Câu hỏi phân tích báo cáo tài chính

Phân tích BCTC được hiểu đơn giản là việc làm “bóc tách” các báo cáo tài chính và tìm kiếm các mối quan hệ Thị trường chứng khoán là thị trường của kỳ vọng, nhà đầu tư quan tâm về thị giá tương lai của cổ phiếu. Tuy nhiên, việc phân tích quá khứ (tiêu biểu là BCTC), những gì doanh nghiệp đã và đang làm là tiền đề, cơ sở cho những nhận định và kỳ vọng trong tương lai.  

Khuyến nghị phân tích BCTC 4 năm và 8 quý gần nhất

Thông thường, việc phân tích BCTC doanh nghiệp trong 4 năm và 8 quý cho phép đánh giá tương đối về tính ổn định cũng như sự ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh tới kết quả hoạt động.   Ví dụ: Ở doanh nghiệp phát triển bất động sản, doanh thu và lợi nhuận được hạch toán khi tiến hành bàn giao nhà. Thực tế, cuối năm thường là mùa cao điểm bàn giao, việc này đồng nghĩa với việc nếu làm so sánh tương quan về doanh thu và lợi nhuận giữa các quý trước đó, Quý IV thông thường sẽ cao hơn cả.   Một ví dụ khác về nhóm doanh nghiệp làm thủy điện ở miền Nam, đặc trưng thời tiết với 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt góp phần ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh trong từng quý.  

Phương pháp Phân tích BCTC phổ biến


 

Phương pháp Giải thích
PT tỷ trọng (Common Size) Các báo cáo tài chính được thể hiện theo tlệ % và không thể hiện số tuyệt đối
PT xu hướng (Trend Analysis) Cho thấy sự thay đổi của các khoản mục của BCTC qua thời gian
PT tỷ số (Ratio Analysis) Thể hiện mối quan hệ giữa các khoản mục của BCTC trong một thời kỳ

  Ví dụ 1: PT tỷ trọng BC KQKD của Công ty CP Cao su Đồng Phú / Mã: DPR. Coi doanh thu thuần là 100%

Câu hỏi phân tích báo cáo tài chính


 
Câu hỏi phân tích báo cáo tài chính
Ví dụ 2: PT xu hướng tốc độ tăng trưởng của Công ty CP Nhựa và Môi trường An Phát / Mã: AAA qua các năm:

Câu hỏi phân tích báo cáo tài chính


 
Câu hỏi phân tích báo cáo tài chính
Ví dụ 3: Phân tích chỉ số thanh khoản hiện hành của Công ty CP Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận/ Mã: PNJ

Câu hỏi phân tích báo cáo tài chính


Câu hỏi phân tích báo cáo tài chính
Nhận xét: Hệ số thanh toán hiện hành luôn >1 trong khi hệ số thanh toán nhanh rất thấp.(Lí giải: số ngày lưu hàng tồn kho tăng + Đẩy mạnh bán lẻ , dẫn đến tỷ lệ hàng tồn kho/tài sản lưu động luôn >90% Hệ số thanh toán nhanh kém không phải là điều đáng lo ngại do hàng tồn kho của PNJ là vàng, bạc, tính thanh khoản tương đối cao.                                                 

Một số lưu ý


Trong trường hợp doanh nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực, việc phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh cần được bóc tách và chia nhỏ theo từng lĩnh vực để tìm ra:

  • Đâu là là những mảng kinh doanh chính, chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong cơ cấu doanh thu?
  • Mảng kinh doanh chính có phải là phấn sinh lời lớn nhất cho doanh nghiệp?

  Ví dụ:

Xem xét KQKD 6 tháng 2017 của FPT với 4 mảng kinh doanh chính, trong đó:

  • Phân phối (FTG) và Bán lẻ (FRT) chiếm gần 60% cơ cấu doanh thu,nhưng không đem lại hiệu quả cao nhất bởi tỷ suất Lợi nhuận trước thuế/ doanh thu (LNTT/DT) chỉ duy trì ở 2 3 %
  • Thuê ngoài phần mềm chiếm 14% cơ cấu doanh đem lại 16% tỷ suất LNTT/DT.
  • Mảng dịch vụ Viễn thông lần lượt là 17% và 15%

Rõ ràng, để đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn, FPT cần tập trung và đẩy mạnh 2 mảng kinh doanh dưới, thay vì là Phân phối và Bán lẻ.   Thận trọng với khoản mục “Chi phí khác” trên bảng cân đối kế toán hoặc “Lợi nhuận khác” trên Báo cáo kết quả kinh doanh   Các công ty thường có khoản mục “chi phí khác” hay biến động hoặc quá nhỏ để định lượng, đây là điều bình thường trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Nếu khoản mục “chi phí khác” có giá trị cao bất thường, bạn nên tìm xem điều gì tạo nên khoản mục “chi phí khác” cao đến như vậy. Và bạn có thể dự đoán khoản mục này còn xuất hiện trong tương lai hay không.

2. Tìm hiểu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Cũng giống như phân tích ngành, người phân tích có thể sử dụng 2 phương pháp phổ biến sau để tìm ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp:  

Value Chain (Chuỗi giá trị sản xuất)

Như đã nói ở phần phân tích ngành,một công ty có thể tối đa hóa hoạt động trong càng nhiều mắt xích sản xuất của ngành sẽ xây dựng được lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác.   Ví dụ: Trong ngành thép ở Việt Nam, Hòa Phát (HPG) là doanh nghiệp duy nhất sở hữu quy trình sản xuất hiện đai khép kín, tham gia sâu nhất trong chuỗi giá trị ngành thép. Nói một cách khác, Hòa Phát có lợi thế cạnh tranh tốt hơn cả, ít chịu biển động nhất trong ngành khi giá quặng sắt (nguyên liệu sản xuất) đầu vào có xu hướng tăng.   Điều này lý giải tại sao biên lợi nhuận gộp của HPG cao, đạt trung bình 26% trong khi các doanh nghiệp khác như Thép Pomina (POM), Thép Thái Nguyên (TIS) chỉ đạt tỷ suất biên LNG mỏng từ 5 đến 7%.  

Mô hình 5 yếu tố cạnh tranh của Porter

Mô hình này được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận; và quan trọng hơn cả, cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận.  

Các thành phần trong Mô hình Five Forces của Michael Porter:

Thành phần Thể hiện qua
(1) Mức độ cạnh tranh (Rivalry among existing competitors) – Các rào cản nếu muốn thoát ra khỏi ngành, – Mức độ tập trung của ngành, – Chi phí cố định/giá trị gia tăng, – Tăng trưởng của ngành, – Tình trạng dư thừa công suất, – Khác biệt giữa các sản phẩm, – Chi phí chuyển đổi, – Nhận diện thương hiệu sản phẩm/dịch vụ, – Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh,

– Lợi ích của doanh nghiệp trong ngành.

(2) Quyền lực của nhà cung cấp (Bargaining power of suppliers) – Mức độ tập trung của các nhà cung cấp, – Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp, – Sự khác biệt của các nhà cung cấp, – Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm, – Chi phí khi chuyển đổi nhà cung cấp, – Sự hiện diện của nhà cung cấp thay thế, – Nguy cơ hợp nhất nhà cung cấp,

– Chi phí cung ứng so với tổng chi phí của ngành.

(3) Quyền lực của khách hàng (Bargaining power of buyers) – Vị thế mặc cả, – Số lượng mua, – Thông tin mà người mua có được, – Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa, – Tính nhạy cảm đối với giá, – Nguy cơ thâu tóm ngược, – Sự khác biệt hóa sản phẩm, – Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành, – Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế,

– Động cơ của khách hàng.

(4) Nguy cơ thay thế (Threats of substitute products or services) – Chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm/dịch vụ, – Xu hướng sử dụng sản phẩm/dịch vụ thay thế của khách hàng,

– Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế.

(5) Đối thủ tiềm tàng – Rào cản gia nhập (Threats of new entrants – Entry barriers) – Các lợi thế chi phí tuyệt đối, – Bí quyết kinh doanh, bản quyền sáng chế, – Khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào, – Chính sách của chính phủ, – Tính kinh tế theo quy mô, – Các yêu cầu về vốn, – Tính đặc trưng của thương hiệu, – Chi phí chuyển đổi, – Khả năng tiếp cận với kênh phân phối, – Khả năng bị trả đũa,

– Sản phẩm độc quyền.

3. Định giá cổ phiếu/doanh nghiệp

Khi định giá thường của một doanh nghiệp có 2 cách tiếp cận chủ yếu:  

Sử dụng các mô hình dựa trên các biến mà người định giá cho rằng có ảnh hưởng đến giá trị nội tại của doanh nghiệp. Đại diện cho hướng tiếp cận này là các phương pháp định giá chiết khấu, bao gồm các phương pháp phổ biến sau:

  • Chiết khấu dòng cổ tức (Dividend discount model – DDM)
  • Chiết khấu dòng tiền doanh nghiệp (Free cash flow to firm – FCFF)
  • Chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu (Free cash flow to equity – FCFE)
  • Chiết khấu lợi nhuận thặng dư (Residual Income – RI).

 
So sánh doanh nghiệp với một hoặc một nhóm các doanh nghiệp tương đương mà giá trị thị trường có thể quan sát được. Đây là cách tiếp cận đối với các phương pháp định giá tương đối như:

Cuối kỳ bạn chưa biết ông thi theo chủ đề hay câu hỏi nào ? Hãy xem ngay 50 câu hỏi phân tích tài chính doanh nghiệp dưới đây để chọn cho mình lối đi chính xác hơn, cụ thể hơn.

50 câu hỏi phân tích tài chính doanh nghiệp ôn thi

  1. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp là gì?
  2. Ý nghĩa của hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp?
  3. Trình bày các phương pháp phân tích tài chính? Ưu nhược điểm của từng phương pháp?
  4. Nội dung phân tích tài chính bao gồm những vấn đề gì?
  5. Quy trình phân tích tài chính gồm mấy bước? Trình bày nội dung từng bước.
  6. Việc dự đoán và ra quyết định dựa trên báo cáo và kết quả phân tích tài chính được thực hiện như thế nào?
  7. Kết quả của phân tích tài chính có ý nghĩa như thế nào đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp?
  8. Kết quả của phân tích tài chính có ý nghĩa như thế nào đối với các cổ đông của doanh nghiệp?
  9.  Kết quả của phân tích tài chính có ý nghĩa như thế nào đối với các nhà đầu tư?
  10. Kết quả của phân tích tài chính có ý nghĩa như thế nào đối với những người quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp?
  11. Nội dung, ý nghĩa của nhóm tỷ số phân tích khả năng thanh toán?
  12. Nội dung, ý nghĩa của nhóm tỷ số phân tích khả năng hoạt động?
  13. Nội dung, ý nghĩa của nhóm tỷ số phân tích khả năng sinh lời?
  14. Nội dung, ý nghĩa của nhóm tỷ số phân tích khả năng cân đối vốn?
  15. Nội dung, ý nghĩa của phương pháp tỷ số?
  16. Nội dung, ý nghĩa của phương pháp Dupont?
  17. Ưu điểm, nhược điểm, phạm vi áp dụng của phương pháp Dupont?
  18. Vai trò của Bảng cân đối kế toán trong phân tích tài chính doanh nghiệp?
  19. Vai trò của Báo cáo kết quả kinh doanh trong phân tích tài chính doanh nghiệp?
  20. Vai trò của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong phân tích tài chính doanh nghiệp?
  21. Vai trò của hệ thống báo cáo tài chính trong phân tích tài chính doanh nghiệp?
  22. Công ty Hoa Hồng năm 2009 có lợi nhuận trước thuế và lãi vay là 20,000$, lãi vay là 2,500$. Hỏi khả năng thanh toán lãi vay của công ty là bao nhiêu?
  23. Công ty Thiên Ngân có lợi nhuận sau thuế năm N là 12,000$, lãi vay là 3,000$. Hỏi khả năng thanh toán lãi vay của công ty là bao nhiêu, biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%.
  24. Lợi nhuận ròng của công ty Vinh An năm gần nhất là 2 tỷ đồng, và công ty hiện có 400,000,000 cổ phiếu đang lưu hành. Công ty muốn chi trả 40% lợi nhuận. Hỏi cổ tức 1 cổ phiếu mà công ty công bố là bao nhiêu?
  25. Tổng tài sản của công ty Minh Anh ở thời điểm cuối năm ngoái là 3 tỷ đồng và lợi nhuận ròng sau thuế là 250 triệu đồng. ROA của công ty là bao nhiêu?
  26. Doanh thu của công ty Hải Yến năm ngoái là 480 triệu đồng, và tổng tài sản của công ty là 250 triệu đồng. Vòng quay tổng tài sản (TATO) là bao nhiêu?
  27. Công ty Minh Hằng có tổng tài sản là $500,000, công ty không sử dụng nợ, tài sản được tài trợ toàn bộ bằng vốn cổ phần thường. Giám đốc tài chính mới của công ty muốn huy động Nợ vay để tỷ số Nợ của công ty lên đến 45%, và sử dụng số tiền này để mua lại cổ phần thường với giá bằng giá trị sổ sách. Hỏi công ty phải vay bao nhiêu để đạt được mục tiêu tỷ số nợ trên?
  28. Công ty Y có các số liệu bình quân năm 2010 như sau (đv: triệu VND)

Giá vốn hàng bán = 75% doanh thu thuần

Tỷ số thanh toán ngắn hạn = 2 lần

Tài sản cố định: 500

Vòng quay hàng tồn kho = 8 vòng

Doanh thu thuần: 2000

Hiệu suất sử dụng tổng TS = 2,5 lần

Lợi nhuận sau thuế: 80

Số ngày bình quân trong năm = 360 ngày

          Hãy tính hàng tồn kho bình quân năm 2010 của công ty.

  1. Công ty Y có các số liệu bình quân năm 2010 như sau (đv: triệu VND)

Giá vốn hàng bán = 75% doanh thu thuần

Tỷ số thanh toán ngắn hạn = 2 lần

Tài sản cố định: 500

Vòng quay hàng tồn kho = 8 vòng

Doanh thu thuần: 2000

Hiệu suất sử dụng tổng TS = 2,5 lần

Lợi nhuận sau thuế: 80

Số ngày bình quân trong năm = 360 ngày

          Hãy tính tài sản lưu động bình quân năm 2010 của công ty.

  1. Công ty Y có các số liệu bình quân năm 2010 như sau (đv: triệu VND)

Giá vốn hàng bán = 75% doanh thu thuần

Tỷ số thanh toán ngắn hạn = 2 lần

Tài sản cố định: 500

Vòng quay hàng tồn kho = 8 vòng

Doanh thu thuần: 2000

Hiệu suất sử dụng tổng TS = 2,5 lần

Lợi nhuận sau thuế: 80

Số ngày bình quân trong năm = 360 ngày

          Hãy tính tổng tài sản bình quân năm 2010 của công ty.

2 điểm

  1. Tổ chức bộ máy phân tích tài chính của doanh nghiệp bao gồm những vấn đề gì? Thực trạng bộ máy phân tích tài chính tại các doanh nghiệp Việt  Nam hiện nay?
  2. Sự cần thiết của hoạt động phân tích tài chính đối với các doanh nghiệp? Thực trạng phân tích tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay?
  3. Thực trạng phân tích tài chính tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay?
  4. Quá trình thu thập thông tin trong phân tích tài chính là từ những nguồn nào? Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang gặp khó khăn gì trong quá trình thu thập thông tin?
  5. Trình bày nội dung phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
  6. Trình bày nội dung phân tích hoạt động tài chính. Liên hệ thực hiện Việt Nam.
  7. Trình bày nội dung phân tích hoạt động đầu tư. Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
  8. Trình bày ý nghĩa và tầm quan trọng của tỷ số trung bình ngành đối với hoạt động phân tích tài chính của doanh nghiệp. Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay.
  9. Những hạn chế trong phân tích tài chính doanh nghiệp? Liên hệ vấn đề này ở Việt Nam?
  10. Năm ngoái, công ty X có doanh thu $300,000, chi phí hoạt động là $280,000 và tổng tài sản ở thời điểm cuối năm là $200,000. Tỷ số Nợ/ tổng tài sản là 30%, lãi suất vay vốn là 10%, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. Giám đốc tài chính mới muốn thấy ROE thay đổi thế nào nếu công ty sử dụng tỷ số nợ là 50%. Giả định rằng doanh thu và tổng tài sản không bị ảnh hưởng, và lãi suất và thuế suất thuế thu nhập không đổi. ROE thay đổi bao nhiêu khi cơ cấu vốn thay đổi?
  11. Công ty Minh An dự kiến doanh thu năm tới là $300,000 và chi phí hoạt động là $270,000. Công ty sẽ có tài sản là $200,000 và dự án hiện tại sẽ được tài trợ bởi 30% Nợ và 70% vốn chủ sở hữu. Lãi suất vay vốn là 10%, nhưng tỷ số TIE phải được giữ tối thiểu là 4.0. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. Giám đốc tài chính mới của công ty muốn xem ROE thay đổi như thế nào nếu công ty tăng tỷ số Nợ lên tối đa nhưng vẫn giữ TIE theo yêu cầu. Giả định rằng doanh thu, chi phí hoạt động, tài sản, lãi suất và thuế suất không đổi. ROE thay đổi bao nhiêu khi cơ cấu vốn thay đổi?
  12. Một công ty mới đang phát triển kế hoạch kinh doanh của mình. Công ty cần lượng tài sản là $600,000, và công ty dự kiến tạo ra $435,000 doanh thu và $350,000 chi phí hoạt động năm đầu tiên. Công ty tương đối chắc chắn về các con số này dựa trên cơ sở các hợp đồng đã ký với khách hàng và các nhà cung cấp. Công ty có thể vay nợ ở mức lãi suất 7.5%, nhưng ngân hàng yêu cầu công ty phải có TIE tối thiểu là 4.0, và nếu TIE của công ty giảm xuống dưới mức ngân hàng yêu cầu ngân hàng sẽ đòi lại các khoản cho vay và công ty sẽ phá sản. Hỏi tỷ số Nợ lớn nhất mà công ty có thể sử dụng là bao nhiêu?
  13. Công ty A bán hàng với điều kiện cho phép khách hàng mua chịu trong vòng 32 ngày. Doanh thu năm ngoái là $550,000, các khoản phải thu tại thời điểm cuối năm là $55,000. Nếu DSO của công ty thấp hơn thời hạn tín dụng 32 ngày, thì khách hàng đang trả nợ đúng thời hạn. Ngược lại, nghĩa là khách hàng đang trả nợ chậm. Hỏi khách hàng trả nợ sớm/muộn bao lâu? Trả lời câu hỏi dựa trên phương trình sau: DSO - thời hạn tín dụng = Số ngày sớm/muộn, giả sử 1 năm có 365 ngày. Nếu giá trị dương là khách hàng đang thanh toán chậm.
  14. Năm ngoái, công ty A có tổng tài sản là $300,000, doanh thu là $450,000, lợi nhuận sau thuế là $30,000, và tỷ số Nợ/TS là 40%. Giám đốc tài chính mới của công ty tin rằng công nghệ mới sẽ làm giảm chi phí và vì vậy tăng lợi nhuận sau thuế lên mức $40,000. Tổng tài sản, doanh thu và tỷ số Nợ không bị ảnh hưởng. Việc giảm chi phí sẽ cải thiện ROE thế nào?

Xem thêm thông tin:

⇒ Công Ty Tnhh Trò Chơi Giải Trí Huyền Nam
⇒ Công Ty Tnhh May Mặc Sơn Giang Hồng
⇒ Công Ty Tnhh Tm Trung Hiếu Phú Thọ
⇒ Công Ty Tnhh Tư Vấn Dịch Vụ Maymặc Tommy Dao

3 điểm

  1. Công ty A có Bảng CĐKT ngày 31/12/N như sau (đơn vị: triệu đồng):

Tài sản

31/12/N

Nguồn vốn

31/12/N

I. Tài sản ngắn hạn:

?

I. Nợ:

?

    1. Tiền

?

    1. Phải trả

50

    2. Phải thu

?

    2. Vay ngắn hạn

?

    3. Hàng tồn kho

100

    3. Vay dài hạn

150

II. Tài sản dài hạn:

?

II. Vốn chủ sở hữu:

600

    1. Tài sản cố định

?

    1. Vốn góp

350

    2. Lợi nhuận giữ lại

?

Tổng Tài sản

1,000

Tổng Nguồn vốn

?

Biết tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 0.8; khả năng thanh toán tức thời của công ty là 0.6.

Yêu cầu: Hoàn thiện Bảng cân đối kế toán của công ty A tại ngày 31/12/N.

  1. Công ty A có Bảng CĐKT ngày 31/12/N như sau (đơn vị: triệu đồng):

Tài sản

31/12/N

Nguồn vốn

31/12/N

I. Tài sản ngắn hạn:

?

I. Nợ:

?

    1. Tiền

?

    1. Phải trả

50

    2. Phải thu

?

    2. Vay ngắn hạn

?

    3. Hàng tồn kho

100

    3. Vay dài hạn

150

II. Tài sản dài hạn:

?

II. Vốn chủ sở hữu:

600

    1. Tài sản cố định

?

    1. Vốn góp

350

    2. Lợi nhuận giữ lại

?

Tổng Tài sản

1,000

Tổng Nguồn vốn

?

Biết tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 0.8; khả năng thanh toán tức thời của công ty là 0.6.

Yêu cầu: T­ính tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty.

  1. Công ty A có Bảng CĐKT tại ngày 31/12/N như sau (đơn vị: triệu đồng):

Tài sản

31/12/N

Nguồn vốn

31/12/N

I. Tài sản ngắn hạn:

?

I. Nợ:

?

    1. Tiền

?

    1. Phải trả

50

    2. Phải thu

?

    2. Vay ngắn hạn

?

    3. Hàng tồn kho

100

    3. Vay dài hạn

150

II. Tài sản dài hạn:

?

II. Vốn chủ sở hữu:

600

    1. Tài sản cố định

?

    1. Vốn góp

350

    2. Lợi nhuận giữ lại

?

Tổng Tài sản

1,000

Tổng Nguồn vốn

?

Biết tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 0.8; khả năng thanh toán tức thời của công ty là 0.6; lợi nhuận sau thuế là 300 (triệu đồng); giả định lãi suất vay vốn đối với tất cả các khoản nợ vay là 10%; thuế suất thuế TNDN là 25%.

Yêu cầu: Tính tỷ số khả năng thanh toán lãi vay (TIE) của công ty.

  1. Công ty A có Bảng CĐKT tại ngày 31/12/N như sau (đơn vị: triệu đồng):

Tài sản

31/12/N

Nguồn vốn

31/12/N

I. Tài sản ngắn hạn:

?

I. Nợ:

?

    1. Tiền

?

    1. Phải trả

200

    2. Phải thu

?

    2. Vay ngắn hạn

?

    3. Hàng tồn kho

?

    3. Vay dài hạn

?

II. Tài sản dài hạn:

700

II. Vốn chủ sở hữu:

800

    1. Tài sản cố định

?

    1. Vốn góp

?

    2. Lợi nhuận giữ lại

300

Tổng Tài sản

?

Tổng Nguồn vốn

?

Doanh thu thuần = 1,050 triệu đồng; lãi gộp = 20% doanh thu thuần. Biết vòng quay tiền = 3.5; kỳ thu tiền bình quân = 36 ngày; vòng quay HTK = 4.2 vòng; khả năng thanh toán ngắn hạn = 1.635. Giả sử 1 năm có 360 ngày.

Yêu cầu: Hoàn thiện Bảng cân đối kế toán của công ty A tại ngày 31/12/N.

  1. Hãy điền vào bảng sau những thông tin còn thiếu của doanh nghiệp A dựa vào các thông tin như sau:

Tỷ số nợ = 40%

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = 1.5

Lãi gộp = 80% doanh thu

Kỳ thu tiền bình quân = 18 (Giả định 1 năm có 360 ngày).

Vòng quay HTK = 6

Khả năng thanh toán nhanh = 0.8

Bảng cân đối kế toán 31/12/N

Đơn vị: Triệu đồng

TS

31/12/N

NV

31/12/N

1. Tiền

?

1. Phải trả

2,000

2. Phải thu

?

2. Vay ngắn hạn

?

3. HTK

?

3. Vay dài hạn

60,000

4. TSCĐ

?

4. Vốn CP thường

?

5. LNGL

95,000

Tổng TS

?

Tổng NV

370,000

  1. Cho biết tình hình tài chính công ty A như sau:

Kỳ thu tiền bình quân = 42 ngày (Giả định 1 năm có 365 ngày).

Vòng quay HTK = 3

Tỷ trọng nợ = tỷ trọng VCSH

Khả năng thanh toán ngắn hạn = 3

Giá vốn hàng bán = 67.5% doanh thu

Doanh lợi doanh thu = 7%

Thuế suất thuế TNDN = 25%

Báo cáo kết quả kinh doanh năm 200X:

1. Doanh thu: 8,000

2. Giá vốn hàng bán: ?

3. Lãi gộp: ?

4. Chi phí bán hàng và QLDN: ?

5. Lãi vay: 400

6. LNTT: ?

7. Thuế TNDN: ?

8. LNST: ?

Bảng cân đối kế toán 31/12/200X

Đơn vị: Triệu đồng

TS

31/12/200X

NV

31/12/200X

I. TS ngắn hạn

I. Nợ phải trả

?

1. Tiền

500

1. Nợ ngắn hạn

?

2. Phải thu

?

- Phải trả

400

3. HTK

?

- Phải nộp

?

- Vay ngắn hạn

200

2. Nợ dài hạn

?

II. TS dài hạn

?

II. VCSH

3,750

1. TSCĐ

?

1. VCSH

3,750

Tổng TS

?

Tổng NV

?

Yêu cầuĐiền vào bảng những thông tin còn thiếu.