Chi phí thuê nhà hợp lý tndn công văn

Căn cứ Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN, Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 hướng dẫn về thuế TNCN; Trường hợp theo hợp đồng lao động ,Công ty trả tiền thuê nhà cho chuyên gia nước ngoài ở để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, có hoá đơn chứng từ hợp pháp thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Khoản tiền thuê nhà do Công ty chi trả hộ: tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của chuyên gia theo số thực tế chi trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) của chuyên gia đó.

- Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

"1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  1. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  1. Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

…2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

…2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

…b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

…d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); ….”

- Căn cứ Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính (đã được sừa đổi bổ sung tại Điều 11 Thông tư số 92/2015 /TT-BTC) quy định về các khoản thu nhập chịu thuế:

“… 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

  1. Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

… đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; ...

…Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập…”

Căn cứ các quy định nêu trên Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn theo nguyên tắc như sau:

Trường hợp Công ty TNHH một thành viên (do một cá nhân làm chủ) của Độc giả có khoản chi phí thuê căn hộ cho Giám đốc điều hành (đồng thời là chủ sử hữu Công ty) đi công tác nếu được quy định tại Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty là khoản có tính chất tiền lương, tiền công thì khoản chi này không được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN.

Trung tâm kế toán Hà Nội hướng dẫn các bạn cách đưa tiền thuê nhà vào chi phí hợp lý. Đây là vấn đề mà rất nhiều các bạn kế toán mới vào nghề quan tâm. Các bạn theo dõi xử lý như dưới đây nhé:

– Để khoản chi phí tiền thuê nhà là chi phí hợp lý thì bạn cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:

1. Nếu tổng tiền thuê nhà < 100tr/năm:

Theo khoản 7 điều 1 Thông tư 119/2014/TT- BTC:

– Những hộ gia đình, cá nhân cho thuê tài sản mà tổng số tiền thuê nhà < 100 tr/năm hoặc < 8,4 triệu/tháng thì: Không phải khai, nộp thuế GTGT, TNCN và cơ quan thuế không cấp hóa đơn lẻ (Như vậy là không có hóa đơn).

– Từ ngày 1/1/2017 theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP: Nếu cá nhân, hộ kinh doanh có Doanh thu < 100tr/năm thì sẽ được miễn thuế Môn bài

KẾT LUẬN:

– Từ ngày 1/1/2017 nếu cá nhân cho thuê nhà mà có Doanh thu hàng năm từ 100tr trở xuống thì sẽ: KHÔNG phải nộp thuế Môn bài, TNCN, GTGT.

Như vậy: Nếu DN bạn đi thuê nhà (văn phòng) mà Tổng số tiền thuê nhà < 100 tr/năm : -> Nếu muốn đưa vào chi phí hợp lý thì cần 1 bộ hồ sơ gồm:

– Hợp đồng thuê nhà (Từ ngày 1/7/2015 thì không bắt buộc phải công chứng, Theo văn bản số 4528/TCT-PC ngày 02/11/2015 của Tổng cục Thuế) – Chứng từ thanh toán tiền thuê nhà (Không nhất thiết phải chuyển khoản cũng được theo điểm 2.4 khoản 2 điều 4 Thông tư 96, vì không có hóa đơn). – Bảng kê 01/TNDN (ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC).

Tải về: Mẫu 01/TNDN bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn

– Bảng kê 01/TNDN: Lập khi nào trả tiền thuê nhà, và lưu tại DN (Trên đó phải có chữ ký của GĐ hoặc người được ủy quyền)

2. Nếu tổng tiền thuê nhà > 100tr/năm:

– Nếu tổng số tiền nhà mà > 100.000.000/năm: Thì hộ gia đình, cá nhân cho thuê (hoặc bên DN thuê nộp thay) phải khai, nộp thuế. Dựa vào chứng từ nộp thuế đó (Không cần hóa đơn) DN được hạch toán vào chi phí, cụ thể như sau:

  1. Các loại thuế phải nộp khi cho thuê nhà:

a.1, Thuế Môn Bài.

Doanh thu bình quân năm Mức phí môn bài cả năm Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm 1.000.000 đồng/năm Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm 500.000 đồng/năm Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm 300.000 đồng/năm.

– Nếu phát sinh trong thời gian 6 tháng cuối năm (tức là từ ngày 1/7) thì nộp 1/2 mức thuế cả năm

Xem thêm: Các mức lệ phí môn bài mới nhất

a.2, Thuế Giá trị gia tăng.

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu X 5%

a.3, Thuế Thu nhập cá nhân.

Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu X 5%

  1. Ai là người phải nộp thuế:

1. Theo Công văn 2994/TCT-TNCN ngày 24/7/2015 (Có hiệu lực từ ngày 30/7/2015) của Tổng cục thuế:“2. Đối với cá nhân cho thuê tài sản – Cá nhân cho thuê tài sản trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế, hoặc – Bên thuê tài sản khai và nộp thuế thay nếu trong hợp đồng có thoả thuận bên thuê là người nộp thuế.2. Theo điều 4 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 (Có hiệu lực từ ngày 30/7/2015) “b) Đối với cá nhân cho thuê tài sản thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGTvà không phải nộp thuế TNCN là tổng doanh thu phát sinh trong năm dương lịch của các hợp đồng cho thuê tài sản.

Ví dụ: Bà C ký hợp đồng cho thuê nhà trong 02 năm – tính theo 12 tháng liên tục – với thời gian cho thuê là từ tháng 10 năm 2015 đến hết tháng 9 năm 2017, tiền thuê là 10 triệu đồng/tháng. Như vậy, doanh thu từ hoạt động cho thuê nhà của Bà C xác định như sau:

Năm 2015, Bà C cho thuê nhà 03 tháng (từ tháng 10 đến hết tháng 12) với doanh thu cho thuê là: 03 tháng x 10 triệu đồng = 30 triệu đồng (< 100 triệu đồng). Như vậy, năm 2015 Bà C không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê nhà.

Năm 2016, Bà C cho thuê nhà 12 tháng (từ tháng 01 đến hết tháng 12), với doanh thu cho thuê là: 12 tháng x 10 triệu đồng = 120 triệu đồng (> 100 triệu đồng). Như vậy, năm 2016 Bà C phải nộp thuế giá trị gia tăng, phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê nhà.

Năm 2017, Bà C cho thuê nhà 09 tháng (từ tháng 01 đến hết tháng 9), với doanh thu từ hoạt động cho thuê là: 09 tháng x 10 triệu đồng = 90 triệu đồng (< 100 triệu đồng). Như vậy, năm 2017 Bà C không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê nhà.”

Như vậy: Nếu trên hợp đồng thuê nhà thể hiện là bên thuê (tức là DN) nộp thay thì bên DN phải đi nộp tờ khai và tiền thuế nhé.

  1. Hồ sơ nộp thuế gồm có:

– Hợp đồng thuê nhà. – Giấy chứng minh phô tô công chứng của cá nhân cho thuê nhà. – Tờ khai thuế cho thuê tài sản Mẫu 01/TTS (Ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC) – Phụ lục theo mẫu số 01-1/BK-TTS (nếu là lần khai thuế đầu tiên của Hợp đồng hoặc Phụ lục hợp đồng); – Tờ khai lệ phí môn bài theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP.

– Mỗi loại 2 bản

  1. Thời hạn nộp tờ khai và nộp tiền thuế:

– Thời hạn nộp Tờ khai lệ phí môn bài: Ngày cuối cùng của tháng ký hợp đồng thuê nhà.

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế (Tờ khai cho thuê TS Mẫu 01/TTS) đối với cá nhân khai thuế theo kỳ hạn thanh toán chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý bắt đầu thời hạn cho thuê.

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân khai thuế một lần theo năm chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

NHƯ VẬY:

DN cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ như sau là được hạch toán và ghi vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN:

– Hợp đồng thuê nhà – Chứng từ thanh toán tiền thuê nhà (Không nhất thiết phải chuyển khoản cũng được theo điểm 2.4 khoản 2 điều 4 Thông tư 96, vì không có hóa đơn). – Chứng từ nộp thuế thay chủ nhà và hồ sơ nộp thuế thay. (Nếu trong hợp đồng thảo thuận DN nộp thay)

Chú ý: Nếu DN thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế và DN nộp thuế thay cho cá nhân thì DN được tính vào chi phí tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay

Hà Nội xin chúc các bạn thành công. Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về thuế, báo cáo tài chính thì có thể có tham gia: Lớp học kế toán tổng hợp thực tế chuyên sâu.