Chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ là gì

Chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ là gì

Niên giám thống kê Đà Nẵng 2007

Tài khoản Quốc gia và ngân sách Nhà nước

Tổng sản phẩm trong nước (tiếng Anh viết tắt là GDP) là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.

Tổng sản phẩm trong nước được tính theo ba phương pháp: phương pháp sản xuất, phương pháp chi tiêu và phương pháp thu nhập.

Theo phương pháp sản xuất, tổng sản phẩm trong nước bằng tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài. Giá trị tăng thêm của từng ngành và từng thành phần kinh tế bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian.

Theo phương pháp chi tiêu (còn gọi là sử dụng tổng sản phẩm trong nước) tổng sản phẩm trong nước là tổng của tiêu dùng cuối cùng, tích luỹ tài sản và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Vì có chênh lệch nhỏ trong ước lượng tổng sản phẩm trong nước theo phương pháp sản xuất và tiêu dùng cuối cùng cũng như trong cơ sở dữ liệu nên trong sử dụng tổng sản phẩm trong nước còn có khoản mục “sai số thống kê”, là số chênh lệch giữa hai phương pháp.

Theo phương pháp thu nhập, tổng sản phẩm trong nước là tổng thu nhập được tạo ra bởi các đơn vị thường trú và được phân phối lần đầu cho tất cả các đơn vị thường trú và không thường trú. Tổng sản phẩm trong nước bao gồm (1) Thu nhập từ sản xuất của người lao động (lương, trích bảo hiểm xã hội trả thay lương, thu nhập khác từ sản xuất); (2) Thuế sản xuất (Không bao gồm thuế lợi tức, thuế thu nhập và các lệ phí khác không coi là thuế sản xuất); (3) Khấu hao tài sản cố định; (4) Giá trị thặng dư và (5) Thu nhập hỗn hợp từ sản xuất.

Tổng sản phẩm trong nước được tính theo giá thực tế và giá so sánh.

Tổng thu nhập quốc gia (tiếng Anh viết tắt là GNI, trước đây gọi là tổng sản phẩm quốc gia-GNP) là tổng thu nhập lần đầu được tạo ra bởi các yếu tố sản xuất thuộc sở hữu của một quốc gia bất kể thu nhập này được tạo ra ở trong nước hay ở ngoài nước trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm. Khác với tổng sản phẩm trong nước, là chỉ tiêu chỉ quan tâm tới thu nhập được tạo ra bởi các yếu tố sản xuất diễn ra trong nước, tổng thu nhập quốc gia bằng tổng sản phẩm trong nước cộng với thu nhập yếu tố thuần (nghĩa là cộng với thu nhập yếu tố từ nước ngoài trừ đi chi trả yếu tố cho nước ngoài).

Thu nhập yếu tố bao gồm: (1) Thu nhập tiền công của lao động thường trú đi làm cho nước ngoài hoặc chi trả tiền công cho người không thường trú từ nước ngoài đến làm ở nước sở tại; (2) Thu nhập/ chi trả lãi tiền vay, công trái, cổ phiếu, trái phiếu, tiền tiết kiệm, lợi tức kinh doanh; (3) Thu nhập/chi trả lợi tức cho thuê, hoặc đi thuê tài nguyên, vùng trời, vùng biển, căn cứ quân sự.

Khu vực kinh tế thuộc hệ thống tài khoản quốc gia là sự phân chia nền kinh tế thành ba nhóm ngành, trong đó:

Khu vực I, Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, gồm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

Khu vực II, Công nghiệp và xây dựng, gồm các ngành công nghiệp mỏ và khai khoáng; công nghiệp chế biến; sản xuất và cung cấp điện, ga và khí đốt; xây dựng.

Khu vực III, Dịch vụ gồm các ngành dịch vụ ngoài hai khu vực I và II.

Tiêu dùng cuối cùng là tổng chi cho tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ của các đơn vị thường trú trong năm báo cáo, bao gồm chi mua hàng hóa và dịch vụ của các đơn vị kinh tế trong nước và nước ngoài để thoả mãn các nhu cầu về đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần. Tiêu dùng cuối cùng được chia thành tiêu dùng cuối cùng thực tế của Chính phủ và tiêu dùng cuối cùng thực tế của hộ gia đình. Tiêu dùng cuối cùng được tính theo nguyên tắc "người sử dụng hàng hóa và dịch vụ là người tiêu dùng cuối cùng".

Tiêu dùng cuối cùng thực tế của Chính phủ là các khoản chi cho tiêu dùng các dịch vụ công do Chính phủ cung cấp cho toàn xã hội.

Tiêu dùng cuối cùng thực tế của hộ gia đình là (1) tổng các khoản chi của các hộ thường trú cho tiêu dùng cuối cùng hàng hóa và dịch vụ, nghĩa là các khoản chi do hộ trực tiếp trả và (2) các khoản tính là tiêu dùng của hộ. Các khoản tính là tiêu dùng của hộ gồm các khoản hộ được trả bằng hiện vật, và chuyển nhượng bằng hiện vật; Hàng hóa và dịch vụ hộ tự sản tự tiêu; Dịch vụ trung gian tài chính, bảo hiểm do các đơn vị tài chính bảo hiểm cung cấp.

Tổng tích luỹ tài sản là tổng tích luỹ tài sản cố định và thay đổi tồn kho.

Tổng tích luỹ tài sản cố định là tổng trị giá tài sản cố định mà đơn vị thường trú mua vào, xây dựng mới, tự sản để dùng và nhận chuyển nhượng trong năm sau khi trừ đi phần giá trị tài sản cố định đã được bán và chuyển nhượng ra ngoài.

Thay đổi tồn kho là trị giá thay đổi tồn kho tài sản lưu động theo giá thị trường, là chênh lệch giữa giá trị tài sản lưu động cuối kỳ và đầu kỳ. Thay đổi có thể tăng hoặc giảm. Tồn kho bao gồm nguyên vật liệu đã được các đơn vị sản xuất mua cũng như tồn kho thành phẩm, bán thành phẩm và công trình dở dang.

Chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (hay xuất khẩu thuần hàng hóa dịch vụ) là hiệu số của xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ trừ đi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ bao gồm toàn bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ được mua bán, trao đổi, chuyển nhượng giữa các đơn vị, tổ chức, cá nhân dân cư là đơn vị thường trú của Việt Nam với các đơn vị không thường trú (giữa các đơn vị thường trú của Việt Nam với nước ngoài).

Trong tài khoản quốc gia, xuất khẩu và nhập khẩu đều tính theo giá FOB, không bao gồm các chi phí về vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa từ cảng nước xuất khẩu đến Việt Nam.

Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Thu ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo qui định của pháp luật; các khoản do Nhà nước vay để bù đắp bội chi được đưa vào cân đối ngân sách Nhà nước.

Chi ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo qui định của pháp luật.

[2] Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

Chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ là gì

Bản đồ các nền kinh tế thế giới theo quy mô GDP (danh nghĩa) tính bằng USD, nguồn World Bank[1][2], 2014[3]

Gần đây, trong các tài liệu thống kê mang tính nghiêm ngặt, thuật ngữ tiếng Anh national gross domestic product- NGDP hay được dùng để chỉ tổng sản phẩm quốc nội, regional (hoặc provincial) gross domestic product- RGDP hay dùng để chỉ tổng sản phẩm nội địa của địa phương. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó.

Mục lục

  • 1 Phương pháp tính GDP
    • 1.1 Phương pháp chi tiêu
    • 1.2 Phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí
    • 1.3 Phương pháp giá trị gia tăng
  • 2 GDP danh nghĩa và thực tế
  • 3 GDP bình quân đầu người
  • 4 Các thành phần của GDP
  • 5 Phân biệt GDP với GNP
  • 6 So sánh xuyên quốc gia
  • 7 Các vấn đề
  • 8 Danh sách quốc gia theo GDP
  • 9 Xem thêm
    • 9.1 Tính toán
  • 10 Dữ liệu
    • 10.1 Các ấn phẩm liên quan
  • 11 Tham khảo
  • 12 Liên kết ngoài

Phương pháp tính GDPSửa đổi

Phương pháp chi tiêuSửa đổi

Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng. Như vậy trong một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm.

GDP (Y) là tổng của tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi tiêu chính phủ (G)cán cân thương mại (xuất khẩu ròng, X - M).

Y = C + I + G + (X - M)

Chú giải:

  • TIÊU DÙNG - consumption (C) bao gồm những khoản chi cho tiêu dùng cá nhân của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ. (xây nhà và mua nhà không được tính vào TIÊU DÙNG mà được tính vào ĐẦU TƯ TƯ NHÂN).
  • ĐẦU TƯ - investment (I) là tổng đầu tư ở trong nước của tư nhân. Nó bao gồm các khoản chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị và nhà xưởng hay sự xây dựng, mua nhà mới của hộ gia đình. (lưu ý hàng hóa tồn kho khi được đưa vào kho mà chưa đem đi bán thì vẫn được tính vào GDP)
  • CHI TIÊU CHÍNH PHỦ - government purchases (G) bao gồm các khoản chi tiêu của chính phủ cho các cấp chính quyền từ TW đến địa phương như chi cho quốc phòng, luật pháp, đường sá, cầu cống, giáo dục, y tế,... Chi tiêu chính phủ không bao gồm các khoản CHUYỂN GIAO THU NHẬP như các khoản trợ cấp cho người tàn tật, người nghèo,...
  • XUẤT KHẨU RÒNG - net exports (NX)= Giá trị xuất khẩu (X)- Giá trị nhập khẩu(M)

Phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phíSửa đổi

Theo phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí, tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương (wage), tiền lãi (interest), lợi nhuận (profit) và tiền thuê (rent); đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng của xã hội.

GDP=W+R+i+Pr+Ti+De

Trong đó

  • W là tiền lương
  • R là tiền cho thuê tài sản
  • i là tiền lãi
  • Pr là lợi nhuận
  • Ti là thuế gián thu ròng
  • De là phần hao mòn (khấu hao) tài sản cố định

Phương pháp giá trị gia tăngSửa đổi

Giá trị gia tăng của doanh nghiệp ký hiệu là (VA), giá trị tăng thêm của một ngành (GO), giá trị tăng thêm của nền kinh tế là GDP

VA = Giá trị thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp - Giá trị đầu vào được chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất

Giá trị gia tăng của một ngành (GO)

GO =∑ VAi (i=1,2,3,..,n)

Trong đó:

  • VAi là giá trị tăng thêm của doanh nghiệp i trong ngành
  • n là số lượng doanh nghiệp trong ngành

Giá trị gia tăng của nền kinh tế GDP

GDP =∑ GOj (j=1,2,3,..,m)

Trong đó:

  • GOj là giá trị gia tăng của ngành j
  • m là số ngành trong nền kinh tế

Lưu ý là kết quả tính GDP sẽ là như nhau với cả ba cách trên. Ở Việt Nam GDP được tính toán bởi Tổng cục thống kê dựa trên cơ sở các báo cáo từ các đơn vị, tổ chức kinh tế cũng như báo cáo của các Cục thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Còn ở Mỹ GDP được tính toán bởi Cục phân tích kinh tế.

GDP danh nghĩa và thực tếSửa đổi

GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ đó. Do vậy còn gọi là GDP theo giá hiện hành

GDPin=∑QitPit

Sự gia tăng của GDP danh nghĩa hàng năm có thể do lạm phát.

Trong đó:

  • i: loại sản phẩm thứ i với i =1,2,3...,n
  • t: thời kỳ tính toán
  • Q (quantum): số lượng sản phẩm; Qi: số lượng sản phẩm loại i
  • P (price): giá của từng mặt hàng; Pi: giá của mặt hàng thứ i.

GDP thực tế là tổng sản phẩm nội địa tính theo sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của năm nghiên cứu còn giá cả tính theo năm gốc do đó còn gọi là GDP theo giá so sánh. Theo cách tính toán về tài chính-tiền tệ thì GDP thực tế là hiệu số của GDP tiềm năng trừ đi chỉ số lạm phát CPI trong cùng một khoảng thời gian dùng để tính toán chỉ số GDP đó.

GDP thực tế được đưa ra nhằm điều chỉnh lại của những sai lệch như sự mất giá của đồng tiền trong việc tính toán GDP danh nghĩa để có thể ước lượng chuẩn hơn số lượng thực sự của hàng hóa và dịch vụ tạo thành GDP. GDP thứ nhất đôi khi được gọi là "GDP tiền tệ" trong khi GDP thứ hai được gọi là GDP "giá cố định" hay GDP "điều chỉnh lạm phát" hoặc "GDP theo giá năm gốc" (Năm gốc được chọn theo luật định).

GDP bình quân đầu ngườiSửa đổi

GDP bình quân đầu người của một quốc gia hay lãnh thổ tại một thời điểm nhất định là giá trị nhận được khi lấy GDP của quốc gia hay lãnh thổ này tại thời điểm đó chia cho dân số của nó cũng tại thời điểm đó.

Các thành phần của GDPSửa đổi

GDP có thể tính là tổng của các khoản tiêu dùng, hoặc tổng của các khoản chi tiêu, hoặc tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế. Về lý thuyết, dù theo cách tính nào cũng cho kết quả tính GDP như nhau. Nhưng trong nhiều báo cáo thống kê, lại có sự chênh lệch nhỏ giữa kết quả theo ba cách tính. Đó là vì có sai số trong thống kê.

Theo cách tính GDP là tổng tiêu dùng, các nhà kinh tế học đưa ra một công thức như sau:

GDP = C + I + G + NX

Trong đó các ký hiệu:

  • C là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế.
  • I là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được coi là tiêu dùng của các nhà đầu tư. Lưu ý, đừng lẫn lộn điều này với đầu tư mang tính đầu cơ tích trữ vào thị trường chứng khoán và trái phiếu.
  • G là tổng chi tiêu của chính quyền (tiêu dùng của chính quyền). Quan hệ của phần này đối với các phần còn lại của GDP được mô tả trong lý thuyết khả dụng (có thể đem đi tiêu).
  • NX là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế. Nó bằng xuất khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế khác đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế trong tính toán sản xuất) - nhập khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế trong tính toán đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế khác sản xuất).

Ba thành phần đầu đôi khi được gọi chung là "nội nhu", còn thành phần cuối cùng là "ngoại nhu".

GDP theo cách tính tổng chi phí (lúc này không gọi là GDP nữa, mà gọi là tổng chi tiêu nội địa hay GDE (viết tắt của Gross Domestic Expenditure) được tính toán tương tự, mặc dù trong công thức tính tổng chi phí không kê khai những khoản đầu tư ngoài kế hoạch (bỏ hàng tồn kho vào cuối chu kỳ báo cáo) và nó phần lớn được sử dụng bởi các nhà kinh tế lý thuyết.

Phân biệt GDP với GNPSửa đổi

GDP khác với tổng sản phẩm quốc dân (GNP) ở chỗ loại bỏ việc chuyển đổi thu nhập giữa các quốc gia, nó được quy theo lãnh thổ mà sản phẩm được sản xuất ở đó hơn là thu nhập nhận được ở đó. Chẳng hạn như một nhà máy sản xuất đồ ăn nhanh đặt tại Việt Nam do công dân Mỹ đầu tư để tiêu thụ nội địa. Khi đó mọi thu nhập từ nhà máy này sau khi bán hàng được tính vào GDP của Việt Nam, tuy nhiên lợi nhuận ròng thu được (sau khi khấu trừ thuế phải nộp và trích nộp các quỹ phúc lợi) cũng như lương của các công nhân Mỹ đang làm việc trong nhà máy được tính là một bộ phận trong GNP của Mỹ.

So sánh xuyên quốc giaSửa đổi

GDP của các quốc gia khác nhau có thể so sánh bằng cách chuyển đổi giá trị của chúng (tính theo nội tệ) sang bằng một trong hai phương thức sau:

  • Tỷ giá hối đoái hiện tại: GDP được tính theo tỷ giá hối đoái thịnh hành trên các thị trường tiền tệ quốc tế.
  • Ngang giá sức mua hối đoái: GDP được tính theo sự ngang giá của sức mua (tiếng Anh: purchasing power parity hay viết tắt: PPP) của mỗi loại tiền tệ tương đối theo một chuẩn chọn lựa (thông thường là đồng đôla Mỹ).

Thứ bậc tương đối của các quốc gia có thể lệch nhau nhiều giữa hai xu hướng tiếp cận kể trên.

Phương pháp tính theo sự ngang giá của sức mua tính toán hiệu quả tương đối của sức mua nội địa đối với những nhà sản xuất hay tiêu thụ trung bình trong nền kinh tế. Nó có thể sử dụng để làm chỉ số của mức sống đối với những nước chậm phát triển là tốt nhất vì nó bù lại những điểm yếu của đồng nội tệ trên thị trường thế giới.

Phương pháp tính theo tỷ giá hối đoái hiện tại chuyển đổi giá trị của hàng hóa và dịch vụ theo các tỷ giá hối đoái quốc tế. Nó là chỉ thị tốt hơn của sức mua quốc tế của đất nước và sức mạnh kinh tế tương đối.

Các vấn đềSửa đổi

Mặc dù GDP được sử dụng rộng rãi trong kinh tế, giá trị của nó như là một chỉ số vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi. Sự phê phán sử dụng GDP bao hàm các điểm sau:

  • Kết quả tính GDP theo các phương thức khác nhau làm người ta bối rối, nhất là khi so sánh xuyên quốc gia.
  • GDP, như một chỉ số về kích cỡ của nền kinh tế, nhưng lại không chuẩn xác trong đánh giá mức sống.
  • GDP không tính đến kinh tế ngầm, kinh tế phi tiền tệ như kinh tế trao đổi, các công việc tình nguyện, chăm sóc trẻ em miễn phí do các ông bố bà mẹ (không làm việc) đảm nhiệm hay sản xuất hàng hóa tại gia đình, giá trị của thời gian nghỉ ngơi và ô nhiễm môi trường. Vì vậy, tại các nước mà việc kinh doanh thực thi một cách không chính thức chiếm phần lớn thì số liệu của GDP sẽ kém chính xác.
  • GDP không tính đến tính hài hòa của sự phát triển. Ví dụ một nước có thể có tốc độ tăng trưởng GDP cao do khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.
  • GDP tính cả những công việc không đem lại lợi ích ròng và không tính đến những hiệu ứng tiêu cực. Ví dụ, một xí nghiệp làm tăng GDP nhưng gây ô nhiễm một con sông và người ta phải đầu tư để cải tạo lại môi trường. Việc này cũng làm tăng GDP.
  • GDP cũng không cho ta sự phản ánh trung thực của sự phân chia lợi ích trong phạm vi đất nước. Có thể có những nhóm người không thu được lợi ích gì từ lợi ích kinh tế chung. GDP cao có thể là kết quả của một số người giàu có đem lại cho nền kinh tế trong khi phần lớn dân chúng sống dưới mức nghèo khổ.

Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng việc tìm một chỉ số khác thay thế GDP cũng rất khó khăn. Một sự thay thế được biết đến là Chỉ số tiến bộ thực sự (GPI) được cổ động bởi Đảng Xanh của Canada. GPI đánh giá chính xác như thế nào thì chưa chắc chắn; một công thức được đưa ra để tính nó là của Redefining Progress, một nhóm nghiên cứu chính sách ở San Francisco.

Danh sách quốc gia theo GDPSửa đổi

  • Danh sách quốc gia theo GDP danh nghĩa năm 2008
  • Danh sách các quốc gia theo GDP danh nghĩa 2009
  • Danh sách các quốc gia theo GDP danh nghĩa 2010
  • Danh sách các quốc gia theo GDP danh nghĩa 2011
  • Danh sách các quốc gia theo GDP danh nghĩa 2012
  • Danh sách quốc gia theo GDP (PPP) năm 2008
  • Danh sách quốc gia châu Phi theo GDP
  • Danh sách quốc gia châu Á theo GDP
  • Danh sách quốc gia châu Âu theo GDP
  • Danh sách các thành phố theo GDP

Xem thêmSửa đổi

  • Chỉ số giảm phát GDP
  • Tổng giá trị gia tăng
  • Tổng sản lượng quốc gia
  • Các chỉ số kinh tế
  • GDP tự nhiên
  • Sự phát triển phi kinh tế
  • Giá trị gia tăng
  • Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
  • Lỗ hổng sản lượng

Tính toánSửa đổi

  • Phân loại sản phẩm theo hoạt động (CPA)
  • Tính toán gián tiếp các dịch vụ tài chính trung gian (FISIM)

Dữ liệuSửa đổi

Danh sách đầy đủ các quốc gia theo GDP: Purchasing Power Parity Method và Current Exchange Rate Method

Các ấn phẩm liên quanSửa đổi

  • Limitations of GDP Statistics by Schenk, Robert. Lưu trữ 2006-03-07 tại Wayback Machine
  • whether output and CPI inflation are mismeasured, by Nouriel Roubini and David Backus, in Lectures in Macroeconomics
  • Ch. 22. Measuring the National Economy, by Dr. Roger A. McCain Lưu trữ 2009-04-28 tại Wayback Machine

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ https://www.mmwarburggruppe.com/export/download/mmwarburg.com/geschaeftsberichte/WEB_MMW_GB_2017_DE.pdf[liên kết hỏng]
  2. ^ a b https://www.hapag-lloyd.com/de/products/fleet/vessel.html
  3. ^ “GDP (Official Exchange Rate)” (PDF). World Bank. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2015.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Rank Order - GDP - per capita Lưu trữ 2006-10-04 tại Wayback Machine