Phun thuốc sâu bao lâu thì hết mùi

Hóa chất, thuốc trừ sâu, chất bảo quản thực phẩm luôn là nỗi lo lắng của bà nội trợ. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp chị em chọn được những thực phẩm an toàn nhất cho gia đình.

1. Những thực phẩm nào chứa nhiều thuốc trừ sâu nhất? Kết quả giám sát về tình hình tồn dư hóa chất trên rau, quả từ năm 2008 đến nay do Bộ NN-PTNT tiến hành thì nhóm rau ăn lá có nguy cơ mất an toàn thực phẩm hơn rau ăn quả. Trong đó, các loại rau có nguy cơ cao là rau muống, rau ngót, cải xanh, đậu đỗ. Loại rau, củ có ít nguy cơ nhất là bí xanh, bí đỏ. Đối với nhóm hoa quả tươi thì nho tươi là loại quả có nguy cơ cao nhất. Kế tiếp nho là dưa lê, chuối. Nhóm có nguy cơ thấp nhất lại là cam và xoài. Các vùng sản xuất, kinh doanh rau quả của các tỉnh phía Bắc có nguy cơ mất an toàn cao hơn khu vực miền Trung, các tỉnh phía Nam là khu vực có nguy cơ thấp nhất. Rau quả thường có có dư lượng thuốc trừ sâu bởi vì phiến lá của rau mềm mại, lượng nước nhiều, các loại sâu, trùng thích ăn nên khi trồng phải phun nhiều thuốc trừ sâu bảo vệ. Rau gia vị có lượng thuốc trừ sâu ít hơn do tinh dầu trong các rau này chính là thuốc đuổi côn trùng tự nhiên. Sâu bệnh rất thích đậu đũa, hẹ nên thường bị phun nhiều thuốc trừ sâu, trong đó có nhiều thuốc trừ sâu có tộc tính cao. Dưa chuột, cà chua do độ ẩm môi trường phát triển lớn dễ sinh bệnh, nên thuốc diệt nấm khuẩn nhiều. So với thuốc trừ sâu, thuốc diệt khuẩn nấm gây nguy hại cho cơ thể ít hơn. Có một số loại quả bên trong hư hỏng nhưng bên ngoài vẫn còn tươi do sử dụng hoá chất bảo quản, do đó phải xem kĩ trước khi mua. Người đi chợ có thể phát hiện hoá chất trong rau quả bằng cách đơn giản là ngửi và nhúng vào nước. Nếu ngửi nhanh thấy mùi hắc và hôi thì trong đó còn dư lượng của thuốc trừ sâu.

2. Phương pháp đơn giản sau giúp giảm nhẹ thuốc trừ sâu:

Ngâm rau trong nước sạch khoảng 5-10 phút mới rửa hoặc dùng nước vo gạo để ngâm, mục đích để trung hòa tính độc tố ở thuốc trừ sâu. Dùng nước muối 5% rửa rau. Dưa chuột, cà tím hoặc những loại củ quả có lượng thuốc trừ sâu đậm đặc tốt nhất là rửa sạch, gọt vỏ ngoài mới ăn. Làm nóng ở nhiệt độ cao cũng làm cho thuốc trừ sâu phân giải, một số loại rau chịu nhiệt như súp lơ, đỗ, rau cần…sau khi rửa sạch, chần qua bằng nước nóng 2 phút làm cho lượng thuốc trừ sâu suy giảm 30%., sau đó nấu ở nhiệt độ cao, như vậy sẽ tẩy trừ được 90% lượng thuốc trừ sâu. Ánh nắng mặt trời làm cho lượng thuốc trừ sâu trên rau bị phá vỡ, phân giải. Để rau dưới ánh nắng mặt trời 5 phút, lượng thuốc trừ sâu tàn lưu trên rau như thủy ngân hữu cơ, clo hữu cơ giảm được khoảng 60%. Khi đi mua rau, chọn rau quả còn tươi, toàn vẹn, không bị trầy xước, bị héo úa, giập nát, hoặc dính các chất lạ, có hình dạng bên ngoài bình thường, có màu sắc tự nhiên, giòn chắc, cầm nặng tay.

Tránh mua rau quả gọt vỏ và xắt sẵn, ngâm nước ở ngoài chợ vì ngoài việc nguồn nước ngâm không đảm bảo vệ sinh hay có hoà các hoá chất độc hại để giữ trắng, giòn, các sinh tố vốn có trong rau tươi như sinh tố C, dễ bị hoà tan và mất đi trong nước ngâm.


Nguồn dailo.vn

Phun thuốc sâu bao lâu thì hết mùi

Vào những ngày này, trên các cánh đồng tại quê lúa đi đâu cũng bắt gặp cảnh tượng từng người phun thuốc trừ sâu giăng hàng chĩa những chiếc cần nhả những làn mưa bụi trắng xóa trên những thửa ruộng xanh rì. Ngả chiếc bình phun thuốc sâu trên vai xuống đầu bờ mương, ông Hà Văn Hinh (62 tuổi) ở thôn Tống Thỏ (xã Đông Mỹ, T.P Thái Bình) bộc bạch: “Vụ này bệnh đạo ôn hoành hành ác quá, tôi “chạy xô” không xuể. Từ giờ đến trưa phải làm xong cho người ta ba mảnh ruộng nữa mới nghỉ được. Nếu không có chúng tôi làm cái nghề này, anh bảo ruộng có mà úa mốc hết à…”. Theo ông Hinh thì làng ông hai năm nay có đến gần chục người hành nghề phun thuốc trừ sâu thuê. Công việc này, trước đây vốn là của những người nông dân có ruộng canh tác, nhưng do thời gian gần đây đàn ông và các thanh niên ở các làng quê đều rủ nhau đi làm ăn xa, nên mỗi khi đến kỳ phun thuốc trừ sâu lại không có người làm. Cũng chính vì vậy mà mấy năm nay công việc này đã trở thành nghề mới của một số người dân nơi đây.

Ban đầu, nghề này chủ yếu do đàn ông làm, nhưng thời gian gần đây cả phụ nữa cũng tham gia. Bà Phạm Thị Tuy ở thôn Lê Lợi (xã Đông Xuân, huyện Đông Hưng, Thái Bình) cho hay, nhà bà có hơn 4 sào ruộng, cứ đến thời điểm thu hoạch thì chồng và con mới chạy về giúp đỡ, còn cứ xong vụ cấy là chồng, con bà lại khăn gói lên thành phố để kiếm tiền. Từ hoàn cảnh đó, mà công việc phun thuốc trừ  sâu cho lúa của gia đình bà làm lâu dần thành quen, rồi hàng xóm thuê mướn và cái nghề này đã theo bà được hơn ba năm nay. Để làm cái nghề này, người hành nghề chỉ việc sắm một chiếc bình phun, một cái xô, bộ quần áo mưa, còn ai cần thận nữa thì mua thêm đôi ủng (loại dày nhựa mỏng để lội bùn nước). Tất cả đầu tư cho một bộ đồ nghề trên khoảng gần 500 ngàn đồng. Ông Hinh cho biết, giá tiền công phun thuốc tại thời điểm hiện nay là 20 ngàn/1 bình, trung bình mỗi ngày vào thời điểm dịch phun thuốc người hành nghề cũng kiếm được khoảng gần 300 ngàn (phun được khoảng 1 mẫu/ ngày, trung bình cứ 3 bình phun được 2 sào).

Thông thường nhà nào thuê thì họ đã mua thuốc trừ sâu chuẩn bị sẵn, người phun chỉ việc ra nhận ruộng và thực hiện công việc. Nhưng theo ông Hinh và bà Tuy thì cũng có nhà sau khi thăm ruộng phát hiện lúa bị sâu, bệnh họ chỉ việc điện thoại là ông, bà lo cho đẩy đủ từ A - Z.

Khi được hỏi liệu có khi nào “tác nghiệp” nhầm sang ruộng của người khác không, thì được ông Hinh quả quyết: “Nhà nào cấy giống gì, cấy hôm nào, chân ruộng cao, thấp chúng tôi còn biết nữa là địa điểm ruộng”. Mới nghe qua, thấy có vẻ hành nghề này cũng khá đơn giản, nhưng theo bà Tuy để trở thành “tay phun” có uy tín trong làng, thì người làm nghề cũng cần có những ngón nghề tinh xảo. “Phải sắm ngay một loại cần phun dài, mắt mèo đôi (mấu đầu vòi phun nước) thì phun mới nhanh làm mới được nhiều việc, cần phun không để cong, zoong đệm trong mắt mèo phải khít. Có thợ còn đầu tư mua hẳn bình phun chạy bằng mô - tơ đắt đến tiền triệu …” - Bà Tuy bật mí! Ngoài ra, theo kinh nghiệm của các thợ hành nghề phun thuốc sâu ở Thái Bình, muốn cho công việc được hiệu quả, thì ngay sau khi nhận việc người thợ tối trước phải xem dự báo thời tiết để biết được hôm sau mưa nắng thế nào, ra ruộng xem lúa có sương không, hướng gió thế nào, lúa đang trong giai đoạn bị sâu, bệnh nặng nhẹ ra làm sao, thì mới đưa ra phương pháp thực hiện hiệu quả được.

Hại người, hại môi trường…

Phun thuốc trừu sâu là công việc độc hại, do vậy khi thực hiện công việc này đòi hỏi người lao động cần có đầy đủ các bảo hộ cần thiết. Thế nhưng trên thực tế hiện nay, phần lớn những người làm công việc này hầu như đều không trang bị cho mình những dụng cụ bảo vệ độc hại. Vật dụng bảo vệ cơ thể mang theo của những người đi hành nghề phun thuốc trừ sâu rất thô sơ, chỉ là chiếc nón lá, khăn bịt miệng bằng vải và những bộ quần áo sờn cũ kỹ. Do đó, mỗi khi tiếp xúc với các loại thuốc sâu bốc mùi lên vào những hôm nắng gắt, hay vô tình để nước trong bình sóng bắn thấm vào người thì tình trạng sức khỏe của những người hành nghề này khó có thể nói là không bị ảnh hưởng. Theo ông Hinh và bà Tuy, thì trong nhóm hành nghề này của ông bà đã có trường hợp xảy ra choáng váng trong khi đang phun thuốc, mẩn ngứa, nổi mụn tấy đỏ ở tay, lưng. “Cũng nghe nói là công việc này độc hại, nhưng tất cả là do mưu sinh thôi anh ạ! Giờ còn khỏe làm kiếm được đồng nào thì cứ làm, tránh được cái gì thì tránh còn sau có bị làm sao thì cũng đành chịu thôi anh ạ…” - ông Hinh thổ lộ!

Trong thời gian qua các phương tiện truyền thông đại chúng đã nhiều lần phản ảnh về việc quá trình thực hiện phun thuốc trừ sâu có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường. Nhưng phần thì do việc vì mưu sinh của người dân, phần lại do nhận thức có hạn và thói quen tùy tiện của nhiều nông dân nên việc phun thuốc trừ sâu luôn tiềm ẩn những tác hại khôn lường. Bên cạnh đó, cứ mỗi khi vào thời điểm phun thuốc trừ sâu cho lúa là các địa phương cũng chỉ thông báo lịch phun, thuốc phun, ngày phun tập trung…cho nông dân biết chứ ít có địa phương nào tuyền truyền hướng dẫn kỹ việc bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường tới người dân trước những kỳ xuất hiện dịch bệnh.

Theo thống kê của Vụ Điều trị (Bộ Y tế) chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2011, cả nước có trên 3 nghìn vụ nhiễm độc thuốc trừ sâu với gần 3 nghìn người mắc và đã có trên 100 người tử vong.

Có tới 90% người dân không dùng kính bảo hộ để che chắn khi phun thuốc - theo điều tra của Trung tâm nghiên cứu liên ngành Phát triển nông thôn (Đại học nông nghiệp Hà Nội

  • Khi thời tiết thay đổi dịch bệnh và côn trùng thường phá hoại mùa màng. Các hộ nông dân buộc phải tìm giải pháp là phun các loại thuốc trừ sâu đang bán trên thị trường hiện nay để ngăn chặn dịch bệnh và sâu rầy hại cây trồng. Vì các thuốc trừ sâu trên thị trường hiện nay đa số có chứa nhiều hóa chất độc hại. Nên khi xử lý cần phải được cách ly. Vậy cách ly trong khoảng thời gian bao nhiêu đủ an toàn, ít bị ảnh hưởng từ các hóa chất trong thuốc nhất ?

Phun thuốc sâu bao lâu thì hết mùi

  • Theo nghiên cứu, ngay sau khi phun thuốc trừ sâu bệnh lên cây trồng sẽ không tiêu tán hết ngay. Thời gian thuốc sâu bám vào cây nông nghiệp cho đến khi phân giải và tiêu tán hết dài hay ngắn đều không giống nhau. Lượng thuốc này có thể gây độc cho người và gia súc khi ăn nông sản. Phải qua một thời gian thuốc mới phân hủy xuống mức không còn gây hại cho người và gia súc
  • ​Thời gian cách ly khác nhau với từng loại thuốc trên mỗi loại cây trồng và nông sản tùy theo tốc độ phân hủy của thuốc trên cây trồng và nông sản đó. Và khoảng thời gian cách ly sau khi phun thuốc trừ sâu thường dao động từ 4 - 14 ngày mới được thu hoạch về và được coi là an toàn.
  • Theo quy định của nhà nước, trên nhãn bao bì của mỗi loại thuốc trừ sâu đều phải ghi rõ thời gian cách ly để người sử dụng thuốc biết mà thực hiện.

Phun thuốc sâu bao lâu thì hết mùi

  • Bởi vì trong thuốc có rất nhiều các hóa chất. khi xử lý có mùi hắc, sock gây mùi rất khó chịu. Nếu con người hít phải với liều lượng nhiều có thể gây ngộ độc. Một thời gian dài sẽ gây ra một số bệnh như ung thư rất nguy hiểm.
  • Cách ly chỉ là làm cho người sử dụng không bị tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại. Còn người sử dụng vẫn sẽ bị ảnh hưởng của hóa chất khi thuốc vẫn còn tồn lưu trong không khí.

Phun thuốc sâu bao lâu thì hết mùi

Phun thuốc sâu bao lâu thì hết mùi

Phun thuốc sâu bao lâu thì hết mùi

Phun thuốc sâu bao lâu thì hết mùi

Phun thuốc sâu bao lâu thì hết mùi

Phun thuốc sâu bao lâu thì hết mùi

Được nghiên cứu và sản xuất tại Việt Nam và được Cục bảo vệ thực vật công nhận an toàn tuyệt đối với con người. Khi sử dụng các sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học Exin bạn hoàn toàn không phải cách ly, không cần bảo hộ, thậm chí nếu uống phải cũng không gây tổn hại đến sức khỏe. Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học Exin chính là bạn đang bảo vệ chính mình, mọi người xung quanh và môi trường.

Liên hệ với chúng tôi để được sử dụng ngay các sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học Exin :
Địa chỉ: 103/18 đường 18, Phường 8, Quận Gò Vấp,TPHCM
Hotline: 0909.878.579 - 0913.116.650
Website: www.exinbiotech.com
Email:

Phun thuốc sâu bao lâu thì hết mùi