Chủ tịch nước 2022 là ai

Chủ tịch nước Trần Đại Quang, một trong ba lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam, vừa qua đời ở tuổi 62 vì mắc “virus hiếm và độc hại”, truyền thông nhà nước dẫn lời người chuyên trách về sức khỏe của cán bộ Trung ương cho biết hôm 21/9.

“Các giáo sư, bác sĩ Nhật đã chữa trị và củng cố sức khoẻ cho Chủ tịch nước khoảng một năm nay. Tuy nhiên, bệnh này trên thế giới chưa có thuốc để điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể chặn lại và đẩy lùi một thời gian”, VnExpress dẫn lời ông Nguyễn Quốc Thiệu, Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết.

Vẫn theo nguồn tin trên, ông Trần Đại Quang đã được phát hiện “mắc loại bệnh virus hiếm và độc hại” từ tháng 7 năm ngoái và đã đi Nhật 6 lần để chữa trị.

Ông Trần Đại Quang nhập viện Trung ương Quân đội 108 vào chiều 20/9 và qua đời khoảng 10:05 sáng 21/9 sau khi rơi vào tình trạng hôn mê hoàn toàn, theo VnExpress.

Ông Trần Đại Quang tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước vào năm 2016. Kể từ đó, ông thường xuyên có mặt trong tất cả các sự kiện quan trọng bên cạnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Vì vậy, khoảng thời gian ông đột nhiên vắng mặt trên các bản tin ngay vào thời điểm diễn ra Hội nghị Trung ương 7 hồi tháng 5 đã làm dấy lên nhiều đồn đoán về tình trạng sức khỏe của ông có liên quan đến cuộc chiến giành quyền lực trong nội bộ đảng Cộng sản. Một số nguồn tin nói ông đã bị thay thế “vì lý do sức khỏe”.

“Các chuyên gia tin rằng ông nắm giữ phần lớn quyền lực trong cuộc chiến lãnh đạo đất nước”, theo NPR.

Ông Trần Đại Quang đã không xuất hiện trước công chúng vài tuần trước khi cái chết của ông được công bố.

Ông Trần Đại Quang sinh ngày 12/10/1956, quê ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Trước khi lên làm chủ tịch nước, ông Quang từng có nhiều năm là cán bộ Cục bảo vệ chính trị, Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, sau đó làm Thứ trưởng Công an là trở thành người đứng đầu Bộ Công an, cơ quan thường xuyên bị các nhà phê bình quốc tế chỉ trích về hồ sơ nhân quyền tại Việt Nam (theo NPR) vào tháng 8/2011.

Nhiều đại diện ngoại giao của các nước đã gửi lời chia buồn với Việt Nam.

“Thay mặt Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, tôi xin gửi lời chia buồn chân thành về việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần. Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm thông tới gia đình ông và nhân dân Việt Nam vào thời khắc đau buồn này”, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink viết trên trang Facebook.

“Chủ tịch nước Trần Đại Quang là một người bạn của mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam. Sự tiếp đón của ông trong chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Donald J. Trump tới Hà Nội vào tháng 11 năm 2017 đã giúp đưa mối Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam lên tầm cao mới trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, có lợi ích chung và mong muốn chung nhằm thúc đẩy hòa bình, hợp tác, thịnh vượng và an ninh trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, người đại diện chính phủ Mỹ nói về Chủ tịch Trần Đại Quang trong thư chia buồn.

Đại sứ quán Nga cũng bày tỏ chia buồn với Việt Nam.

“Chúng tôi xin bày tỏ những lời chia buồn sâu sắc nhất về việc Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, đồng chí Trần Đại Quang từ trần”, theo thông cáo đăng trên trang Twitter của cơ quan đại diện ngoại giao Nga.

Theo luật Việt Nam, sau khi ông Quang qua đời, Phó Chủ tịch nước là bà Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ lên nắm giữ quyền Chủ tịch nước cho tới khi Quốc hội bầu ra chủ tịch mới.

Chủ tịch nước 2022 là ai
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Bounnhang Vorachith. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bounnhang Vorachith và đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Lào sang tham dự Đối thoại Cấp cao APEC - ASEAN trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, góp phần vào thành công chung của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.

Chủ tịch nước cảm ơn tấm lòng tương thân tương ái của Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào anh em, cho đây là nguồn động viên to lớn đối với lãnh đạo và nhân dân các tỉnh miền Trung Việt Nam trong giải quyết các hậu quả do thiên tai gây ra, là cử chỉ tốt đẹp thể hiện tình cảm anh em đồng chí đồng cam cộng khổ, luôn bên nhau trong khó khăn.

Chủ tịch  nước chúc mừng những thành tựu to lớn, quan trọng trên các lĩnh vực đối nội và đối ngoại mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào đã đạt được trong thời gian qua, tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Lào, nhân dân các bộ tộc Lào sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 8 (2016-2020), xây dựng đất nước Lào ngày càng phồn vinh và thịnh vượng; khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và ủng hộ nhân dân các bộ tộc Lào anh em trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith nhiệt liệt chúc mừng và bày tỏ tin tưởng Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 và Năm APEC 2017 sẽ thành công tốt đẹp. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào cảm ơn Việt Nam đã mời Lào tham dự Đối thoại Cấp cao APEC - ASEAN với tư cách khách mời; nhấn mạnh Hội nghị APEC lần này có ý nghĩa trọng đại, góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Nhân dịp này, đồng chí Bounnhang Vorachith đã chuyển lời thăm hỏi tới đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo Việt Nam, đồng thời cảm ơn chân thành Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã giúp Lào trong suốt thời kỳ đấu tranh bảo vệ đất nước và trong xây dựng đất nước hiện nay.

Tổng Bí thư Chủ tịch nước Lào, thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào ủng hộ 100.000 USD cho nhân dân các địa phương miền Trung chịu hậu quả nặng nề của cơn bão Damrey vừa qua.

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng trước các hoạt động kỷ niệm sôi nổi, liên tục và diễn ra rộng rãi trên nhiều địa phương của cả Việt Nam và Lào trong Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào, góp phần tăng cường sự hiểu biết sâu sắc của nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ, về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào; khẳng định cùng nhau thúc đẩy hiệu quả hợp tác song phương trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục-đào tạo, văn hóa… cũng như sự phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhắc lại lời mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bounnhang Vorachith thăm hữu nghị chính thức Việt Nam vào cuối năm để cùng tổng kết, đánh giá Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào. Tổng Bí thư, Chủ tịch Bounnhang Vorachith đã vui vẻ nhận lời./.

(BNG)


Ông Trần Đại Quang để lại dấu ấn đậm nét trong mắt bạn bè quốc tế trên cương vị là Chủ tịch nước và trước đó khi ông làm lãnh đạo Bộ Công an đã trực tiếp chỉ đạo phá các đại án.

Chủ tịch nước 2022 là ai

Chủ tịch nước Trần Đại Quang sánh bước cùng lãnh đạo các nền kinh tế lớn như Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại APEC 2017 diễn ra ở Đà Nẵng.

Dấu ấn ngoại giao Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã hoàn thành xuất sắc trọng trách đại diện cho đất nước đón tiếp, chủ trì các cuộc họp quan trọng nhất, bàn thảo chân tình, thẳng thắn về những vấn đề lớn của APEC với những người đứng đầu các quốc gia thành viên APEC và thế giới. Chủ tịch nước để lại nhiều dấu ấn đối ngoại trong sự kiện Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Việt Nam. Đây là một trong những sự kiện ngoại giao, kinh tế lớn nhất của đất nước trong năm 2017.

Chủ tịch nước 2022 là ai

 Chủ tịch nước Trần Đại Quang sánh bước cùng lãnh đạo các nền kinh tế lớn như Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại APEC 2017 diễn ra ở Đà Nẵng.

Chủ tịch nước 2022 là ai

Chủ tịch nước bắt tay Tổng thống Nga Putin  tại Hội nghị Cấp cao APEC ngày 8/11/2017.

Chủ tịch nước 2022 là ai

 Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mỹ Donald Trump trước cuộc họp lãnh đạo các nền kinh tế APEC. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch nước 2022 là ai

  Chủ tịch nước chụp ảnh cùng Thủ tướng Canada Justin Trudeau.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang, một cách tinh tế và sâu sắc, đã thể hiện vị thế của Việt Nam bằng việc khẳng định các quốc gia đối tác là bạn, là đối tác toàn diện với sự tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị, đồng thời bày tỏ mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam và các đối tác đang phát triển thực chất và hiệu quả. Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng được truyền thông quốc tế lớn đánh giá đã nắm bắt cơ hội để đưa vị thế Việt Nam đến với thế giới. Những thông điệp của Chủ tịch nước đã được truyền đi trong sự đón nhận và quan tâm của rất nhiều quốc gia.

Ngoài ra, trong suốt nhiệm kỳ của mình, Chủ tịch Trần Đại Quang còn có nhiều cuộc tiếp xúc với lãnh đạo nhiều nước trên thế giới, và nhờ tài ngoại giao của ông, Việt Nam đã ghi những dấu ấn tốt đẹp trong lòng các nhà lãnh đạo nước bạn.

Chủ tịch nước 2022 là ai

Ngày 13/11/2017, Chủ tịch Trần Đại Quang bắt tay Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc hội đàm tại Phủ Chủ tịch. (Ảnh: Kiến Thức)

Chủ tịch nước 2022 là ai

 Ít ngày trước khi qua đời, hôm 11/9, ông vẫn chủ trì lễ đón Tổng thống Indonesia trong lần đầu tiên ông Widodo thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: (VNE).

Chủ tịch nước 2022 là ai

 Ngày 13/9, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi.

Chủ tịch nước 2022 là ai

 Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc Chu Cường ngày 19/9 (Ảnh: TTXVN)

Ngày 25/8/2018, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đã tới tỉnh Luxor, Ai Cập, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Ả-rập Ai Cập từ ngày 25 – 29/8/2018, theo lời mời của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi. Chuyến thăm cấp Nhà nước đến Ai Cập của Chủ tịch nước Trần Đại Quang là chuyến thăm chính thức đầu tiên của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam tới Ai Cập kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1963.

Chuyến thăm có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ đáp lại chuyến thăm của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi tới Việt Nam vào tháng 9/2017, mà còn tái khẳng định những cam kết mà hai bên đã ký trong năm 2017, cũng như thúc đẩy các biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác song phương về mọi mặt, như chính trị, kinh tế – thương mại và đầu tư, văn hóa và giáo dục…

Chủ tịch nước 2022 là ai

 Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân trong chuyến thăm Liên Bang Nga. (Ảnh: GĐ&XH)

Đồng thời, khẳng định mong muốn của Việt Nam tiếp tục thúc đẩy đà phát triển trong quan hệ song phương theo hướng thực chất, hiệu quả với Ai Cập. Trước đó, nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã thăm chính thức Liên bang Nga ngày 28/6 – 1/7. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã hội đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga Dmitry Medvedev, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, Chủ tịch Duma quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Volodin. Chủ tịch nước Việt Nam đã đặt vòng hoa tại Mộ Liệt sĩ vô danh, Lăng V.I. Lenin, Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát biểu khai mạc tại Diễn đàn doanh nghiệp với sự tham gia của doanh nghiệp hai nước, gặp gỡ các cựu chiến binh và chuyên gia Nga đã làm việc tại Việt Nam và đại diện Hội hữu nghị Nga -Việt, thăm thành phố Saint Petersburg. Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Vladimir Putin đã đánh giá tình hình và triển vọng tiếp tục củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga, đề ra những biện pháp nhằm tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực ưu tiên, thảo luận các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Vào đầu năm, nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ Ram Nath Kovind, ngày 2/3, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường đi thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Ấn Độ từ ngày 2 – 4/3. Chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân tới Cộng hòa Ấn Độ diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt Việt Nam – Ấn Độ tiếp tục phát triển sâu rộng, đặc biệt kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2007 và nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện năm 2016. Chuyến thăm khẳng định Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, trong đó luôn coi trọng tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt với Ấn Độ.

Sau chuyến thăm Cộng hòa Ấn Độ, nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Nhân dân Bangladesh Mohammad Abdul Hamid, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đã thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Nhân dân Bangladesh từ ngày 4 – 6/3.

Chủ tịch nước 2022 là ai

 Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp Lãnh tụ Cách mạng Cuba Fidel ngày 16/11/2016 nhân chuyến thăm chính thức Cuba.

Chỉ đạo điều tra nhiều đại án tham nhũng

Trước khi được Quốc hội phê chuẩn làm Chủ tịch nước vào tháng 4/2016, Chủ tịch nước Trần Đại Quang là Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2011-2016, là Thứ trưởng Bộ Công an từ tháng 4/2006 đến 8/2011. Trong thời gian này, ông ghi dấu ấn khi chỉ đạo quyết liệt để phanh phui nhiều vụ án. Trong đó, đáng kể nhất là đại án tham nhũng tại Vinalines được phát hiện năm 2012. Chủ mưu là Dương Chí Dũng (cựu chủ tịch Vinalines) khi đó đang giữ chức Cục trưởng Hàng hải (Bộ Giao thông Vận tải) đã bỏ trốn ngay khi vụ án được khởi tố, lệnh bắt được ban hành.

Bộ trưởng Trần Đại Quang yêu cầu các lực lượng truy bắt bằng được ông Dương Chí Dũng, đẩy nhanh việc điều tra. Hơn ba tháng sau, ông Dũng bị bắt tại Campuchia khi ý định trốn sang Mỹ bất thành.

Chủ tịch nước 2022 là ai

Lúc nắm giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Trần Đại Quang từng chỉ đạo điều tra nhiều đại án tham nhũng.

Trước nghi vấn vì sao ông Dũng nhanh chân bỏ trốn, trả lời chất vấn trước Quốc hội khi đó, Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết: “Chúng tôi đã yêu cầu cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ tại sao ông Dũng bỏ trốn, có lộ lọt thông tin hay không để xử lý theo quy định pháp luật? Cơ quan cảnh sát điều tra cần kiểm điểm, rút kinh nghiệm về công tác nghiệp vụ”. Ngay sau đó, hàng loạt công an bị phát hiện đã giúp sức cho ông Dũng, trong đó có em ruột của ông này là Dương Tự Trọng, trước khi bị bắt đang là Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng. Trong nhiệm kỳ Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Trần Đại Quang nhiều lần đốc thúc tiến độ điều tra vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm kinh doanh trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Nhiều đại án khác cũng được phanh phui sau đó như vụ Huỳnh Thị Huyền Như với số tiền sai phạm gần 4.000 tỷ đồng; vụ tham nhũng xảy ra ở Ban quản lý các dự án đường sắt Việt Nam, vụ án Hà Văn Thắm…

Không chỉ với án tham nhũng, kinh tế, với cương vị người đứng đầu lực lượng công an, Đại tướng Trần Đại Quang từng nhiều lần trực tiếp đến hiện trường các vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng để chỉ đạo điều tra và động viên gia đình nạn nhân.

Chủ tịch nước 2022 là ai

Đại tướng Trần Đại Quang đến hiện trường vụ thảm sát ở Bình Phước tháng 7/2015.

Tháng 7/2015, sau khi xảy ra vụ thảm án 6 người bị giết hại tại Bình Phước, Đại tướng Trần Đại Quang đã tới đây họp với Ban chuyên án. Không lâu sau, 2 hung thủ bị phát hiện và bị bắt giữ.

Cùng tháng 7/2015, Đại tướng Trần Đại Quang trên cương vị Bộ trưởng Bộ Công an tiếp tục tới chỉ đạo điều tra vụ thảm án 4 người chết ở huyện Tương Dương, Nghệ An, trực tiếp nghe báo cáo án.