Chị của vợ được gọi là gì năm 2024

Tính từ hệ tộc thuộc đời ông bà nội, ngoại, nếu người lớn ngang vai ông bà nội, ngoại của mình, các cháu, chắt đều gọi là Ông (nam)-Bà (nữ), kèm gọi thêm thứ tự sinh ra trong nhà (cả (hai), hai, ba, tư (bốn),… hoặc tên tục thường gọi, tên giấy tờ (khai sinh).

Từ đời cha mẹ, về họ tộc bên cha, anh của cha gọi là bác, em là chú, chị-em gái của cha gọi là cô (có vùng gọi chị của cha là bác). Vợ của bác cũng gọi là bác, vợ của chú gọi là thím, chồng của cô gọi là dượng (có nơi gọi là bác nếu cô là chị của cha, hay chú nếu cô là em của cha). “Mất cha còn chú,…”.

Về họ tộc bên mẹ, anh-em trai của mẹ đều gọi là cậu, vợ của cậu gọi là mợ; chị-em gái của mẹ đều gọi là dì, chồng của dì cũng gọi bằng dượng như là chồng của cô. “…. mất mẹ bú dì”.

Từ cách xưng hô trong gia đình họ tộc, người Việt vận dụng vào cách xưng hô trong quan hệ ngoài xã hội, người ngang tuổi ông bà nội. ngoại thường gọi bằng ông–bà, người tuổi lớn hơn cha thường gọi bằng bác, nhỏ hơn gọi bằng chú,…. hoặc theo vai mẹ gọi bằng dì, cậu… thế nào cho hợp lý.

Cách xưng hô nêu trên là truyền thống của tất cả họ tộc người Việt, thể hiện thứ bậc, vai vế trong họ tộc, để mọi người tuân thủ nền nếp trên dưới, trật tự, kỷ cương, chấp hành những quy ước, sinh hoạt, việc chung của nhà, của họ,… theo nếp nghĩ, nếp làm của họ tộc, không được nghĩ khác, làm khác. Trật tự trên góp phần rất căn bản để xây dựng, giữ gìn trật tự, kỷ cương, pháp luật chung của xã hội, đất nước. “ Trên kính, dưới nhường”, “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”.

Hiện nay, cách xưng hô trong xã hội đang ngày càng lộn xộn mà chưa rõ trách nhiệm thuộc về ai? Gia đình đã chỉ bảo như thế nào? Nhà trường có liên quan không? Các tổ chức xã hội làm gì? Đó là hầu hết lớp trẻ -thanh thiếu niên, đều gọi người lớn tuổi hơn mình bao nhiêu, đáng vai ông, cha, chú… cũng đều gọi là chú.

Tôi có vài ví dụ như sau:

- Cách đây khá lâu, trong Hội Chữ thập đỏ nơi tôi công tác, có dịp gặp một cháu thiếu niên đang tham gia sinh hoạt, gọi tôi bằng chú, hỏi ra là con của… cháu tôi, tôi có sửa gọi tôi bằng ông cho cháu nhớ.

- Một cô bé sắp làm dâu nhà em gái tôi, vào nhà cũng gọi tôi bằng chú, dù biết tôi lớn hơn ba mẹ cháu, là anh của mẹ chồng tương lai nhưng cháu cũng không biết gọi cho đúng.

- Các cháu hàng xóm là thiếu niên, nhi đồng thì gọi tôi đủ cấp cỡ, cha mẹ chúng gọi tôi là bác, chú, chúng cũng gọi là bác, chú,…

Người để ý cách xưng hô thì còn có lời sửa sai để xưng hô cho đúng người xem không là gì quan trọng thì gọi nhau thế nào cũng được; người Tây, người Tàu họ đâu có tiểu tiết như người Việt ta, cứ I -You, Ngộ - Nị là xong!

Xin lập lại, xưng hô đúng cách là thể hiện nền nếp gia đình, truyền thống của người Việt, là nền tảng xây dựng nhân cách, góp phần rất quan trọng trong việc thực hiện trật tự, kỷ cương từ gia đình đến ngoài xã hội, pháp luật của Nhà nước... là gìn giữ văn hóa, văn minh của dân tộc Việt. Việc này cần làm ngay!

Xưng hô trong gia đình là thang bậc của văn hóa Việt đã đúc kết, hun đúc sàng lọc trải qua hàng ngàn năm. Không chỉ phát triển thành ngạn ngữ, tục ngữ, ca dao… mà trong đời sống bình thường ẩn tàng bao nhiêu điều thú vị. Tuy nhiên, trong đời sống hiện đại hôm nay có dấu hiệu mai một ít nhiều. DDVN giúp các bạn tìm hiểu lại trong bài viết nhỏ này…

Tin và bài liên quan:

Xem thêm: Chị của vợ gọi là gì

Nhà báo Nguyễn Thành: Những người thầy của tôi

Nhà văn Jesús Rodríguez Castellano giới thiệu ‘Vỉa Từ’ bản tiếng Tây Ban Nha

Để hiểu rõ hơn về cách xưng hô trong gia đình, tôi tìm hiểu và liệt kê ra đây để chúng ta cùng tham khảo. Chắc chắn chưa đầy đủ nhưng cũng là tổng quan để hiểu rõ vấn đề hơn.

– Thứ nhất, đối với các bậc ông bà:

1. Bậc bề trên nói chung :

Ông bà tổ tiên.

2. Gọi theo thứ tự đời:

Ông bà cố tổ, tằng tổ, cao tổ.

3. Cha mẹ của cha hoặc của mẹ:

Ông bà nội hoặc ông bà ngoại.

4. Cha mẹ, Anh chị em của ông bà:

Cha mẹ của ông bà được gọi là “ông/bà cố nội”, hoặc “ông/bà cố ngoại”. (miền Bắc gọi là cụ nội, cụ ngoại).

Anh chị em của ông, bà thì sẽ tuỳ theo thứ bậc với ông, bà mình mà gọi là “ông bác” (tức là bác của cha hoặc mẹ mình), “bà bác”, “ông chú”, “bà cô”, “bà dì”, “ông cậu”…

5. Xưng hô với các bậc này thì dùng chữ “cháu”. Ở ngôi thứ ba, tương quan với bậc từ cố trở lên thì gọi là chắt, chít.

Chị của vợ được gọi là gì năm 2024

– Thứ hai, đối với bậc cha mẹ, con cái và anh chị em:

1. Cha :

Miền Bắc gọi cha, bố, thầy.

Miền Nam gọi cha, ba, tía.

Miền Trung gọi ba, cha.

2. Mẹ :

Miền Bắc gọi mẹ, me, u, bu, đẻ, cái, mợ.

Miền Nam gọi mẹ, má.

Miền Trung gọi mẹ, má, mạ.

3. Anh :

Cả ba miền gọi anh.

Người anh đầu người Bắc gọi là anh cả, người Nam và Trung gọi là anh hai.

4. Chị :

Cả ba miền gọi chị.

Miền Bắc, chị đầu gọi là chị cả. Miền Nam, miền Trung: chị đầu gọi là chị hai.

5. Em trai, em gái :

Cả ba miền đều gọi em.

Tìm hiểu thêm: Số giấy tờ cá nhân là gì

6. Chồng chị và chồng em gái gọi là anh rể và em rể. Vợ anh trai và vợ em trai thì gọi là chị dâu và em dâu.

7. Vợ con trai mình gọi là con dâu, chồng con gái mình gọi là con rể.

8. Cha, mẹ, anh, chị em của chồng gọi là cha chồng, mẹ chồng, chị chồng, anh chồng, em chồng. Cha, mẹ, anh, chị, em của vợ gọi là cha vợ, mẹ vợ, anh vợ, chị vợ và em vợ.

Khi xưng hô với nhau giữa hai người thì các chữ rể, dâu, chồng, vợ sẽ mất đi.

Thí dụ:

Con dâu nói với mẹ chồng : Con xin phép mẹ!

Hoặc cha vợ nói với con rể : Cha nhờ con việc này!

Khi nói với người thứ ba thì thêm rể/dâu/cha chồng/mẹ chồng… tôi như: Con rể tôi, con dâu tôi; cha chồng tôi, mẹ vợ tôi…

9. Cha mẹ gọi con ruột mình là con. Nhưng người Bắc thường xưng hô với con trai cùng con gái đã lớn tuổi của mình bằng anh và cô.

10. Chồng gọi vợ là em, mình, bà xã. Vợ gọi chồng bằng anh, mình, ông xã. Khi đã có con cái thì lúc gọi nhau là ba, mẹ, hay ba thằng cu, má con gái…

11. Chồng của mẹ, không phải là cha ruột mình thì gọi là dượng.

12. Vợ của cha, mà không phải mẹ ruột mình thì gọi là dì (dì ghẻ), nếu là vợ chính của cha, trong chế độ gia đình xưa thì gọi là mẹ.

Chị của vợ được gọi là gì năm 2024

– Thứ ba đối với bậc anh chị em của cha mẹ, anh chị em họ:

1. Anh của cha :

Cả ba miền gọi bác.

2. Vợ của anh cha :

Cả ba miền gọi bác (bác gái).

3. Em trai của cha :

Cả ba miền gọi chú.

4. Chị của cha :

Miền Bắc gọi là bác.

Miền Trung gọi cô, o.

Miền Nam gọi cô.

5. Chồng chị của cha :

Tham khảo thêm: Giải thể hộ kinh doanh cá thể như thế nào

Miền Bắc gọi bác.

Miền Trung và Nam gọi dượng.

6. Chồng em gái của cha :

Miền Bắc gọi là chú.

Miền Nam và Trung gọi dượng.

7. Anh trai của mẹ :

Tham khảo thêm: Giải thể hộ kinh doanh cá thể như thế nào

Miền Bắc gọi bác.

Miền Nam và Trung gọi cậu.

8. Vợ anh trai của mẹ :

Tham khảo thêm: Giải thể hộ kinh doanh cá thể như thế nào

Miền Bắc gọi bác.

Miền Trung và Nam gọi mợ.

9. Em trai của mẹ :

Cả ba miền gọi cậu.

10. Vợ em trai của mẹ :

Cả ba miền gọi mợ.

Chị của vợ được gọi là gì năm 2024

11. Chị của Mẹ :

Tham khảo thêm: Giải thể hộ kinh doanh cá thể như thế nào

Miền Bắc gọi bác.

Miền Trung và Nam gọi dì.

12. Chồng chị của mẹ :

Tham khảo thêm: Giải thể hộ kinh doanh cá thể như thế nào

Miền Bắc gọi bác.

Miền Trung và Nam gọi dượng.

13. Em gái của Mẹ :

Cả ba miền gọi dì.

14. Chồng em gái của mẹ :

Miền Bắc gọi chú.

Miền Trung và Nam gọi dượng.

15. Anh chị em họ :

Cả ba miền vẫn gọi là anh, chị, em như anh chị em ruột. Trường hợp người vai anh/chị nhỏ tuổi hơn nhiều so với người vai em thì gọi người vai em là chú/cô/cậu/dì(tức chú em, cô em, cậu em, dì em).

16. Bác, chú, cô, o, cậu, mợ, dì, dượng…. gọi các con anh em mình bằng cháu. Trong cách xưng hô với anh chị em của cha mẹ, người Bắc ưu tiên tuổi tác khi gọi anh, chị cha và mẹ là bác, và cấp nhỏ là chú cậu, cô mợ và không dùng chữ dượng.

Người Nam và Trung ưu tiên về nội ngoại, thân sơ. Dì thì luôn bên ngoại dù tuổi lớn hay nhỏ ; cô hoặc o thì luôn bên nội dù chị hay em của cha. Chú thì chỉ dùng cho em cha, thuộc bên nội thôi. Người không dòng máu cha mẹ thì gọi là dượng, mợ, thím để phân biệt với bác, chú, cô o, cậu là anh em ruột thịt. Chỉ có cách gọi bác gái vợ anh trai của cha là một ngoại lệ.

Dân tộc Việt Nam hầu hết theo chế độ phụ hệ, tức lấy theo họ cha và phả đồ của gia tộc cũng lấy họ cha làm chính. Từ đó, cách xưng hô trong gia đình cũng theo đó mà hình thành. Cách xưng hô trong ngôn ngữ Việt cho biết trên dưới, trật tự, phân biệt dễ dàng những mối quan hệ tình cảm thân thiết cùng cách cư xử lễ nghĩa rất phù hợp với đạo đức trong mối tương quan của đạo làm người.

Rõ ràng chỉ cần nghe cách gọi là biết người này thuộc bên nội hay bên ngoại, anh em, dâu rể, có huyết thống hay không ở trong gia đình ngay. Đó là điểm khác biệt và tiến bộ của cách xưng hô trong gia đình của miền Trung và miền Nam.

Kho tàng ca dao, thành ngữ, tục ngữ của Việt Nam cũng có khá nhiều câu nói về các mối quan hệ này. Thí dụ như:

– Chết cha còn chú, sẩy mẹ bú dì.

– Con chú con bác, có gì khác nhau.

– Không cha có chú ai ơi.

Thay mặt, đổi lời chú cũng như cha.

– Con cô con cậu thì xa,

Con chú con bác thật là anh em…

Chị của vợ được gọi là gì năm 2024

Với một ít câu trong kho tàng ngôn ngữ Việt, nó đã cho thấy từ xa xưa cách gọi chú bác chỉ dành anh em trai ruột thịt với nhau. Vậy nguyên nhân nào lại đem gán từ “bác” cho chị gái của cha, cho chị gái của mẹ, từ chú cho chồng của cô, chồng của dì??? Nó phù hợp với sự tiến bộ ở chỗ nào? Nó nói lên được gì trong sự phân biệt huyết thống gia đình? Hay đây là sự biến thể do tính cách thích được nể trọng hảo khi được phân vai “lớn” mà hình thành(!?). Những câu hỏi này phải dành cho các nhà nghiên cứu, các nhà ngôn ngữ học và các nhà quản lý tầm vĩ mô.