Cắt tuyến giáp có mang thai được không

Bệnh cường giáp ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và cả quá trình mang thai của người mẹ. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về bệnh là điều rất cần thiết có thể giúp bạn cách xử lý thích hợp khi gặp những triệu chứng của bệnh.

Uống thuốc tuyến giáp có ảnh hưởng đến thai nhi không là lo lắng chung của nhiều bà mẹ phát hiện có thai khi đang điều trị tuyến giáp. Mặc dù các nghiên cứu cho thấy thuốc chữa tuyến giáp ít ảnh hưởng đến thai nhi, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, thông thường thai phụ được chỉ định dùng thuốc chữa tuyến giáp với liều thấp nhất. Khi dùng thuốc, mẹ và bé cũng cần được theo dõi chặt chẽ suốt thai kỳ.

Việc phẫu thuật tuyến giáp thường ít gặp phải biến chứng. Tuy nhiên, cũng giống như các loại phẫu thuật khác, phẫu thuật tuyến giáp cũng có những rủi ro nhất định. Do đó, cần biết ảnh hưởng có thể gặp sau khi cắt bỏ tuyến giáp để biết cách xử trí kịp thời nếu biến chứng xảy ra sau cắt 2 thùy tuyến giáp.

Cường giáp và bướu cổ đơn thuần đều có đặc điểm là tuyến giáp tăng lên về kích thước. Tuy nhiên khác nhau về chức năng nội tiết tuyến giáp, bướu cổ đơn thuần không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, còn cường giáp gây rối loạn chức năng tuyến giáp ảnh hưởng đến các cơ quan trên cơ thể.

Bệnh cường giáp ở phụ nữ đang mang thai có nguy hiểm? Là câu hỏi thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Cường giáp khi mang thai ảnh hưởng không nhỏ đến cả mẹ và bé. Ngoài ra một số phương pháp điều trị cần lưu ý đối với phụ nữ có thai bị cường giáp.

Cơ thể bị thiếu hormon tuyến giáp hay còn gọi là suy giáp nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Khi bà mẹ mang thai bị thiếu hụt hormon tuyến giáp còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

HỏiEm muốn hỏi bác sĩ, bây giờ em bị polyp cổ tử cung có nên cắt không ạ? Cuối năm em muốn có em bé thì có ảnh hưởng đến việc mang thai không ạ? Em cảm ơn bác sĩ.Câu hỏi khách hàng ẩn danhTrả lờiChào bạn. Cắt polyp cổ tử cung là một thủ thuật ngoại khoa để loại bỏ những khối polyp ra khỏi cổ tử cung. Đa phần những polyp nhỏ và lành tính thì không cần thiết phải điều trị nếu không gây ra bất kỳ một triệu chứng khó chịu nào. Đối với những khối có kích thước lớn, đang viêm nhiễm hoặc là polyp ác tí...

Theo phân tích của các chuyên gia y học, phụ nữ trong quá trình mang thai nếu bị bệnh lý tuyến giáp sẽ gây nguy hiểm cho thai phụ và gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển trí não của thai nhi.

Bệnh Basedow là một tình trạng có liên quan đến sự hoạt động quá mức của tuyến giáp, khiến sản sinh ra lượng hormone thyroid dư thừa trong cơ thể, từ đó gây ra bệnh cường giáp. Bệnh Basedow còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản của phụ nữ, bao gồm các vấn đề như sảy thai, dị tật thai nhi, thai chết lưu, thậm chí là vô sinh.

Hỏi: Chào bác sĩ! Ba tôi năm nay 75 tuổi, ông đang bị bệnh ung thư tiền liệt tuyến và bác sĩ yêu cầu cắt bỏ 2 tinh hoàn. Bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên có nên cắt bỏ hay không, vì tôi lo ngại sức khỏe của ông. Ông hiện đang có bệnh huyết áp cao, bệnh hen suyễn và khi cắt bỏ thì có khả năng di căn không và bao nhiêu phần trăm hồi phục bệnh của ông? Ông cũng được chẩn đoán là có nhiều hạch ở ruột. Bác sĩ có thể tư vấn thêm giúp tôi nên chăm sóc và có chế độ ăn như thế nào để tốt nhất cho sức khỏ...

Nếu được phát hiện tử cung có vách ngăn, người bệnh nên được các bác sĩ sản phụ khoa khám theo dõi, tư vấn và có chỉ định điều trị thích hợp để tránh những ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh sản cũng như quá trình mang thai và chuyển dạ, bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bị bệnh bướu cổ do cường giáp hoặc suy giáp thì ít nhiều sẽ có ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu như đã phòng ngừa mà vẫn mắc phải Bướu lành, bướu cổ basedow mang thai thì cũng không nên quá lo lắng mà hãy tìm hiểu xem có thể bảo vệ thai bằng cách nào.

Viêm amidan là căn bệnh khó chịu, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy đây là một bệnh lành tính, nhưng nếu không chữa trị kịp thời và dứt điểm sẽ dẫn tới nguy cơ viêm nhiễm toàn bộ vùng họng, ung thư amidan, ngưng thở khi ngủ, viêm màng tim... Vậy viêm amidan có nên cắt không?

Phụ nữ vẫn có khả năng mang thai bình thường ngay cả khi đã cắt 1 bên vòi trứng, với điều kiện cả hai buồng trứng vẫn còn nguyên vẹn.

Tuyến giáp tạo ra các hormone giúp kiểm soát nhiều phần của quá trình trao đổi chất, như nhịp tim đập nhanh và tốc độ đốt cháy calo. Phụ nữ có nhiều khả năng gặp vấn đề với tuyến giáp hơn nam giới. Các nghiên cứu đã cho thấy cứ 8 phụ nữ thì có 1 người bị ảnh hưởng. Các vấn đề phổ biến nhất với tuyến giáp là suy giáp, khi tuyến không sản xuất đủ hormone và cường giáp, khi nó tạo ra quá nhiều.

Tuyến giáp là cơ quan nội tiết quan trọng trong cơ thể người. Khi bộ phận này bị ảnh hưởng, việc sinh con và các hormone nội tiết của người phụ nữ cũng sẽ suy giảm. Đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp, việc mang thai sau điều trị là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư có tiên lượng sống khá tốt. Nếu được điều trị kịp thời, tiên lượng sống sau 5 năm của bệnh nhân là 90-97%.

Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm ngay truớc khí quản với chức năng tiết ra các hormone có tác dụng điều hoà thân nhiệt, nhịp tim, liên quan đến sinh trưởng, sinh dục… và thu thập các yếu tố dinh dưỡng cho cơ thể. Ung thư tuyến giáp nói chung là một bệnh có tiên lượng khá tốt vì khả năng chữa khỏi cao và tỉ lệ sống thêm sau điều trị rất cao so với các loại ung thư khác (100 người chỉ có 3 người tử vong).

Ung thư tuyến giáp thường có hai dạng:

– Trên 80% là thể nang và thể nhú. 2 thể này tiên lượng rất tốt, nếu giai đoạn sớm có thể khỏi bệnh gần 100%. Điều trị bằng phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, sau đó xạ trị bằng iốt phóng xạ I-131, không có hoá trị.

– Trên 10% còn lại là một số thể khác. Các thể này khá ác tính thường phải phẫu thuật, hoá trị, xạ trị.

1. Ảnh hưởng đến cơ thể sau khi phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính trong ung thư tuyến giáp. Sau mổ cắt tuyến giáp toàn bộ người bệnh sẽ bị đau nhẹ, sợ vận động vùng cổ (không nên sợ đau mà không vận động hãy tập xoay cổ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh bị xơ dính sẹo mổ), mệt mỏi do thiếu hụt hormone tuyến giáp.

Bệnh nhân sau mổ còn có thể còn bị khàn tiếng, ăn sặc nếu trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ không bảo tồn được dây thần kinh thanh quản. Các biến chứng này sẽ giảm dần và nếu được bổ sung hormone thì cơ thể sẽ quay trở về trạng thái bình thường trong khoảng 1 tháng. Bệnh nhân nên giữ thái độ lạc quan để yên tâm theo dõi, điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ. 

Đối với bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp, cần hạn chế tối đa các thức ăn có iốt như muối iốt, hải sản, rau câu… để phục vụ điều trị iốt phóng xạ cho kết quả tốt nhất. Trong và sau quá trình điều trị, chị và gia đình cần động viên người bệnh, giữ vững tinh thần lạc quan, đối mặt với căn bệnh. 

Bệnh nhân có thể có cảm giác miệng khô, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng miệng dẫn đến quá trình biếng ăn sau điều trị bằng phóng xạ I-131. Lúc này người nhà nên xây dựng thực đơn phù hợp cho người bệnh: 

- Tuyệt đối không được bỏ bữa

- Ăn những thực phẩm có nhiều protein và nhiều calo như phomat, sữa bột…

- Bổ sung đồ uống dinh dưỡng như nước yến, nước cốt gà,… để tăng cường khoáng chất, sức đề kháng của cơ thể. 

- Tránh các thức ăn có nhiều iốt như hải sản

- Bệnh nhân nên ăn nhiều thức ăn có tính nhuận tràng, có thể dùng thuốc để tăng khả năng đào thải lượng iod phóng xạ ra ngoài cơ thể, giảm mức độ ảnh hưởng tới cơ thể.

- Tăng cường những thức ăn có tính nhuận tràng như đu đủ, rau lang, đậu bắp,… thậm chí dùng thuốc nhuận tràng để có thể đi ngoài 1-2 lần/ngày nhằm tăng khả năng đào thải lượng iốt phóng xạ trong cơ thể ra ngoài, giảm tối đa mức ảnh hưởng của nó lên sức khỏe người bệnh.

- Tăng cường uống nước hàng ngày đầy đủ để tránh khô miệng đồng thời cũng tăng đào thải các iốt phóng xạ dư thừa ra khỏi cơ thể. Có thể sử dụng các loại kẹo như kẹo gừng, bạc hà, chanh để kích thích nước bọt và giảm cảm giác buồn nôn.

- Vệ sinh vùng miệng thường xuyên để đảm bảo sức khỏe. Cố gắng vận động, đi bộ để tăng cường sức khỏe và tiêu hóa.

- Tập luyện, vận động nhẹ nhàng để bộ máy tiêu hóa hoạt động lại.

3. Phụ nữ sau điều trị ung thư tuyến giáp có con được không?

Bệnh nhân sau điều trị ung thư tuyến giáp có thể mang thai được. Sau khi mổ cắt toàn bộ tuyến giáp, người bệnh cần phải uống hormone giáp thay thế (levothyroxin) mỗi ngày.

Việc uống thuốc này không ảnh hưởng đến thai nhi. Khi có thai, cần chú ý tái khám để điều chỉnh liều thuốc uống cho đúng bởi bào thai làm nhu cầu hormon giáp tăng lên và việc bổ sung hormon giáp đầy đủ rất quan trọng tới sự phát triển của thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Đối với bệnh nhân phải điều trị I-131, cần ít nhất 6 tháng sau điều trị mới nên mang thai.