Chính sách đối ngoại của Mĩ từ 1991 đến 2000

Chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000.


Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai khởi đầu từ quốc gia nào?

Năm 1969, Mĩ đã đạt được thành tựu gì nổi bật về khoa học - kĩ thuật?

Chính sách đối ngoại nổi bật của Mĩ trong giai đoạn 1991-2000 là

Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mỹ là gì?

Năm 1995 đánh dấu mốc quan trọng nào trong mối quan hệ Việt – Mĩ?

Trong suốt thập kỉ 90, tuy có trải qua những đợt suy thoái ngắn, nhưng kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới.

Năm 2000, GDP của Mĩ là 9 765 tỉ USD, bình quân GDP đầu người là 34 600 USD. Nước Mĩ tạo ra 25% giá trị tổng sản phẩm của toàn thế giới và có vai trò chi phối trong hầu hết các tổ chức kinh tế- tài chính quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) v.v..

Khoa học-kĩ thuật của Mĩ vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Tính chung, Mĩ chiếm tới 1/3 số lượng bản quyền phát minh sang chế của toàn thế giới.

Về chính trị và đối ngoại, trong thập kỉ 90, chính quyền B.Clintơn theo đuổi ba mục tiêu có bản của chiến lược “ Cam kết và mở rộng”. Đó là : 1. Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu; 2. Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ; 3. Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự thế giới hai cực Ianta tan rã (1991), Mĩ càng tìm cách vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới.

Với sức mạnh kinh tế, khoa học-kĩ thuật vượt trội, trong bối cảnh Liên Xô tan rã, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới “đơn cực”, trong đó Mĩ là siêu cường duy nhất, đóng vai trò lãnh đạo. Tuy nhiên, thế giới không bao giờ chấp nhận một trật tự do Mĩ đơn phương sắp đặt và chi phối. Vụ khủng bố ngày 11-9-2001 cho thấy, nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI.

Mĩ bình thường hóa mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 11-7-1995.

Giải bài tập Bài 2 trang 46 SGK Lịch sử 12

Những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000. 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 12 trang 44, 45 để trả lời. 

- Từ năm 1945 đến năm 1973: Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng trở thành bá chủ thế giới. Trong năm 1972, Mĩ phát triển mối quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô.

- Từ năm 1973 đến năm 1991: Mĩ tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu”, với học thuyết Rigân, Mĩ vẫn tăng cường chạy đua vũ trang. Đến tháng 12/1989: Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”.

- Từ năm 1991 đến năm 2000: Chính quyền B. Clintơn theo đuổi ba mục tiêu cơ bản của chiến lược “Cam kết và mở rộng”, Mĩ tìm cách vươn lên và chi phối, lãnh đạo toàn thế giới.

Xét về mặt bản chất, mục tiêu của chiến lược “Cam kết và mở rộng” giống mục tiêu của “Chiến lược toàn cầu” ở chỗ, đều thể hiện và thực hiện cho tham vọng vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới của Mĩ. Nói một cách khác, chiến lược “Cam kết và mở rộng” vẫn là sự tiếp tục triển khai “Chiến lược toàn cầu” trong bối cành lịch sử mới.

- Với sức mạnh kinh tế, khoa học - kỹ thuật, Mĩ thiết lập trật tự thế giới ”đơn cực ”, nhưng thế giới không chấp nhận.

- Vụ khủng bố ngày 11-09-2001 cho thấy bản thân nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố làm cho Mĩ thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại ở thế kỷ XXI.

Vụ khủng bố ngày 11-09 tại Mĩ