Chữ em Việt thật đẹp là kiểu câu gì

NGUỒN HỌC LIỆU MỞ  -   MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4

TRƯỜNG TIỂU HỌC VIỆT THUẬN

TUẦN 1

ÔN TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ÔN TẬP VỀ TIẾNG, TỪ, CÂU

I. MỤC TIÊU: Củng cố cho học sinh:

1. - Nắm được cấu tạo và nhận diện 3 bộ phận của tiếng trong tiếng Việt.

    - Phân biệt được sự khác nhau của tiếng và từ. Phân biệt được từ đơn và từ phức. Từ ghép, từ láy.

    - Củng cố về từ loại.

    - Củng cố về các kiểu câu đã học: Câu hỏi, Câu kể (Ai làm gì ? Ai thế nào ?)

2. Rèn cho học sinh các kĩ năng dùng từ, thấy được ý nghĩa của việc dùng từ, câu đúng.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Giáo dục kĩ năng sống

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Về việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp trong hoàn cảnh thực tiễn.

- Kĩ năng xác định giá trị bản thân: Biết đánh giá khi bạn bè sử dụng ngôn ngữ chưa phù hợp.

5. Những năng lực cụ thể của học sinh cần phát triển

- Năng lực quan sát, giải quyết tình huống đặt ra trong bài học

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về việc sử dụng từ câutrong thơ, văn.

II. KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

1. Nêu cấu tạo của tiếng.

2. Thế nào là từ ghép, từ láy ?

3. Từ được chia thành các từ loại nào?

- Danh từ là gì?

- Động từ là gì?

- Tính từ là gì?

4. Câu hỏi dùng để làm gì ? Khi sử dụng câu hỏi, em cần chú ý gì ?

5. Thế nào là câu kể ? Em đã học những kiểu câu kể nào? Các kiểu câu kể đó dùng để làm gì ?

III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài 1: Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu ca dao dưới đây:

Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Tiếng

Âm đầu

Vần

Thanh

Tiếng

Âm đầu

Vần

Thanh

Bài 2: Dùng dấu gạch chéo (/) để tách các từ trong câu:

          Chữ viết giúp con người mở rộng phạm vi giao tiếp mà tiếng nói không thể làm được.

Bài 3:a)Gạch dưới các từ phức trong đoạn thơ sau của Lâm Thị Mỹ Dạ.

Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa.

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.

b) Đặt câu với một từ tìm được ở ý a)

..................................................................................................................................

Bài 4:Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào hai nhóm:

          Gió bắt đầu thổi rào rào theo với khối mặt trời còn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những bụi cây cúc áo, rồi nhè nhẹ tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.                                                                             (Theo Đoàn Giỏi)

a) Từ ghép: ...............................................................................................................

b) Từ láy: ..................................................................................................................

Bài 5:Gạch dưới các danh từ trong đoạn thơ sau;

                             Nếu chúng mình có phép lạ

                             Bắt hạt giống nảy mầm nhanh

                             Chớp mắt thành cây đầy quả

                             Tha hồ hái chén ngọt lành.

Bài 6:

1. Tạo từ ghép có tiếng hiền:

a) Từ ghép: ................................................................................................................

b) Từ láy: ................................................................................................................

2. Tạo từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại có tiếng nhà

a) Ghép tổng hợp: ....................................................................................................

b) Ghép phân loại: ...................................................................................................

Bài 7:Theo em, nhà thơ Nguyễn Duy viết đã, đang, vẫn, sẽ hay sắp ở mỗi chỗ trống sau?

                             Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

                             Dòng sông xưa .......... bên lở, bên bồi

                             Khi tôi biết thương bà thì ........... muộn

                             Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.

Bài 8: Đặt một câu có dùng tính từ để tả người, một câu có dùng tính từ để tả đặc điểm của một loài hoa em thích.

a) ............. ................................................................................................................

b) ............. ................................................................................................................

Bài 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu sau:

a) Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời.

...................................................................................................................................

b) Thuở nhỏ, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

...................................................................................................................................

c) Suốt mười mấy ngày đầu, thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ trứng.

...................................................................................................................................

Bài 10: Những câu hỏi trong đoạn thơ sau của Tố Hữu dùng làm gì?

                             Vì sao ngày một thanh tân ?

                   Vì sao người lại mến thân hơn nhiều ?

                             Vì sao cuộc sống ta yêu

                   Mỗi giây mỗi phút, sớm chiều thiết tha ?

                             Vì sao mỗi hạt phù sa

                   Mỗi tia nắng rọi cũng là tình chung ?

                             Xuân vui ca múa mọi vùng

                   Bắc Nam đâu cũng anh hùng vì sao ?

a. Để hỏi điều chưa biết.

b. Để tỏ thái độ khen chê.

c. Thể hiện mong muốn.

d. Để khẳng định điều mình nói và tình cảm của bản thân.

Bài 11:Viết tiếp vị ngữ vào chỗ trống để có câu kể Ai làm gì ?

a)Buổi sáng sớm, bà con nông dân ...................................................................

b) Kì nghỉ hè năm trước, gia đình em ..................................................................

c) Vào giờ chơi, các bạn học sinh .......................................................................

d) Chú Đất Nung .................................................................................................

Bài 12:Viết đoạn văn kể những việc em và các bạn thường làm ở trường ( trong đó có ít nhất 3 câu kể Ai làm gì ?)

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 13:Trong đoạn văn sau, những câu nào là câu kể, chúng được dùng làm gì?

          Một cái phản lực kéo đuôi khói cực dài(1). Nó dính đạn rồi định chuồn ra biển (2). Từ cái máy bay đang sa, cái dù bật ra nhỏ như tóp chanh (3). Cái dù to dần (4). Nó bằng cái vung nồi, bằng cái mẹt (5). Thằng giặc lái lợi dụng chiều gió, muốn tháo ra biển đây (6). Bắt giặc lái làng nước ơi! (7)

a) Câu kể là các câu: ..............................................................................................

b) Các câu này dùng để : ........................................................................................

Bài 14:Đọc đoạn văn sau rồi viết tiếp vào chỗ trống để có câu kể Ai thế nào ?

          Phùng Khắc Khoan là người con của xứ Đoài (làng Phù Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội). Ông vốn thông minh từ nhỏ. Tài năng của ông đã phát lộ từ rất sớm. Trước khi mất, bà mẹ của Phùng Khắc Khoan trối trăng với chồng nên gửi con theo học Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Cậu bé Phùng Khắc Khoan ...................................................................................

- Mẹ của Phùng Khắc Khoan ............................................................................. ....

GỢI Ý KIẾN THỨC CẦN NHỚ VÀ ĐÁP ÁN MỘT SỐ BÀI TẬP

1. Nêu cấu tạo của tiếng (Ghi nhớ SGK Tiếng Việt 4, tập 1 trang 7)

2. Thế nào là từ ghép, từ láy ? (Ghi nhớ SGK Tiếng Việt 4, tập 1 trang 39)

3. Từ được chia thành các từ loại nào?

- Danh từ (Ghi nhớ SGK Tiếng Việt 4, tập 1 trang 53)

- Động từ (Ghi nhớ SGK Tiếng Việt 4, tập 1 trang 94)

- Tính từ (Ghi nhớ SGK Tiếng Việt 4, tập 1 trang 111)

4. Câu hỏi dùng để làm gì ? Khi sử dụng câu hỏi, em cần chú ý gì ?(Ghi nhớ SGK Tiếng Việt 4, tập 1 trang 131, 142, 152)

5. Thế nào là câu kể ? Em đã học những kiểu câu kể nào? các kiếu câu kể đó dùng để làm gì ? (Ghi nhớ SGK Tiếng Việt 4, tập 1 trang 161, 166,Ghi nhớ SGK Tiếng Việt 4, tập 2 trang 24)

Bài 2:Dùng dấu gạch chéo (/) để tách cá từ trong câu:

          Chữ viết /giúp /con người/ mở rộng /phạm vi /giao tiếp/ mà/ tiếng nói/ không thể /làm được/.

Bài 3:a)Gạch dưới các từ phức trong đoạn thơ sau của Lâm Thị Mỹ Dạ.

Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sốngthầm thì tiếng xưa.

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừ nghiêng soi.

Bài 5:Gạch dưới các danh từ trong đoạn thơ sau;

                             Nếu chúng mình có phép lạ

                             Bắt hạt giống nảy mầm nhanh

                             Chớp mắt thành cây đầy quả

                             Tha hồ hái chén ngọt lành.

Bài 6:

1. Tạo từ ghép có tiếng hiền:

a) Từ ghép: hiền lành, hiền dịu, dịu hiền, ...

b) Từ láy: hiền hậu, hiền hòa, ...

2. Tạo từ ghép tổng hợp và từ ghét phân loại có tiếng nhà

a) Ghép tổng hợp: nhà cửa

b) Ghép phân loại: nhà mái ngói, nhà cao tầng, nhà mái bằng, nhà gianh, ...

Bài 8: Đặt một câu có dùng tính từ để tả người, một câu có dùng tính từ để tả đặc điểm của một loài hoa em thích. Chẳng hạn:

a) Chị gái tôi có mái tóc đen, dài.

b) Bông hoa hồng đỏ thắm khoe sắc dưới ánh mặt trời.

Bài 10: Những câu hỏi trong đoạn thơ sau của Tố Hữu dùng làm gì?

                             Vì sao ngày một thanh tân ?

                   Vì sao người lại mến thân hơn nhiều ?

                             Vì sao cuộc sống ta yêu

                   Mỗi giây mỗi phút, sớm chiều thiết tha ?

                             Vì sao mỗi hạt phù sa

                   Mỗi tia nắng rọi cũng là tình chung ?

                             Xuân vui ca múa mọi vùng

                   Bắc Nam đâu cũng anh hùng vì sao ?

Chọn d. Để khẳng định điều mình nói và tình cảm của bản thân.

Bài 13:Trong đoạn văn sau, những câu nào là câu kể, chúng được dùng làm gì?

          Một cái phản lực kéo đuôi khói cực dài(1). Nó dính đạn rồi định chuồn ra biển (2). Từ cái máy bay đang sa, cái dù bật ra nhỏ như tóp chanh (3). Cái dù to dần (4). Nó bằng cái vung nồi, bằng cái mẹt (5). Thằng giặc lái lợi dụng chiều gió, muốn tháo ra biển đây (6). Bắt giặc lái làng nước ơi! (7)

a) Câu kể là các câu:1,2,3,4,5,6.

b) Các câu này dùng để tả: 1,3,4,5; câu kể dùng để kể lại sự việc: 2,6.

Bài 14:Chẳng hạn:

- Cậu bé Phùng Khắc Khoanthông minh từ nhỏ.

- Mẹ của Phùng Khắc Khoan muốn con được theo học Nguyễn Bỉnh Khiêm.

TUẦN 2

ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN: TẢ CÂY CỐI

I. MỤC TIÊU:

1.Củng cố cho học sinh kiến thức và kĩ năng làm văn.

2. Góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô-gíc, tư duy hình tượng; bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ, hình thành nhân cách sống cho học sinh.

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

4. Giáo dục kĩ năng sống

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Về các hành động bảo vệ cây xanh.

- Kĩ năng xác định giá trị bản thân: Biết đánh giá những hành động liên quan đến việc trồng và chăm sóc cây xanh.

5. Những năng lực cụ thể của học sinh cần phát triển

- Năng lực quan sát, giải quyết tình huống đặt ra trong bài học

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ích lợi và ý nghĩa của cây xanh với cuộc sống.

- Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về việc trồng và bảo vệ cây trồng.

II. KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ:

1. Thế nào là miêu tả ? (Ghi nhớ SGK Tiếng Việt 4- Tập 1 trang 140)

2. Em đã được học các dạng văn miêu tả nào? ( Miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối)

3. Bố cục bài văn miêu tả cây cối.

Bài văn miêu tả cây cối thường có ba phần:

1. Mở bài: giới thiệu cây định tả.

2. Thân bài:

a) Tả bao quát hình ảnh của cây.

b) Tả từng bộ phận của cây (hoặc tả từng thời kì phát triển của cây)

3. Kết bài:

- Nêu ích lợi của cây. Tình cảm của em đối với cây.

- Ấn tượng của cây đối với mọi người.

Tham khảo: Tả một loại cây ăn quả mà em thích

Dàn ý miêu tả cây ăn quả mà em thích - Tả cây nhãn

A. Mở bài: Giới thiệu cây nhãn.

- Vườn nhà ngoại trồng thật nhiều nhãn.

- Những cây nhãn này đó được 10 tuổi.

B. Thân bài:

Tả cây nhãn theo thời kì

- Mưa xuân, nhãn ra lá xanh um, bóng lưỡng.

- Dáng cong nghiêng, uốn lượn của thân như khoe dáng sắc của cây trong thời kì phát triển.

- Hè về, từng chùm hoa vàng ươm, li ti đậu kín vòm cây.

- Chim chóc, ong bướm rủ nhau đến thưởng thức hương sắc của hoa.

- Chớm thu, vô số quả nhãn kết chùm treo lủng lẳng, trĩu cành, kín cả cây.

- Thời gian qua nhanh, quả nhãn từ xanh non chuyển sang nâu đất.

- Từ trong vườn, hương thơm ngọt lan tỏa cả một vùng.

C. Kết bài:

Quả nhãn chín ngọt và thơm.

Mỗi khi đến mùa nhãn, em đếu nhớ về bà ngoại.

II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN:

ĐỀ BÀI: Em hãy tả một loại cây mà em yêu thích.

TUẦN 3

ÔN LUYỆN ĐỌC, VIẾT

Mục tiêu:

- Nhìn – viết đúng và trình bày bài sạch sẽ, đúng quy định, bài viết không mắc quá 5 lỗi.

- Củng cố kỹ năng đọc – hiểu được nội dung bài, biết lựa chọn nội dung trả lời theo yêu cầu.

I. CHÍNH TẢ:

1. Viết lại cho đúng chính tả đoạn văn sau:

          Dảnh nước một lúc một dộng, nước trảy siết, xóng ngày càng to. Chiếc thuyền giấy chòng chành dữ dội. Một cơn lốc cuốn thuyền đi, chông như thuyền xắp bị lật úp đến nơi. Chú lính chì lo chết đi được, nhưng vẫn dữ vẻ điềm nhiên, bồng xúng kiên cường.                                           (Theo An-đéc-xen)

2. Viết Chính tả: Nghe viết (Thời gian: 15 phút)

VỊNH HẠ LONG

          Những ngày hè đi trên bờ vịnh Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như  ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại.

( TheoThi Sảnh)

II. ĐỌC HIỂU:

Bài 1: 1.Em hãy đọc thầm bài văn sau :

Kiến Mẹ và các con

   Gia đình kiến rất đông. Kiến Mẹ có những chín nghìn bảy trăm con. Tối nào cũng vậy, trong phòng ngủ của các con, Kiến Mẹ vô cùng bận rộn. Kiến Mẹ phải dỗ dành, hôn lên má từng đứa con và nói:

   - Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con.

  Cứ như vậy cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ hôn hết lượt. Điều đó làm Kiến Mẹ không yên lòng. Thế là, suốt đêm Kiến Mẹ không ngủ để chăm sóc đàn con.

   Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Buổi tối, khi đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì :

     - Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!

      Cứ thế, lần lượt các chú kiến con hôn truyền cho nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thời gian chợp mắt mà vẫn âu yếm được tất cả đàn con.

(Theo Chuyện của mùa Hạ)

2. Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng trong các câu sau:( Câu: 1, 2, 3, 4)

Câu 1. Mỗi buổi tối Kiến Mẹ thường làm gì trong phòng ngủ của các con? M1 ( 0,5 đ)

 a. Đếm lại cho đủ những đứa con yêu.                b. Kể chuyện cổ tích và ru cho các con ngủ.
 c. Dỗ dành và hôn lên má từng đứa con.             d. Đắp chăn cho từng đứa con yêu.

Câu 2. Điều gì làm cho Kiến Mẹ không yên lòng và suốt đêm không được nghỉ? M1 ( 0,5đ)

  a. Chờ các con đi kiếm ăn ở xa trở về đầy đủ.  b.  Mỗi tối, Kiến Mẹ không đủ thời gian để hôn từng đứa con.  c. Khó lòng đếm xuể chín nghìn bảy trăm đứa con.

   d. Cho đến lúc mặt trời mọc vẫn chưa hôn hết được các con.

Câu 3. Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để Kiến Mẹ được nghỉ ngơi?  M2(0,5đ)

  1. Bác Cú Mèo bảo Kiến Mẹ không cần hôn các con nữa.
  2. Bác Cú Mèo bảo Kiến Mẹ chỉ cần hôn đứa con lớn nhất.
  3. Bác Cú Mèo bảo Kiến Mẹ chỉ cần hôn đứa con bé nhất.
  4. Kiến Mẹ chỉ hôn đứa con nằm ở hàng đầu tiên, đứa con đầu tiên hôn đứa kế tiếp và nói là nụ hôn của mẹ gửi. Cứ thế, các con hôn nhau thay cho mẹ mình.

Câu 4. Câu chuyện trên giúp em  cảm nhận được: M2 (1đ)

  1. Kiến mẹ rất yêu thương các con.
  2. Những chú kiến con cũng thật ngoan.
  3. Những chú kiến con không biết thương mẹ cứ bắt mẹ phải hôn mình.
  4. Bác Cú Mèo thật tốt bụng, rất quan tâm và chia sẻ với Kiến Mẹ.
  5. Việc làm của bác Cú Mèo đã chia rẽ tình cảm mẹ con của gia đình nhà kiến.

Câu 5. Em hãy đặt tên cho câu chuyện này? M4 (0,5đ)

……………………………………………………………………………………

Câu 6. Qua bài đọc trên, em hãy viết vài dòng nói lên suy nghĩ của em về mẹ mình.M3 (1đ)

…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 7.  Cho đoạn văn sau: M2 (0,5đ)

          “Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì:

    - Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!’’

 Trong đoạn văn trên có các từ láy là : ……………; ……………………..và ………………

Câu 8. Xác định và gạch dưới bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu văn sau:  M4 ( 1đ)

 “Tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn.”

 ………………………………………………………………………………………………........................................................................................................................

Câu 9. Nối từ ở cột A với từ ở cột B cho thích hợp: M1 (0,5đ)

A

B

Kiến Mẹ

danh từ

gia đình

động từ

xinh xắn

tính từ

dỗ dành

danh từ riêng

Câu 10. Em hãy đặt 2 câu hỏi để khen ngợi Kiến Mẹ và bác Cú Mèo. M3(1đ)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........

BIỂU ĐIỂM - ĐÁP ÁN.

I. CHÍNH TẢ:

1. Viết lại cho đúng chính tả đoạn văn sau:

          Rãnh nước một lúc một rộng, nước chảy xiết, sóng ngày càng to. Chiếc thuyền giấy chòng chành dữ dội. Một cơn lốc cuốn thuyền đi, trông như thuyền sắp bị lật úp đến nơi. Chú lính chì lo chết đi được, nhưng vẫn giữ vẻ điềm nhiên, bồng súng kiên cường.                                           (Theo An-đéc-xen)

2. - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định , viết sạch, đẹp: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1 điểm

II. ĐỌC HIỂU:

Bài 1:

Câu hỏi

1

2

3

4

Đáp án

c

b, d

d

a, b, d

Điểm

0,5

0,5

0,5

1,0

Câu 5: Học sinh có thể đặt một đến 2 tên cho truyện; mỗi tên đặt phải phù hợp với nội dung câu chuyện: 0,5 điểm.

Câu 6: 1,0 điểm. Học sinh tự viết suy nghĩ của mình về mẹ. Gv tùy theo đoạn viết của  học sinh mà cho điểm phù hợp.

Câu 7: 0,5 điểm: các từ láy đó là: vất vả, nghỉ ngơi, thầm thì.

Câu 8: 1 điểm.     Xác định đúng mỗi bộ phận được 0,5 điểm

Câu 9:    0,5 điểm

A

B

Kiến Mẹ

danh từ

gia đình

động từ

xinh xắn

tính từ

dỗ dành

danh từ riêng

Câu 10: 1 điểm.

 (HS viết được câu hỏi đúng về nội dung và cấu trúc câu, mỗi câu được 0,5 điểm.

Nếu không viết hoa đầu câu và thiếu dấu câu: không tính điểm. )

Bài 2:

Mùa xuân

   Sáng nay, buổi sáng mùa xuân đẹp thật.

   Qua cửa kính của lớp học, chúng tôi thấy bầu trời xanh hơn, cây cối trong vườn chồi non mơn mởn. Cửa sổ các nhà đều mở rộng, xếp những chậu cảnh, lá đã xanh rờn.

    Thầy Péc-bô-ni của chúng tôi không cười - thầy không bao giờ cười- nhưng trông thầy có vẻ vui, đến nỗi như không còn thấy những cái vết nhăn sâu trũng chạy dài qua trán thầy nữa. Thầy dạy cách giải một bài toán trên bảng và chúng tôi thấy thầy hít một cách khoan khoái cái không khí thơm mùi đất ẩm và mùi lá non đang tràn qua các cửa sổ vào từng đợt. Tiết trời đẹp như thế này làm người ta nghĩ đến những cuộc dạo chơi ở đồng quê.

    Trong khi thầy giảng bài, chúng tôi nghe thấy tiếng người thợ rèn đập đe ở một góc phố lân cận và từ căn nhà trước mặt vọng ra một tiếng hát ru con. Có một lúc bác thợ rèn đập mạnh hơn và bà mẹ ru to hơn. Thầy giáo bỗng ngừng giảng bài và lắng nghe. Rồi đưa mắt qua cửa sổ, thầy nói chậm rãi:

  “ Bầu trời tươi tắn, một bà mẹ đang hát, một người thợ đang làm, học trò đang học bài. Thật là những sự tốt đẹp đang hài hòa với nhau”.

   Tan học, tôi thấy các học trò khác cũng vui như chúng tôi: họ đi thành hàng, chân đánh nhịp và hát như là ngày mai được nghỉ hè. Các cô giáo mỉm cười vui vẻ. Bố mẹ học sinh chuyện trò với nhau. Tôi chưa bao  giờ thấy có nhiều nụ cười vui vẻ như buổi sáng nay.

   Mẹ đến đón tôi, tôi nói: “ Mẹ à, con thấy rất vui. Không hiểu sao, sáng nay con thấy vui thế hả mẹ ?”. Mẹ mỉm cười bảo tôi rằng vì hôm nay trời đẹp và lương tâm tôi không có điều gì phải tự trách.

                                                                                                        ( Theo A-mi-xi)

Câu 1 :  (0,5 điểm)Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.M1

     Bạn nhỏ trong bài cảm nhận cảnh thiên nhiên vào mùa nào? 

a. Mùa xuân                  b. Mùa hè                          c. Mùa đông.            d. Mùa đông

Câu 2 :  (0,5 điểm)  Khoanh vào chữ cái trước các câu trả lời đúng.M2 

Bạn nhỏ nhận thấy thiên nhiên  có gì khác trong buổi sáng mùa xuân đó?  

  1. Bầu trời xanh hơn.
  2. Cây cối trong vườn chồi non mơn mởn

c. Những chậu cảnh lá đã xanh rờn

  1. Không khí thơm mùi hoa.
  2. Không khí thơm mùi lá non.

Câu 3 :   (1 điểm)  Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.M2  

Trong bài, bạn nhỏ nói đến niềm vui của những ai?                        

  1. Thầy giáo, cô giáo, các bạn học sinh, cha mẹ học sinh.
  2. Thầy giáo, bác thợ rèn, các bạn học sinh, cha mẹ học sinh.
  3. Thầy giáo, cô giáo, các bạn học sinh, cha mẹ học sinh , chính bạn nhỏ.
  4. Thầy giáo, các bạn học sinh, cha mẹ học sinh

Câu 4 :  (0,5 điểm)  Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.               M1

 Bạn nhỏ thấy các bạn học sinh vui như thế nào?          

  1. Các bạn vừa đi vừa hò hét.
  2. Các bạn học sinh ra về đi thành hàng, chân đánh nhịp và hát.
  3. Các bạn vừa đi vừa kể về bài học hôm nay.
  4. Các bạn học sinh mỉm cười.

Câu 5 : :  (1 điểm)   Phân các từ sau thành 3 loại:  mùa xuân, đẹp, bầu trời, cây cối, mơn mởn, xanh rờn, cười, không khí, dạo chơi, lắng nghe.            M3                     

 Danh từ: ....................................................................................................................

 Động từ:......................................................................................................................

 Tính từ: ......................................................................................................................

Câu 6 :  (0,5 điểm)   Tìm 3 từ láy có trong bài :  M1

 3 từ láy có trong bài là:  ...........................................................................................

Câu 7 :  (0,5 điểm)  Theo em tại sao bạn nhỏ trong bài lại thấy vui như vậy?   M4

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 8 : (0,5 điểm) a. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:  M2

                      Bố mẹ học sinh chuyện trò với nhau.

       ..................................................................................................................................

b.Câu trên thuộc mẫu câu: ...............................................................................

Câu 9 :  (1 điểm) Theo em nội dung của bài là gì?    M3

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 10:(1 điểm)Viết câu kể sau thành 2 câu hỏi: Mùa xuân xinh đẹp đã về.M4

 Viết thành câu hỏi là:     

 1)  ... ..........................................................................................................................

2) ................................................................................................................................

BIỂU ĐIỂM - ĐÁP ÁN.

I. BÀI ĐỌC HIỂU:    (7 điểm)

Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:

Câu 1: (0,5đ)   Khoanh vào a. 

Câu 2: (1,0 đ )  Khoanh vào a,b,c,e. 

Câu 3: (0,5đ )  Khoanh vào c. 

Câu 4: (0,5đ )  Khoanh vào b. 

Câu 5: (1,0 đ)   Ghi đúng mỗi từ được 0,1 điểm

Danh từ:       mùa xuân; bầu trời; cây cối, không khí

Động từ:       cười; dạo chơi; lắng nghe.

Tính từ:        đẹp; mơn mởn; xanh rờn,

Câu 6: (0,5 đ)   Các từ láy trong bài: mơn mởn; khoan khoái; lân cận; tười tắn; hài hòa; vui vẻ.   ( học sinh có thể tìm 3 trong 6 từ láy trên).

Câu 7: ( 1,0đ ):  Bạn nhỏ trong bài thấy vui vì hôm nay bạn thấy trong lòng thấy thoải mái khi tới trường, bạn không có

Câu 8: (0,5đ).   a. Bố mẹ học sinh   chuyện trò với nhau.

                                     CN                          VN

                          B. Câu trên thuộc mẫu câu : Câu kể Ai làm gì?

Câu 9: : (0,5đ).    Nội dung: Tâm trạng vui vẻ phấn khởi của một bạn học sinh khi tới trường trong một buổi sáng mùa xuân đẹp trời .

Câu 10: Học sinh chuyển câu đúng yêu cầu được  1,0 điểm. ( Mỗi câu đúng: 0,5 điểm)