Chiết ổi bao nhiêu ngày ra rễ

Ổi là loại quả không chỉ ngon mà nó còn có nhiều tác dụng chữa bệnh và làm đẹp hữu hiệu mà nhiều người chưa biết tới. Ổi giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da, chống lão hóa, cải thiện các chức năng nội tiết, giảm cân… Ngày nay chúng ta có thể tự tay trồng ổi dễ dàbg bằng phương pháp trồng ổi trong chậu vừa tiết kiệm không gian, chi phí và công chăm sóc

Chiết ổi bao nhiêu ngày ra rễ

Các bước trồng ổi trong chậu đơn giản hiệu quả:

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống Dụng cụ trồng Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng ổi. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Dụng cụ trồng phải có đường kính từ 40cm trở lên và cao trên 40cm (chậu càng to cây càng phát triển mạnh). Đất trồng Ổi không quá kén đất, tuy nhiên cây sẽ phát triển tốt nhất khi trồng ở đất tơi xốp và dễ thoát nước. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất. Ổi giống Nên chọn giống cây ổi Đài Loan, ổi nữ hoàng hoặc ổi lê để trồng chậu hoặc thùng xốp do các giống này có sức sinh trưởng khá mạnh và dễ chăm sóc bón phân. Bạn có thể chiết cành hoặc mua giống ở các vựa giống. Tuy nhiên, phương pháp chiết cành không được khuyến khích bởi tuổi thọ của nó không được lâu. 2. Trồng cây Cho đất trồng cây vào 2/3 chậu, sau đó nhớ tháo bỏ lớp nilon bao rễ, trồng cây ổi giống vào, dùng tay chèn nén chặt quanh cổ cây không cho cây lung lay khi tưới. Tưới nước bằng vòi phun nhẹ.

Chiết ổi bao nhiêu ngày ra rễ

3. Chăm sóc Hàng ngày, tưới nước đều 2 lần và sáng sớm và chiều tối. Khoảng 15 - 20 ngày là cây ổi vừa trồng trong chậu sẽ ra rễ và đâm lá mới. Khi thấy lá non đã già thì bắt đầu bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê, phân gà… Cứ khoảng 20 ngày bón phân 1 đợt. Để cây ổi tập trung dinh dưỡng nuôi trái thì cần thiết phải ngắt bỏ bớt khi quả vừa tượng hình, chỉ chừa lại một quả trên một nhánh (ưu tiên để trái gần thân chính nhất). Nếu cây ổi đã lớn có gốc to thì có thể để nhiều trái xung quanh thân chính hoặc cành lớn. Cây ổi trồng chậu được một năm thì bắt đầu tỉa cành tạo tán cho cây khỏe. Để cây ổi ra nhiều quả thì phải tỉa cành tạo tán cho cây khỏe có nhiều nhánh nhất, lúc đó cây ổi đủ sức mang nhiều trái. Khi thấy cây ổi bắt đầu ra trái nhỏ thành từng cặp thì tỉa bỏ bớt trái để dưỡng cho trái ổi còn lại mau lớn, mỗi cành chỉ để 1 - 2 trái phía trong gần thân chính, ngắt bỏ trái phía ngoài ngọn. Cắt bỏ những cành khô sâu bệnh, cành yếu nằm phía trong không có ánh sáng để làm thông thoáng tán cây và đảm bảo các cành lá đều có đầy đủ nắng để quang hợp. Sau mỗi đợt thu hoạch trái thì tiến hành bón phân gốc và tỉa cành thu gọn tán cây ổi, không cắt vào phân cành cấp 2, chỉ bấm phân cành cấp 3.

Chiết ổi bao nhiêu ngày ra rễ

4. Thu hoạch Nếu chăm sóc tốt, sau khoảng 4 - 6 tháng là ổi bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu tiên. Quả chín thì màu xanh nhạt đi, sau chuyển vàng, vỏ quả nhẵn, dùng ngón tay bấm vào là có thể thu hoạch.

Theo khoahocphattrien.vn

Tags: Kỹ thuật trồng ổi trong chậu , Bao trái bưởi, Xốp bọc trái , Cần bao trái

-Lưu ý: Thông tin được cung cấp trên Chuyên mục “KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP” chỉ để Tham Khảo, Các bài viết về kỹ thuật chăm sóc cây này được chúng tôi sưu tầm, cập nhật từ các bài báo, internet và các trang web nông nghiệp có uy tín, mong muốn giúp người trồng cây tham khảo để có sự chuẩn bị đầy đủ trước khi trồng và chăm sóc cây giống. Baotraicay.com không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những thông tin được cung cấp trên đây.

  • Mách nông dân cách bón phân cho bưởi chuẩn nhất

    Bón phân cho cây bưởi giúp bổ sung dinh dưỡng cho đất, từ đó làm gia tăng chất lượng và sản lượng bưởi. Tuy nhiên, nếu bón sai thời điểm, sai cách có thể gây phản tác dụng, khiến bưởi rụng hoa, rụng trái. Chuyên gia VTC16 sẽ hướng dân nông dân cách bón phân cho cây bưởi đúng kỹ thuật.
  • Cắt tỉa, tạo tán cây có múi thế nào mới đúng?

    Kỹ thuật tỉa cành, tạo tán được xem là một trong các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, được áp dụng rộng rãi trong sản xuất cây ăn quả tại nhiều nước trên thế giới. Với cây có múi, có nhiều giai đoạn cần tạo tán cho cây. Tuy nhiên, việc cắt tỉa, tạo tán chưa triệt để và sai cách có thể mang lại tác dụng ngược.
  • Cách tỉa cành, tạo tán cho cây bưởi

    Cách tỉa cành tạo tán cho cây bưởi | Làm nông đúng cách | VTC16. Tạo tán cho cây bưởi là một công đoạn quan trọng trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Việc tạo tán giúp cành cây phát triển đều. Vậy tỉa cành, tạo tán thế nào là đúng cách?

Cách diệt trừ sâu đục thân cây bưởi nhanh chóng, hiệu quả nhất

Sâu đục thân cây bưởi là vấn đề nhiều bà con đang gặp phải mà chưa có cách xử lý phù hợp. Loài này thường đục cành nhỏ trên tán lá, sau đó mới đục dần vào cành lớn đến thân. Quá trình này kéo dài sẽ ngăn cản quá trình vận chuyển dinh dưỡng trong cây làm xuất hiện tình trạng như: rối loạn trao đổi chất, tán lá héo xanh, héo vàng… có thể làm cho cây bị chết. Do đó, nếu như bà con không có các biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời thì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực không mong muốn.

Chiết cành sau bao lâu thì ra rễ?

Sau khi chiết từ 45-60 ngày, tùy theo mùa vụ và giống cây ăn quả khác nhau, quan sát thấy rễ mọc ra. Khi rễ đã chuyển từ màu trắng nõn sang màu vàng ngà hoặc hơi xanh thì có thể cưa cành chiết giâm vào vườn ươm.

Tại sao chiết cành mà không ra rễ?

- Vì khoanh vỏ chỗ cắt đã làm đứt mạch rây của cành nên chất hữu cơ do lá chế tạo ra vận chuyển về bị ứ đọng, tích tụ lại ở mép vỏ phía trên.

Chiết cây ổi vào tháng mấy?

Thời vụ chiết cành ổi Thời vụ cho chiết cành ổi tốt nhất là vụ xuân (tháng 3-4) và vụ thu (tháng 8-10). Trước khi chiết nên bón thêm phân kali thì dễ bóc vỏ, cây nhanh ra rễ, dễ tiếp hợp, tỷ lệ cây sống sẽ cao.

Cành chiết hoa hồng bao lâu thì ra hoa?

Tuổi của cành sử dụng cách chiết hoa hồng được tính bằng với tuổi của cây hồng mẹ, do đó sau 2 tháng tính từ ngày chiết thì hồng chiết bắt đầu nở hoa. Đợt hoa này khá xấu, đường kính nhỏ, form hoa méo mó nên cắt bỏ nụ để tập trung dinh dưỡng nuôi cây khỏe mạnh.