biến hình, trùng roi...)
  • Động vật đa bào: cấu tạo bởi nhiều tế bào kết hợp với nhau thành một cơ thể, kích thước lớn, các tế bào đóng góp một vai trò nhất định trong sự thống nhất của cơ thể. Ví dụ: thủy tức, ốc, cá, bò sát, chim, thú...

4. Phân biệt động vật đơn bào và đa bào

Đặc điểmSinh vật đa bàoSinh vật đơn bào
Số lượng tế bàoNhiều hơnÍt hơn (chỉ có 1 tế bào)
Kích thước tế bào10-100 micrometers5-10 micrometers
Nguồn gốc hình thànhMuộn hơnSớm hơn

Trên đây Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Đặc điểm nào chứng tỏ sinh vật đa bào có cấu tạo phức tạp hơn sinh vật đơn bào?

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

  • Cách nhận biết cơ thể đa bào

Bạn đang xem: KHTN 6 Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào – Chân Trời Sáng Tạo

LuatTreEm xin giới thiệu đến các em nội dung Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào trong chương trình khoa học 6 để giúp các em củng cố kiến thức về cơ thể đơn bào, phân biệt cơ thể đơn bào và đa bào. Mời các em cùng tham khảo.

Quan sát hình ảnh cơ thể đơn bào

Hình 19.1. Cơ thể đơn bào

Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào. Tế bào đó thực hiện được các chức năng của một cơ thể sống. Ví dụ: trùng roi, trùng giày, trùng biến hình, tảo lục, tảo silic, …) vi khuẩn Escherchia coli (E. coli), vikhuẩn lao, …

1.2. Cơ thể đa bào

Quan sát hình ảnh cơ thể đa bào

Hình 19.2. Cơ thể đa bào

Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào, các tế bào khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể.

Cơ thể thực vật được cấu tạo từ các loại tế bào: tế bào biểu bì, tế bào mạch dẫn, tế bào lông hút

Cơ thể động vật được cấu tạo từ các loại tế bào như: tế bào cơ, tế bào thần kinh, tế bào biểu bì, …

Ví dụ: Một số cơ thể đa bào: cây phượng, cây hoa hồng, con giun đất, con ếch đồng, …

Bài 1: Hoàn thành các câu sau:

Cơ thể sinh vật được tạo thành từ (1)… hay (2)… (3)… như trùng roi trùng biến hình, (4)… có kích thước hiển vì và số lượng cá thế nhiều.

(5)… có cấu tạo nhiều hơn một tế bào, ví dụ: động vật, thực vật, …

Hướng dẫn giải

(1) một tế bào, (2) nhiều tế bào, (3) Cơ thể đơn bào, (4) vi khuẩn, (5) Cơ thể đa bào.

Bài 2: Hãy hoàn thành các yêu cầu sau:

a) Nêu hai đặc điểm khi nói về cơ thể đơn bào.

b) Nêu hai đặc điểm khi nói về cơ thế đa bào.

c) Nêu điểm giống nhau giữa cơ thế đơn bào và cơ thể đa bào.

Hướng dẫn giải

a) Hai đặc điểm khi nói về cơ thể đơn bào:

– Cơ thể được cấu tạo từ một tế bào

– Tế bào có thể là tế bào nhân sơ học tế bào nhân thực.

b) Hai đặc điểm khi nói về cơ thể đa bào:

Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào;

Tế bào nhân thực.

c)  Điểm giống nhau giữa cơ thể đơn bào và đa bào:

– Đều là vật sống,

– Đơn vị cấu tạo nên cơ thể đều là tế bào gồm ba thành phần chính: màng tế bào, chất tế bào và vật chất di truyền (nhân tế bào hoặc dụng nhân)

Bài 3: Hãy chọn đáp án đúng.

a) Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ

A. hàng trăm tế bào.

B. hàng nghìn tế bào.

C. một tế bào.

D. một số tế bào,

b)… cơ thể đơn bào có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

A. Không có.

B. Tất cả.

C. Đa số.

D. Một số ít.

c) Cơ thể nào sau đây là đơn bào?

A. Con chó 

B. Trùng biến hình. 

C. Con ốc sên.

D. Con cua.

Hướng dẫn giải

a) Chọn đáp án: C

b) Chọn đáp án: D

c) Chọn đáp án: B

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Nhận biết được cơ thể đơn bào và lấy được ví dụ minh hoạ.
  • Nhận biết được cơ thể đa bào và lấy được ví dụ minh hoạ.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 7 Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1: Đặc điểm chính của cơ thể sinh vật: 

    • A.
      Cảm ứng 
    • B.
      Dinh dưỡng 
    • C.
      Sinh trưởng và sinh sản
    • D.
      Tất cả các đáp án trên đều đúng
  • Câu 2: Quá trình cảm ứng của sinh vật là?

    • A.
      Quá trình cảm ứng của sinh vật là
    • B.
      Quá trình tạo ra con non
    • C.
      Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường
    • D.
      Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước
  • Câu 3: Quá trình sinh vật lấy, biến đổi thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng gọi là:

    • A.
      Tiêu hóa. 
    • B.
      Hô hấp. 
    • C.
      Bài tiết. 
    • D.
      Sinh sản

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 7 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Mở đầu trang 92 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST.

Trả lời Câu hỏi thảo luận 1 trang 92 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 2 trang 92 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Trả lời Luyện tập trang 92 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 3 trang 93 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Trả lời Luyện tập trang 93 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Trả lời Vận dụng trang 93 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 1 trang 93 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 2 trang 93 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 19.1 trang 65 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 19.2 trang 65 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 19.3 trang 65 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 19.4 trang 65 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 19.5 trang 66 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 19.6 trang 66 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 19.7 trang 66 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 19.8 trang 66 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 19.9 trang 67 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 19.10 trang 67 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 19 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên LuatTreEm sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6