Chế phẩm em1 là gì

Chế phẩm sinh học em gốc là gì? mua chế phẩm em gốc ở đâu? Có lẽ nhiều người quan tâm đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

Ngày đăng: 08-08-2019

9262 Lượt xem

-Chế phẩm sinh học EM gốc là gì ?

Là chế phẩm vi sinh gốc EM. EM là từ viết tắt của tiếng anh Effective Microorganisms có nghĩa là những vi sinh vật hữu ích.Do Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa – Trường Đại học Tổng hợp Ryukyus, Okinawoa, Nhật Bản sáng tạo và áp dụng thực tiễn vào đầu năm 1980. Trong chế phẩm này có khoảng 80 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí. Chúng thuộc các nhóm: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc, xạ khuẩn. 80 loài vi sinh vật này được lựa chọn từ hơn 2.000 loài khác.

Chế phẩm em1 là gì

-Đặc điểm của chế phẩm EM gốc:

EM1 (E.M gốc): là dung dịch đậm đặc có màu nâu vàng với mùi dễ chịu, nếm có vị chua ngọt, độ pH nhỏ hơn 3,5. Nếu dung dịch EM 1 có mùi thối hoặc độ pH lớn hơn 4 thì được coi là hỏng không dùng được. Dung dịch EM1 gốc sử dụng để chế tạo ra các chế phẩm dẫn xuất khác như EM thứ cấp, EM5, Bokashi…

-Tác dụng của chế phẩm EM gốc:

EM1 đã được thử nghiệm tại nhiều quốc gia: Mỹ, Nam Phi, Thái Lan, Philippin, Trung Quốc, Braxin, Nhật Bản, Singapore, Indonexia, Srilanca, Nepal,Việt Nam, Triều Tiên, Belarus,…và cho thấy những kết quả khả quan.

EM1 được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, thủy sản, bảo vệ môi trường, xử lý nước,….

-Mua chế phẩm sinh học EM gốc ở đâu? Và giá chế phẩm EM gốc bao nhiêu?

Hiện nay có rất nhiều chủng loại chế phẩm sinh học EM, rất nhiều nơi phân phối, tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất nên chọn mua loại EM gốc hay còn gọi là EM1 nơi đáng tin cậy.

Bà con tham khảo giá chế phẩm sinh học EM gốc của Công ty TNHH Aqua Mina tại đây nhé!

Chế phẩm sinh học EM là gì? Chế phẩm EM gồm những vi sinh vật nào? Nguyên lý hoạt động của nó như thế nào? Làm sao để pha chế phẩm gốc EM thành các dạng khác nhau phù hợp với nhu cầu sử dụng? Cùng VietChem theo dõi bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn các vấn đề này.

Chế phẩm sinh học EM là gì?

Chế phẩm sinh học EM hay chế phẩm EM (EM là viết tắt của từ Effective microorganisms), là tập hợp hơn 80 những loài vi sinh vật có ích. Chúng sống cộng sinh với nhau trong cùng một moi trường, tạo nên một hệ thống vi sinh thái, hỗ trợ lẫn nhau, cùng sinh trưởng và phát triển.

Đây là một công nghệ vi sinh hiện đại do Giáo sư người Nhật Bản – Teruo Higa phát minh ra và được áp dụng vào năm 1980

Chế phẩm em1 là gì

Chế phẩm sinh học là gì?

Chế phẩm EM gồm những vi sinh vật nào?

Chế phấm EM có hơn 80 chủng sinh vật được chia thành 5 nhóm chính:

1. Nhóm vi khuẩn quang hợp

  • Đây là nhóm vi khuẩn chiếm chủ đạo trong chế phẩm EM.
  • Các vi sinh vật trong nhóm này có chức năng chuyển hóa năng lượng từ ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học tham gia vào các phản ứng sinh hóa năng lượng của cây trồng.
  • Chúng giúp tạo ra năng lượng, hỗ trợ cây trồng tổng hợp các chất hữu cơ từ CO2 lấy trong bầu khí quyển. Từ đó, thúc đẩy sự tăng trưởng sinh khối của thực vật.

2. Nhóm vi sinh vật Lactic

  • Vi khuẩn lactic là các vi sinh vật được ứng dụng trong quá trình lên men lactic chế biến, ủ thức ăn cho gia súc, gia cầm
  • Nhóm vi sinh vật lactic có chức năng chuyển hóa thức ăn khó tiêu thành dễ tiêu cho vật nuôi và cho cây trồng dễ hấp thu.
  • Ngoài ra, chúng còn tiết ra các chất ức chế, ngăn ngừa các vi sinh vật gây thối, gây mùi hay gây bệnh phát triển. Đồng thời, còn ức chế và tiêu diệt một số loại nấm gây bệnh hại cho cây trồng.

3. Nhóm xạ khuẩn

  • Đây là loại vi sinh vật trung gian giữa nấm và vi khuẩn. Chúng được sử dụng trong việc sản sinh ra chất kháng sinh giúp ức chế vi sinh vật gây bệnh cùng phân giải các chất hữu cơ.

4. Nhóm nấm men

  • Có chức năng tham gia vào quá trình trao đôi chất, sản sinh nên vitamin, axit amin cùng các chất có hoạt tính sinh học
  • Những sản phẩm được tao ra từ quá trình trao đổi chất của nấm men là nguồn dinh dưỡng cho các nhóm vi sinh khác trong chế phẩm. Đặc biệt, còn có rất nhiều loại vitamin và axit amin trong thành phần của tế bào nấm men.

5. Nhóm nấm sợi

  • Nấm sợi là loại nấm sản sinh nên men (enzyme). Các enzyme này giúp thủy phân dễ dàng và nhanh chóng các tinh bột, xenllulozo, lignin, lipit,… tạo ra các chất dinh dưỡng có lợi cho môi trường.
  • Ngoài ra, chúng còn tham gia vào các quá trình phân giải hợp chất hữu co, khử mùi hôi thối của rác và nước thải rất hiệu quả.

Phân loại chế phẩm sinh học EM gốc

Chế phẩm EM gốc hay còn gọi là EM1 được dùng trong sản xuất, sinh khối ra các chế phẩm EM thứ cấp khác.

Chế phẩm EM gốc gồm 2 loại:

  • EM gốc dạng dịch – Chế phẩm EMGRO
  • RM gốc dạng bột – Men vi sinh EMZEO

Ngoài chế phẩm EM gốc còn có các chế phẩm EM thứ cấp khác như:

  • Chế phẩm EM2
  • Chế phẩm EM5
  • EM Bokashi
  • Chế phẩm EM thảo dược
  • Chế phẩm EM thảo mộc
  • EM FPE hay EM thực vật Fermenteg plant extract

Chế phẩm sinh học EM hoạt động thế nào?

Chế phẩm sinh học EM hoạt động dựa trên nguyên lý: tùy thuộc vào điều kiện tương ứng sẽ kích hoạt hệ sinh thái vi sinh vật hữu ích thích hợp. Các loại vi sinh này có sẵn trong chế phẩm và hoạt hóa nhanh chóng, giúp xử lý môi trường hiệu quả

1. Trong phân giải các chất thải hữu cơ

  • Các vi sinh cật trong chế phẩm sẽ tiết ra các enzyme sống như protease, lipase, amylase,.. phân giải các chất khó tiêu có trong rác thải hữu cơ thành các chất có cấu trúc phân tử nhỏ hơn.
  • Các chất sau khi được phân giải sẽ làm dinh dưỡng cho các hệ vi sinh vật khác trong chế phẩm hoặc chuyển hóa thành các chất có lợi cho môi trường, vật nuôi,…
  • Chính vì cơ chế này mà EM sử dụng ủ phân chuồng, bánh dầu, đậu tương,…làm phân bón cho cây trồng.

2. Trong giảm mùi hôi thối của rác thải

  • Thông qua các con đường như cạnh tranh dinh dưỡng và không gian sống, chèn ép bằng số lượng hay tiết ra các chất gây ức chế và tiêu diệt mà các sinh vật có trong chế phẩm có thể ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật gây mùi, gây bệnh.
  • Ngoài ra, một số vi sinh vật có trong chế phẩm EM còn có khả năng sử dụng các khí thối trong rác thải để làm thức ăn sinh tổng hợp nên các chất khác.

3. Cung cấp hệ sinh thái vi sinh vật có ích cho môi trường

  • Thúc đẩy nhanh quá trình phân giải chất thải hữu cơ đồng thời tạo lập và phát triển mạnh hệ sinh thái vi sinh vật có ích trong môi trường đât, nước,…

Ứng dụng của chế phẩm sinh học EM

1. Chế phẩm EM trong chăn nuôi

  • Giúp chuyển hóa thức ăn chăn nuôi thành những chất có ích cho hệ miễn dịch vật nuôi. Từ đó, tăng khả năng kháng bệnh, kháng thời tiết.
  • Tăng vi sinh vật có lợi, giảm các sinh vật có hại giúp khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của vật nuôi tốt hơn.
  • Từ các công dụng trên giúp tăng sản lượng, chất lượng và sinh sản cho vật nuôi, tăng tỷ lệ phát triển, giảm tỷ lệ chết,…
  • Đảm bảo môi trường chăn nuôi: các vi sinh vật trong chế phẩm có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, hỗ trợ làm sạch, khử mùi hôi chuồng trại.
  • Tạo ra các kích thích tố sinh học giúp cho vật nuôi lớn nhanh và khỏe mạnh
  • Giúp ích trong xử lý nước thải chăn nuôi, làm giảm các chỉ tiêu hóa lý, hóa sinh của nước thải
  • Có thể bổ sung chế phẩm EM vào nước uống hay ủ thức ăn, phun chuồng trại để khử mùi hôi, xử lý chất thải và làm lót phân chuồng.

2. Chế phẩm EM trong trồng trọt

  • Giúp tăng sức đề kháng, chống chịu bệnh tật, thay đổi môi trường thời tiết tốt hơn
  • Kích thích tạo sản phẩm: bằng sự xúc tác vi sinh vật, quá trình tích trữ đường được đẩy nhanh giúp cây nhanh ra hoa, kết quả,…
  • Kích thích khả năng quang hợp: vi sinh vật làm tăng số lượng cùng chất lượng các tế bào diệp lục
  • Giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng từ phân bón tốt hơn
  • Ủ phế thải nông nghiệp, phân chuồng,… làm nguồn phân hữu cơ, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng
  • Phân hủy, khử mùi hôi thối của phế thải nông nghiệp
  • Giúp cải tạo đất và nâng cao hiệu suất sử dụng đất nông nghiệp
  • Sử dụng chế phẩm EM định kỳ thường xuyên, có thể giảm được lượng lớn phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, tiến dần tới việc không dùng thuốc trừ sâu hay chỉ dùng thuốc trừ sâu sinh học.

3. Chế phẩn EM trong thủy sản

  • Tạo màu nước, điều hòa sự phát triển của tảo
  • Phân hủy mạnh các chất thải hữu cơ nền đáy (các thức ăn dư thừa)
  • Xử lý khí độc trong ao nuôi cùng ức chế và tiêu diệt những vi sinh vật gây bệnh
Chế phẩm em1 là gì

Chế phẩm sinh học được sử dụng để xử lý khí độc trong ao nuôi,…

4. Giúp bảo vệ môi trường

  • Xử lý rác hữu cơ: Tăng tốc độ mùn hóa và giảm mùi hôi cực nhanh
  • Khử mùi: chế phẩm Em giúp khử mùi hiệu quả ở những nơi ô nhiễm như bãi rác, nhà vệ sinh, cống thoát nước,…
  • Chôn lấp rác thải đô thị: sử dụng để phun lên các bãi rác
  • Xử lý nước thải: sử dụng Em ngay từ giai đoạn đầu của hệ thống xử lý thông thường trong việc xử lý nước thải bằng công nghệ vi sinh, nhằm thức đẩy quá trình và tăng cường hiệu quả xử lý của hệ thống. Chế phẩm EM có thể tăng cừng khả năng xử lý của cả hệ thống dạng kỵ khí và háo khí. Ứng dụng hiệu quả cho việc xử lý nước thải có hàm lượng hữu cơ cao.

Ngoài ra, nó còn được dùng trong bảo quản kho để tránh thối mốc nông sản và có khả năng loại trừ được cả ô nhiễm hóa chất nông nghiệp, dioxin, chất phóng xạ.

3 loại chế phẩm sinh học EM được sử dụng phổ biến tại Việt Nam

Chế phẩm sinh học EM gốc dạng bột

  • Tiêu biểu là chế phẩm vi sinh EMZEO có khả năng phân hủy và khử mùi hôi các chất thải hữu cơ
  • Ứng dụng trong ủ phân cá, đậu tương, phân chuồng, chế thải nông nghiệp,…

Chế phẩm sinh học trong nông nghiệp

  • Chế phẩm sinh học EMGRO là loại chế phẩm EM gôc được sử dụng trong nông nghiệp giúp ủ phân chuồng, khử mùi hôi của chuồng trại, xử lý nước thải, rác thải,…

Chế phẩm sinh học EM gốc trong nuôi trồng thủy sản

  • Là loại chế phẩm sinh học EM gốc dạng dịch, được dùng trong xử lý nước thải, tạo màu nước và xử lý lý đáy ao, khử khí độc,…

Cách pha, ủ chế phẩm EM gốc thành các chế phẩm sinh học EM thứ cấp

1. EM gốc thành EM thứ cấp (EM2)

EM gốc thành EM thứ cấp (EM2)

Công thức

- 1 lít EM1 (EMGRO)

- 47 lít nước sạch

- 3 lít mật rỉ đường

- 15 quả chuối chín

Tất cả được ủ kín 3-5 ngày sẽ thu được 50 lít chế phẩm EM2

Hoặc: 

- 1 gói EM1 200gr

- 4 quả chuối chín

- 10 lít nước sạch

- 600ml mật rỉ đường

Cách ủ

- Xay nhuyễn chuối chín đã bỏ vỏ

- Cho tất cả các nguyên liệu vào một thùng ủ rồi đảo đều

- Vặn chặt kín nắp thùng ủ

- Đặt thùng ủ ở nhiệt độ thường, nơi khô ráo, thoáng mát trong vòng 3-5 ngày

Cách sử dụng

- Sử dụng trong xử lý nước thải, rác thải, môi trường ao nuôi trồng thủy sản, khử mùi hôi cho chuồng trại chăn nuôi

- Để ủ phân chuồng, bánh dầu, đậu nành,… bón cho cây trồng

- Ứng dụng trong công nghệ nuôi trùn quế

2. EM gốc (EM1) thành EM-BOKASHI

EM gốc (EM1) thành EM-BOKASHI

EM Bokashi B

EM Bokasi C

Công thức

- 1 lít EM1

- 2 lít rỉ đường

-  40 lít nước

- 70 – 100kg thức ăn

- Sau đó ủ kín trong 5-7 ngày

- 5 lít EM1

- 5 lít rỉ đường

- 100kg cám gạo, mùn cưa

- Ủ kín trong vòng 7-10 ngày

Cách ủ

- Trộn đều các thành phần thức ăn lại sau đó phun hỗ hợp các dung dịch trên vào đến khi độ ẩm đạt 30-40%

- Cho vào bao hay thùng chứ, bao kín

- Sau 5-7 ngày, khi hỗn hợp lên mùi men ngọt, thơm, có mốc trắng trên bề mặt là hoàn thành

- Chia cám gạo và mùn cưa theo tỷ lệ 1:1, trộn đều và phun hỗn hợp các dung dịch trên cho đến khi độ ẩm đạt 30-40%

- Cho vào bao hay thùng chứ, bao kín

- Sau 7-10 ngày, khi hỗn hợp lên mùi men ngọt, thơm, có mốc trắng trên bề mặt là hoàn thành

Cách sử dụng

- Cho vật nuôi ăn trực tiếp tương ứng với định lượng của tùng loại và từng thời kỳ phát triển

- Có thể trộn nó với thức ăn công nghiệp cho vật nuôi ăn

- Làm đệm lót sinh học: trộn đều cùng trấu hoặc mùn cưa làm lót chuông trại chăn nuôi

- Ủ phân chuồng, rác hữu cơ: sử dụng 15kg Bokashi C đảo đều 1 tấn rác thái rồi thêm nước để đạt độ ẩm ủ, sau đó đậy kín bạt ủ phân

- Ứng dụng trong xử lý nước thải, môi trường.

3. Ủ chế phẩm sinh học EM thành phân bón cây

Ủ chế phẩm sinh học EM thành phân bón cây

Công thức

- Chế phẩm EM gốc (EMGRO)

- Nước sạch

Pha với nhau theo mục đích sử dụng

Cách sử dụng

Cách tưới gốc:

- Dùng 1 lít EMGRO pha với 200 lít nước sạch

- Tưới ướt đều xung quanh khu vực gốc cây

- Lượng tưới tùy thuộc vào loại và độ tuổi cây trông

Phun qua lá:

- 1 lít EMGRO pha loãng với 300 lít nước sạch

- Phun ướt đều trên toàn bộ lá, thân và gốc cây trồng

- Nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát định kỳ 2-3 tuần/lần, đối với rau màu: 1 lần/tuần. Tránh phun vào lúc cây đang ra hoa, kết quả.

4. Sản xuất EM thảo dược, thảo mộc từ EM gốc

Sản xuất EM thảo dược, thảo mộc từ EM gốc

EM thảo mộc

EM thảo dược

Công thức

-  250ml EMGRO

- 1 lít mật rỉ đường

- 1kg củ, quả

- 8 lít nước sạch

- Đảo đều và đậy kín ủ trong vòng 3-5 ngày

(có thể thay thế EM gốc bằng EM2)

- 1 lít EM1 (EMGRO)

- 1 lít mật rỉ đường

- 1 lít rượu (độ cồn 35o)

- 1 lít dấm ăn

- 1 kg hồn hợp gừng, giềng, tỏi, ớt đã giã nhuyễn

- 7 lít nước sạch

- Ủ kín hỗn hợp tất cả nguyên liệu trong 3-5 ngày

Cách sử dụng

- Pha 1 lít EM thảo mộc với 40-50 lít nước sạch

- Phun ướt đều toàn bộ cây trồng

- Định kỳ phun 7-10 ngày/lần

- Nên pha loãng cùng với chế phẩm nấm khối kháng Trichoderma để tăng kháng nấm bệnh

- Pha 1 lít EM thảo dược với 40-50 lít nước sạch

- Phun ướt đều toàn bộ cây trồng

- Định kỳ phun 7-10 ngày/lần

- Nên pha loãng cùng với chế phẩm nấm khối kháng Trichoderma để tăng kháng nấm bệnh

Công dụng

- Giúp cây trồng khỏe mạnh, tăng sức đề kháng

- Bổ sung dưỡng chất, tăng năng suất cho cây trồng

- Tăng sức đề kháng cho cây trồng, bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnh

- Cung cấp dưỡng chất

- Tạo hệ sinh thái vi sinh vật hữu hiệu

Chế phẩm em1 là gì

Cách sản xuất EM thảo dược từ EM gốc

5. EM pha chế thành hóa chất để ủ phân động vật

EM pha chế thành hóa chất để ủ phân động vật

Công thức

- 1-2 % lít chế phẩn sinh học EM1

- 8% mật rỉ đường

- 90% phân khô

- Sau đó, trộn đều tất cả các nguyên liệu

Cách ủ

- Trộn đều các nguyên liệu và cho thêm nước để đạt độ ẩm 60-65%

- Dùng bạt phủ kín hỗn hợp

- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ và độ ẩm

- Sau 2 tuần đảo đều, sau một tháng có thể sử dụng

6. EM pha chế thành hóa chất để ủ rác hữu cơ

EM pha chế thành hóa chất để ủ rác hữu cơ

Công thức

- 20 lít EM1 đã hoạt hóa

- 0,5 tấn rác

- 0,5 tấn phân chuồng

- 2-3 lít mật rỉ đường

Cách ủ

- Trộn đều và vun đống hỗn hợn trên đến độ ẩm khoảng 60%

- Bao kín từ 30-45 ngày

- 7-10 ngày sẽ đảo trộn 1 lần

Hiện trạng nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm sinh học EM tại Việt Nam

Tù những năm cuối của thập niên 90, chế phẩm sinh học EM đã được nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, nó được ứng dụng đại trà và phổ biến trong nhiều lĩnh vực:

  • Ở Thái Bình, đã thử nghiệm EM trên hạt cải bắp, thóc giống và cho thấy tỷ lệ nảy mầm cao hơn, cây con sống khỏe và tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh hơn.
  • Khi phun EM cho rau muống, năng suất đã tăng lên 21-25% và đậu tương là 15-20%
  • Ở Hải Phòng, khi sử dụng cho các loại cây ăn quả cho thấy cây phát triển mạnh hơn, quả to, chín sớm và vỏ đẹp hơn, năng suất tăng 10-15%
  • Tại trường ĐH Nông nghiệp I, khi xử lý EM cho lúa, đã làm tăng năng suất 8-15% và không bị bệnh khô vằn lá
  • Trung tâm nghiên cứu thủy sản 3 cũng đã ứng dụng thành công EM trong xử lý hồ nuôi tôm sú ở Việt Nam.
  • Chế phẩm EM cũng được sử dụng rộng ở nhiều vùng nuôi tôm, cá trọng điểm của Việt Nam như Quảng Ninh, Bắc Giang, Ninh Thuận,…
  • Ngoài ra, chế phẩm sinh học EM đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất mỹ phẩm, sản phẩm ngoài y dược (kem đánh răng, nước rửa phụ khoa,..), chất tẩy rửa sinh học, thực phẩm chức năng cho sức khỏe,…
Chế phẩm em1 là gì

 Hiện trạng nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm sinh học EM tại Việt Nam

Lưu ý sử dụng và bảo quản chế phẩm sinh học EM

1. Lưu ý khi sử dụng

  • Sử dụng đúng liều lượng, cách sử dụng
  • Không dùng chung với kháng sinh và hóa chất diệt khuển
  • Đối với chế phẩm vi sinh dạng dung dịch nên ủ yếm khí
  • Thời gian xử lý vi sinh tốt nhất là khoảng 8-10h sáng khi nắng ấm, giúp tăng hàm lượng oxy hòa tan
  • Trong quá trình nuôi cần định kỳ xử ký vi sinh vật để duy trì mật độ vi khuẩn thich hợp, giúp kiểm soát môi trường nuôi, ổn định các yếu tố trong môi trường ao nuôi, ngăn ngừa các loai vi khuẩn gây hại, tảo độc, mầm bệnh tiềm tàng trong ao.
  • Đảm bảo lượng oxy hòa tan đầy đủ
  • Duy trì ổn định độ pH. Khi tảo chất nhiều, độ pH thấp cần dùng vôi để nâng độ pH
  • Có kế hoạc sử dụng vi sinh vật từ đầu đến cuối vụ để có hiệu quả cao nhất. Đầu vụ nên sử dụng định kỳ 7-10 ngày/lần, giữa đến cuối vụ có thể định kỳ 3-4 ngày/lần.

2. Bảo quản

  • Vặn kín nắp chai đựng sau khi không sử dụng
  • Để nơi khô rá, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và duy trì nhiệt độ ổn định
  • Không sử dụng dung dịch có mùi thối hay độ pH > 4
  • Sau khi mở nắp chai EM gốc nên sử dụng hết trong vòng 12 tháng

Mua chế phẩm sinh học EM gốc ở đâu?

Với công dụng quan trọng và khả năng ứng dụng rộng rãi, chế phẩm sinh học EM đang là nhu cầu lớn trên thị trường. Có rất nhiều chủng loại với quy cách khác nhau được bày bán trên thị trường, có thể dễ dàng tìm thấy chúng trong các cửa hàng về phân bón hay thức ăn chăn nuôi,… Tuy nhiên, để tìm được sản phẩm EM gốc chất lượng, giá thành hợp lý là điều không dễ. VietChem tự hào là địa chỉ tin cậy để bạn có thể lựa chọn. Không chỉ có các chế phẩm sinh học mà VietChem còn cung cấp các loại hóa chất, thiết bị, dụng cụ thí nghiệm khác với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo và giá thành cạnh tranh so với thị trường

Liên hệ ngay với VietChem qua số hotline hoặc nhắn tin thông qua website hoachat.com.vn để biết thêm về các sản phẩm chế phẩm sinh học EM hay nhận báo giá và hỗ trợ đặt mua hàng.