Chị sứ quê ở đâu

Tại lễ dâng hương, ông Trương Văn Minh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hòn Đất, đã đọc diễn văn tri ân nữ liệt sĩ AHLLVTND Phan Thị Ràng: Chị Phan Thị Ràng, bí danh Tư Phùng, sinh năm 1937, tại xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Chị sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Chị đã sớm giác ngộ, tự nguyện đi theo cách mạng khi tuổi đời còn rất trẻ. Năm 13 tuổi, Chị bắt đầu tham gia đội Thiếu niên cứu Quốc, được giao nhiệm vụ hoạt động trinh sát, phụ trách thanh vận, giao liên… Đến 1960, tổ chức phân công Chị về xã Thổ Sơn, xây dựng căn cứ, vận động quần chúng và tổ chức chiến đấu.

Đêm ngày 8, rạng ngày 9/1/1962, trên đường đi từ Hòn Me về Hòn Đất để tiếp cận với đồng đội chiến đấu, Chị Ràng bị địch phục kích bắt giữ. Chúng dùng nhiều thủ đoạn thâm độc, tra tấn hết sức tàn bạo và dã man, nhưng Chị vẫn một lòng kiên trung với cách mạng, không khai báo, giữ trọn khí tiết của người cộng sản cho đến hơi thở cuối cùng.

Chị Phan Thị Ràng đã hy sinh anh dũng lúc 13 giờ ngày 09/01/1962, khi vừa bước sang tuổi 25 tràn đầy sức sống, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho đồng chí, đồng đội và người dân Ba Hòn. Sự hy sinh bất khuất của Chị làm cho kẻ thù phải run sợ và khâm phục trước sự kiên trung, dũng cảm của người con gái xứ Hòn.

Chị Phan Thị Ràng hy sinh nhưng tấm gương của Chị vẫn sống mại với lịch sử đấu tranh cách mạng của Hòn Đất quê hương anh hung. Hình ảnh của Chị đã trở thành niềm cảm hứng dâng tràn trong tâm hồn nhà văn Anh Đức và thăng hoa trong tác phẩm văn học nổi tiếng “Hòn Đất” với nhân vật Chị Sứ, đã làm rung động hàng triệu trái tim người Việt Nam yêu nước.

Lễ dâng hương nhằm tôn vinh công lao của người chiến sĩ cách mạng đã hy sinh vì nền độc lập tự do của Tổ quốc - AHLLVTND Phan Thị Ràng. Chị đã trở thành tấm gương bất tử về lòng yêu nước, tinh thần anh dũng, kiên trung cho các thế hệ sau, đặc biệt là phụ nữ noi theo, ra sức phấn đấu, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước.

Trước đó đã diễn ra chương trình nghệ thuật với chủ đề “Hương Sứ đất Hòn” vớinhiều tiết mục đặc sắc mang đậm văn hóa Kiên Giang và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại Chương trình đã diễn ra hoạt động trao 57 phần quà “Học bổng Phan Thị Ràng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn,phấn đấu vươn lên trong học tập.

Chị sứ quê ở đâu

Du khách đến thăm gian trưng bày ở khu di tích Hòn Đất

Chị sứ quê ở đâu

(HBĐT) - Khi được tin chúng tôi có về miền biên viễn Kiên Giang ở phía Tây Nam của tổ quốc, một người bạn dạy ngữ văn ở thành phố Hoà Bình nhắn nhủ: “Đến huyện Hòn Đất, nhớ sưu tầm nhiều tư liệu về chị Sứ - Phan Thị Ràng và những chiến công của Hang Hòn trong những năm chống Mỹ”.

Bất cứ tuổi học sinh nào nếu đã được đọc, được học tác phẩm Hòn Đất của nhà văn Anh Đức, chắc chắn đều có những cảm nhận thiêng liêng về miền đất này. Chị Sứ, cùng chiến công của quân và dân Hang Hòn những năm đánh Mỹ hiện lên trong tác phẩm văn chương sao thật đẹp và oai hùng. Nhất là khi đạo diễn Hồng Sến chắp cánh cho tác phẩm Hòn Đất bằng bộ phim màu 2 tập cùng tên, thì chân dung chị Sứ cùng hào khí đánh giặc một thời càng được thể hiện đầy đủ, rõ nét và sâu đậm hơn. Hình ảnh những hàng dừa soi bóng trong đêm trăng, làn da trắng và mái tóc dài bồng bềnh của chị Sứ trong làn gió biển đêm trước ngày bị giặc bắt còn ám ảnh bao bạn đọc yêu văn chương. Chị Sứ chính là hình ảnh kết tinh của nguyên mẫu ngoài đời - nữ anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng.

Chiều nay, đi viếng mộ chị trong khu tưởng niệm (Khu di tích lịch sử thắng cảnh Hòn Đất -Hòn Me -Hòn Quéo tại xã Thổ Sơn), thật khó phân biệt đâu là chị Sứ, chị Ràng mà chỉ thấy điều chung nhất: những người phụ nữ miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước thật anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang...

Gặp bác Vũ Hoàng Giang, Chủ tịch Hội CCB huyện Hòn Đất, người đã trực tiếp chiến đấu ở Hòn Đất trong những ngày ác liệt đó (lúc đó, bác Giang là chiến sĩ quân Y). Câu chuyện của “Người trong cuộc” dường như không chỉ có chiến công mà có cả nước mắt bởi những mất mát, hy sinh: “Thời điểm đó, ác liệt và gian khổ quá trời. Bom đạn ngút trời. Tuy nhiên, quân và dân Hòn Đất vẫn một lòng vì cách mạng”... Xã Thổ Sơn (huyện Hòn Đất) được bao bọc bởi 3 hòn là hòn Sóc (thời chống Mỹ thuộc quyền kiểm soát của chính quyền nguỵ Sài Gòn), Hòn Đất và Hòn Me. Nhiều năm liền, Hòn Đất là căn cứ cách mạng thời kháng chiến chống Mỹ. Những năm ác liệt nhất, Hòn Đất được xem là pháo đài của lòng kiên trung, ý chí bất khuất của những chiến sĩ cách mạng trong mưa bom, bão đạn. Hơn 1000 người con nơi đây đã ngã xuống trên mảnh đất này. Lịch sử còn ghi mãi trận đánh 79 ngày đêm (năm 1969) và 132 ngày đêm (từ 6/1/1971 đến ngày 17/5/1971) ở Hòn Đất, Hòn Me. Trong bời bời khói lửa của cuộc chiến tranh, một xã Thổ Sơn hiên ngang không chịu khuất phục. Mỗi người con trên mảnh đất này, đều là chiến sĩ. Nhiều điển hình xuất sắc đã xuất hiện trong những ngày đánh giặc như Hà Văn Tý đại đội trưởng địa phương quân, Ngô Bé Hai trung đội trưởng trinh sát mưu trí, dũng cảm. có nhiều trận đánh vang dội làm địch khiếp sợ. Em Nguyễn Văn Kiên (15 tuổi) từng một mình chống trả cả trung đội địch và đã hy sinh tại Hang Hòn. Du kích già Sáu Lý, dù tuổi cao vẫn không rời trận địa... Trong cuộc ra quân chiến đấu vì độc lập dân tộc đó, chị Phan Thị Ràng cũng là một hình ảnh cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Chị sinh năm 1937, bí danh Tư Phùng, tham gia cách mạng từ năm 1950. Chị đã trải qua nhiều hoạt động như trinh sát, phụ trách công tác thanh vận, giao liên ở một số nơi như ở An Giang, Kiên Lương (Kiên Giang). Đêm 8 rạng ngày 9/1/1962 chị bị địch bắt khi trên đường đi làm nhiệm vụ. Kiên trung với Thổ Sơn, với Hòn Đất quê hương và các đồng đội, dù bị tra tấn hết sức dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết không chịu đầu hàng. Chính tinh thần  quả cảm đó, đã khích lệ các chiến sĩ Hòn Đất thêm chắc tay súng... Chị đã hy sinh lúc 01 giờ ngày 9/1/1962 khi vừa bước qua tuổi 25 dưới gốc xoài tại xã Thổ Sơn (nay là khu di tích). Ngày 20 tháng 12 năm 1994, chị Phan Thị Ràng được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân...

Ngay tại Hòn Đất, một ngôi trường đã được mang tên trường THPT Phan Thị Ràng (chị Sứ). Lớp lớp thế hệ học sinh Thổ Sơn, Hòn Đất trong hành trang đến trường, có những trang sử hào hùng của quê hương. Và cả chúng tôi nữa, trong buổi chiều đến thăm khu di tích Hòn Đất cũng không khỏi xúc động và cảm phục. Chị đã ngã xuống cho màu xanh hoà bình, no ấm thêm trải dài trên quê hương, xứ sở. Những người con của Hoà Bình và bao du khách khác đứng lặng yên trong nén hương thành kính....

                                                                         Bùi Huy

Phan Thị Ràng (1937 - 1962) tại xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, An Giang[1]. Bà là chiến sĩ được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, bà được biết là nguyên mẫu của nhân vật "chị Sứ" trong tác phẩm Hòn Đất[1].

Chị sứ quê ở đâu

Mộ Phan Thị Ràng

Phan Thị Ràng sinh năm 1937 tại tỉnh An Giang, có tên cách mạng là Tư Phùng, sống ở xã Bình Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Rạch Giá (ngày nay thuộc huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang)[2].

Năm 1950, bà tham gia vào đội thiếu niên cứu quốc, đến năm 1954 bắt đầu tham gia cách mạng và đổi tên là Tư Phùng. Năm 1959, Tư Phùng được dự một lớp học dự bị đảng viên và một lớp đào tạo cô đỡ để chuẩn bị hoạt động công khai[1].

Năm 1960, bà được giao phụ trách thanh niên đi phá đường, đắp cản và bao vây đồn bốt phía địch từ Vàm Rầy đến Tám Ngàn tại xã Thổ Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang). Tháng 1 năm 1962, phía Việt Nam Cộng hòa tập trung hơn 2.000 quân đánh vào vùng căn cứ của quân cách mạng ở Ba Hòn gồm Hòn Đất, Hòn Me và Hòn Sóc. Trong thời gian kháng chiến bà vừa liên lạc giữa các đơn vị trong khu căn cứ, vừa tổ chức vận động nhân dân đấu tranh chính trị, binh vận, phối hợp với các hoạt động quân sự buộc phía Việt Nam Cộng hòa phải bỏ dở cuộc càn quét[3].

Đêm ngày 8 rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 1962, bà đã bị bắt khi đang làm nhiệm vụ. Dù bị bắt và đưa ra điều kiện, kể cả nhục hình và dụ dỗ nhưng bà vẫn một lòng trung thành và cuối cùng tự sát khi vừa bước sang tuổi 25 (1962)[4].

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Phan Thị Ràng được nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân[5].

Một cuốn tiểu thuyết, Hòn Đất của nhà văn Anh Đức đã viết dựa trên những sự kiện của cuộc đời bà. Trên tinh thần này, một vở vũ kịch, Chị Sứ, do Xuân Định đạo diễn và Hoàng Vân sáng tác nhạc, cũng đã ra đời vào năm 1968 và được công diễn nhiều năm trên sân khấu Nhà Hát Lớn Hà Nội.

  • Tiểu thuyết Hòn Đất

  1. ^ a b c Kiên Giang: Kỷ niệm 50 năm ngày hy sinh của Chị Sứ, Theo VietnamPlus.
  2. ^ Ký sự nhiều kỳ về nữ liệt sĩ - anh hùng Phan Thị Ràng Lưu trữ 2012-09-02 tại Wayback Machine, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang
  3. ^ "Giải oan" cho chị Sứ (II) Lưu trữ 2013-03-24 tại Wayback Machine, Phụ nữ Today
  4. ^ Phan Thị Ràng, có bí danh là Tư Phùng, sinh năm 1937[liên kết hỏng], Tuổi trẻ Kiên Giang
  5. ^ Anh hùng Liệt sĩ Phan Thị Ràng, nguyên mẫu chị Sứ trong Hòn Đất Lưu trữ 2013-04-25 tại Wayback Machine, Tri ân Liệt sĩ

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Phan_Thị_Ràng&oldid=66790115”