Cấp trên của cục thi hành án là cấp nào

(Chinhphu.vn) - Quyết định 19/2023/QĐ-TT ngày 2/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi cơ cấu nhân sự, tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự. Quyết định 19/2023/QĐ-TT có hiệu lực thi hành từ 20/9/2023.

Cấp trên của cục thi hành án là cấp nào

Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có không quá 05 đơn vị cấp phòng

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết dịnh 19/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp.

Tổng cục Thi hành án dân sự có không quá 04 Phó Tổng cục trưởng

Theo đó, Quyết định bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Thi hành án dân sự. Cụ thể, Tổng cục Thi hành án dân sự chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh trong việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính.

Quyết định cũng sửa đổi cơ cấu nhân sự của Tổng cục Thi hành án dân sự. Theo đó, Tổng cục Thi hành án dân sự có Tổng Cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng (quy định cũ không quá 3 Phó Tổng cục trưởng).

Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có không quá 05 đơn vị cấp phòng

Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg quy định Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có các phòng chuyên môn và tổ chức tương đương trực thuộc.

Còn tại Quyết định 19/2023/QĐ-TTg, quy định trên được sửa đổi là: Căn cứ khối lượng công việc, chỉ tiêu biên chế được giao, tiêu chí thành lập phòng theo quy định của Chính phủ, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có không quá 05 đơn vị cấp phòng. Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 06 đơn vị cấp phòng.

Giải thể Trung tâm Thống kê, Quản lý dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin

Quyết định 19/2023/QĐ-TTg sửa đổi cơ cấu tổ chức của Tổng cục thi hành án dân sự.

Cụ thể, Vụ Quản lý Thi hành án hành chính (gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 3) được sửa đổi thành Vụ Quản lý Thi hành án hành chính, thống kê và dữ liệu thi hành án (gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 3).

Trung tâm Thống kê, Quản lý dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin được sửa đổi thành Tạp chí điện tử Thi hành án dân sự.

Quyết định nêu rõ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp tổ chức việc giải thể Trung tâm Thống kê, Quản lý dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin; thực hiện các công việc về tổ chức và hoạt động của Tạp chí điện tử Thi hành án dân sự trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.

Chức trách, nhiệm vụ của Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có một thắc mắc mong được ban biên tập giúp đỡ. Chức trách, nhiệm vụ của Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật!

Minh Thư (thu****@gmail.com)

Chức trách, nhiệm vụ của Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự được quy định tại Khoản 1 Điều 17 Thông tư 02/2017/TT-BTP hướng dẫn nội dung quản lý công, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự như sau:

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật trong việc lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự; bảo đảm để Chi cục Thi hành án dân sự hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Chi cục trưởng có các nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan;

- Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện đơn vị trong việc tổ chức triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện phân công, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công chức, người lao động hoàn thành nhiệm vụ;

- Lãnh đạo đơn vị tổ chức thực hiện các chủ trương, đề án, kế hoạch, chương trình công tác; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được giao;

- Trên cơ sở thực tiễn công tác, đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự ở địa phương;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, theo chỉ đạo của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Trên đây là quy định về Chức trách, nhiệm vụ của Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 02/2017/TT-BTP (Có hiệu lực từ ngày 07/5/2017).