Chữ trên ấn đền trần nam định là gì

TPO - Đền Trần Nam Định nổi tiếng khắp nước với lễ khai ấn đầu năm. Chuyện chiếc ấn ở ngôi đền này cũng có nhiều điều ly kỳ, đáng nói.

Sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất, năm 1239, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho các quan tại phủ Thiên Trường. Việc phong chức thực hiện bằng việc khai ấn, đóng vào các sắc phong. Ít năm sau đó, với cuộc chiến chống quân Nguyên Mông, lễ khai ấn bị gián đoạn tới năm 1262, Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở lại. Rồi thời gian và chiến tranh lại xóa nhòa tất cả.

Năm 1822, vua Minh Mạng cho khắc lại ấn và mở lại lễ khai ấn. Tại phủ Thiên Trường vào lúc bắt đầu giờ Tý ngày 15 tháng giêng hằng năm. Tuy nhiên ấn bây giờ chỉ còn mang tính biểu tượng, trên ấn chỉ khắc chữ “Trần triều điển cố”. Rồi chiến tranh và thời gian làm cho lễ khai ấn rơi vào quên lãng, ấn lại bị thất lạc.

Mãi đến một hai chục năm trở lại đây, lễ khai ấn được phục dựng trở lại với quy mô lớn. Nhiều người quan niệm, muốn thăng quan tiến chức phải đến xin bằng được tờ ấn sớ đền Trần. Và tối 14 tháng giêng hằng năm, người ta lại đổ về đây đông nườm nượp chờ lấy được một tờ ấn sớ, hy vọng sẽ đem lại may mắn trên đường công danh.

Trước khi lễ khai ấn được tổ chức, vào ngày mùng 2 tháng Giêng, Ban quản lý Khu di tích đền Trần thực hiện nghi lễ xin mở ấn để in các lá ấn phục vụ lễ khai ấn. Nội dung lá ấn bao gồm các chữ: “Trần triều điển cố – tích phúc vô cương”’.

Đến 22h ngày 14 tháng Giêng, lễ khai ấn được bắt đầu với nghi thức rước hòm ấn từ nội cung đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường. Sau khi lễ khai ấn được thực hiện bởi 14 cụ cao niên thôn Tức Mặc (phường Lộc Vượng) kết thúc, khách thập phương vào đền Thiên Trường để tế lễ, xin lá ấn với mong muốn một năm mới thành đạt và phát tài.

Không phải ai về xin ấn đền Trần cũng hiểu được hết ý nghĩa của nghi lễ này. Bản chất của bốn chữ “Tích phúc vô cương” trên ấn là Nhà Trần ban cho con cháu cái phúc, dạy con cháu, bách gia trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dầy thì được hưởng lộc càng bền vững. Đấy là ý nghĩa giáo dục sâu sắc nhất của việc ban ấn.

Ý nghĩa của ấn chỉ đơn giản như vậy nhưng không phải ai cũng hiểu mà vẫn còn một số lầm tưởng rằng, xin ấn để cầu “thăng quan, tiến chức”. Vì vậy, những ai cầm ấn trong tay mà không hiểu bản chất ý nghĩa sâu sắc đó thì ấn cũng chẳng có giá trị gì.

Đền Trần là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10), là nơi thờ các vua Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng từ năm 1695, trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ XV.

Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Cả ba đền đều có kiến trúc chung, và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu.

Đền Thiên Trường được xây trên nền Thái miếu và cung Trùng Quang của nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ họ của họ Trần. Cung Trùng Quang là nơi các Thái thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc. Đền Trần hiện nay được người dân địa phương xây bằng gỗ từ năm Chính Hòa thứ 15 (tức năm 1695). Các năm 1773, 1854, 1895, 1907-1908, đền được mở rộng và xây thêm.

Đền Cố Trạch được xây vào năm 1894. Đền Cố Trạch đặt bài vị của Trần Hưng Đạo, gia đình và gia tướng. Tiền đường của đền Cố Trạch là nơi đặt bài vị của 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng Đạo, đó là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa.

Thiêu hương (kinh đàn) là nơi đặt long đình trong có tượng Trần Hưng Đạo cùng 9 pho tượng Phật. Bên trái đặt bài vị các quan văn. Bên phải đặt bài vị của các quan võ.

Đền Trùng Hoa mới được chính quyền tỉnh Nam Định với sự hỗ trợ về kinh phí của Chính phủ xây dựng từ năm 2000. Đền được xây trên nền cung Trùng Hoa xưa - nơi các đương kim hoàng đế nhà Trần về tham vấn các vị Thái thượng hoàng. Trong đền Trùng Hoa có 14 pho tượng bằng đồng của 14 hoàng đế nhà Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm.

Vẫn chưa đến Tết Nguyên đán, chưa đến rằm tháng Giêng - ngày chính thức diễn ra lễ khai ấn đền Trần tại Khu di tích Đền Trần (phường Lộc Vương, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định) nhưng câu chuyện xung quanh việc phát ấn, xin ấn lại đã rộ lên.

Vẫn chưa đến Tết Nguyên đán, chưa đến rằm tháng Giêng - ngày chính thức diễn ra lễ khai ấn đền Trần tại Khu di tích Đền Trần (phường Lộc Vương, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định) nhưng câu chuyện xung quanh việc phát ấn, xin ấn lại đã rộ lên.

Chữ trên ấn đền trần nam định là gì
Người dân đi lễ ở đền Trùng Hoa (trong quần thể Đền Trần ở Nam Định) Ảnh: THANH THÚY

Lễ khai ấn năm nay, lãnh đạo tỉnh Nam Định tổ chức họp báo và khẳng định sẽ có đủ ấn để phát cho người dân ở 4 địa điểm phát ấn; lắp đặt 16 camera để phục vụ công tác giữ gìn an ninh trật tự, hạn chế cảnh chen lấn, giẫm đạp lên nhau để “cướp ấn” hay hành vi phản cảm như ném tiền lên kiệu rước ấn… như những năm trước. Sự cẩn trọng này của chính quyền địa phương cho thấy việc xin ấn Đền Trần vẫn còn độ “hot” trong tín ngưỡng của người dân.

* Ý nghĩa của ấn Đền Trần

PGS-TS.Lương Hồng Quang, Phó viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam cho biết, lễ khai ấn Đền Trần là sự hồi ảnh của tập tục cổ, xa xưa khi bắt đầu nghỉ tết thì chính quyền phong kiến “niêm ấn”, đình chỉ các hoạt động cho đến hết thời gian nghỉ tết - thường là từ rằm tháng giêng thì triều đình cũng như chính quyền cơ sở làm lễ khai ấn để trở lại làm việc bình thường. Lễ khai ấn Đền Trần được thực hiện từ năm 1239 (thế kỷ 13), sau khi đánh thắng giặc Nguyên Mông, ngày 14 tháng Giêng vua Trần Thái Tông mở tiệc chiêu đãi tại phủ Thiên Trường và phong chức, tước cho những người có công chống giặc ngoại xâm. Từ đó đã trở thành tập tục, cứ vào ngày này các vua Trần lại tổ chức nghi thức khai ấn để tế lễ trời đất, tổ tiên; phong chức tước cho những người có công, đồng thời cũng là nghi thức mở đầu cho một năm làm việc mới của bộ máy chính quyền.

Nghi lễ khai ấn lúc ấy có ý nghĩa nhân văn là cầu mong cho quốc thái dân an, thái bình thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc để bước sang năm mới mạnh khỏe, lao động - sản xuất tốt, vì thế sau này khi nhà Trần sụp đổ, nghi thức này vẫn được người dân địa phương duy trì và trở thành tín ngưỡng dân gian.

PGS-TS.Lương Hồng Quang cho biết, Đạo giáo thường có những hình thức bùa chú dùng để trấn yểm, phù trợ cho con người. Trong đền, phủ luôn có các ấn mang tính chất hộ mệnh và ấn Đền Trần cũng có ý nghĩa như vậy, không mang lại lợi lộc như thăng quan tiến chức, phát tài phát lộc như nhiều người lầm tưởng. Do có sự đứt gãy trong trao truyền, giáo dục về di sản, cộng thêm tính thực dụng của con người trong xã hội hiện nay nên ý nghĩa của lễ hội đã bị biến tướng. Vì vậy, theo PGS-TS.Lương Hồng Quang, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục để lễ hội trở về với mục đích ban đầu chớ không nên cấm đoán hay chế giễu, lên án.

Ấn đền Trần Nam Định có ý nghĩa gì?

Theo thông tin từ xa xưa truyền lại, ấn đền Trần có từ thời nhà Trần với ý nghĩa là cầu mong cho thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi người, mọi nhà bước sang năm mới mạnh khỏe, lao động, sản xuất, học tập, công tác tốt.

Ấn đền Trần ghi chữ gì?

Ấn của nhà Trần khắc chữ “Trần triều điển cố” và “Tích phúc vô cương”. Bốn chữ “Tích phúc vô cương” trên ấn với hàm ý truyền dạy con cháu, bách gia trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dày thì được hưởng lộc càng bền vững.

Ấn đền Trần Thọ ai?

Đền Trần còn có tên gọi là Đền thờ Đức Thánh Trần. Ngôi đền thuộc địa phận phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, Hải Phòng. Đền đã được xây dựng từ thời vua Minh Mạng vào thế kỷ 19 (năm 1824), để thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - vị anh hùng đã 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông, giữ vững bờ cõi nước nhà.

Ai là người khai ấn đền Trần năm 2023?

Tối 3-2, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu Lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), UBND tỉnh Thái Bình tổ chức Khai mạc Lễ hội Đền Trần Thái Bình năm 2023.