Cẩn tắc vô áy náy tiếng Trung

Cẩn tắc vô áy náy được hiểu nôm na là làm gì đó cẩn thận, ban đầu kĩ càng thì về sau sẽ đỡ mất công lo lắng và suy nghĩ về nó. Vậy cẩn tắc vô áy náy là gì? Có nguồn gốc từ đâu? Và cách vận dụng thành ngữ này như thế nào? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng theo dõi. 

Trong Ngụy Cổ văn Thượng thư, thiên Duyệt mệnh Trung có viết câu thành ngữ này “惟事事,乃其有备, 有备无患 ” “Wéi shì shì, nǎi qí yǒu bèi, yǒubèiwúhuàn”. Khi dịch ra tiếng Việt đó là: “Điều duy nhất là phải chuẩn bị và chuẩn bị”. Suy nghĩ trước sau về sự việc, luôn có sự chuẩn bị sẵn sàng, chu đáo thì sẽ không phải lo lắng quá nhiều thứ.

Để hiểu rõ hơn khái niệm cẩn tắc vô áy náy có nghĩa là gì, ruaxetudong.org sẽ giải thích chi tiết thuật ngữ này, cụ thể:

  • Cẩn: Có nghĩa là cẩn thận, cẩn trọng, trước mọi hành vi, sự việc
  • Tắc: Có ý nghĩa là cái gì cũng phải có quy tắc, luật lệ
  • Vô ưu: Có nghĩa là không phiền muộn, không lo sợ, không hối hận

=> Cẩn tắc vô áy náy được hiểu như cẩn thận thì không phải lo lắng, cần thận thì sẽ không phải chịu nhục nhã hay phải chịu nhục nhã, tiết kiệm thì sẽ được sung túc.

Cẩn tắc vô áy náy tiếng Nhật được sử dụng khá phổ biến, giống như thành ngữ được sử dụng trong tiếng Việt. 備えあれば憂いなし ( phiên âm là không cần lo lắng nếu như bạn có sự chuẩn bị).

Trong tiếng Anh, thuật ngữ “cẩn tắc vô áy náy” thường được sử dụng nhiều trong các bài luận văn. Cẩn tắc vô ưu, cẩn tắc vô áy náy được viết trong tiếng anh là Better safe than sorry. Từ này được hiểu là thà an toàn hơn là nuối tiếc nghĩa là nên dành thời gian để cẩn trọng, cẩn thận với các hành vi của mình để sau không phải hối tiếc bất kỳ điều gì.

Đa đoan là gì? Nhận biết tướng người có số kiếp đa đoan

Nguồn gốc của thành ngữ “cẩn tắc vô áy náy”

Thời Xuân thu Chiến quốc, nước Tấn có một vị tướng lỗi lạc, anh minh là Tấn Điệu Công. Ông ý có thuộc hạ tên là Ngụy Giáng – một vị quan nghiêm minh. Khi được Ngụy Giáng phò trợ, nước Tấn ngày càng lớn mạnh. Có một lần, nước Trịnh xuất binh, xâm phạm nhà Tống, nước này phải chạy sang để cầu cứu nước Tấn.

Cẩn tắc vô áy náy tiếng Trung
Nguồn gốc của thành ngữ “cẩn tắc vô áy náy”

Tấn Điệu Công lập tức triệu tập quân đội gồm 11 nước chư hầu, do Ngụy Giáng đứng đầu và giữ được kinh thành của nước Trịnh, ép nước này phải ngừng việc xâm lược nước Tống. Nước Trịnh vô cùng sợ hãi, cùng nhà Tống, Tề, Tấn và 12 nước khác ký giao ước.

Khi đất nước được bình yên trở lại, vua nước Trịnh vi muốn cảm tạ nước Tấn liền cho sứ thần dâng ngọc ngà, châu báu và ca nữ. Tấn Điệu Công mong tặng một nửa số ca nữ để thưởng cho Ngụy Giáng nhưng đã bị từ chối. Ngụy Giáng nói với Tấn Điệu Công: “Đại vương phải suy nghĩ đến các mối nguy hiểm khác ngay cả khi đất nước đang yên ổn, chỉ cần cân nhắc đến điều này thì mới có sự chuẩn bị trước, khi đó mới không chuốc lấy đại họa”.

Khi đó, Tấn Điệu Công liền nói: “Đúng, người nói rất đúng” sau đó trả các ca nữ cho nước Trịnh. Dưới sự phò tá của Ngụy Giáng, Tấn Điệu công ngày càng lớn mạnh, sự nghiệp và sự thống trị của nước Tấn được hoàn thành một cách thuận lợi.

Từ đó tới nay, thành ngữ “cẩn tắc vô áy náy” có ý nghĩa rất lớn, được sử dụng với mục đích nhắc nhở mọi người hãy luôn cẩn thận, chuẩn bị mọi thứ để đề phòng những việc không tốt xảy ra.

Đức năng thắng số là gì? 3 câu chuyện về đức năng thắng số

Các vận dụng thành ngữ cẩn tắc vô áy náy

只要平时做好节约水资源,有备无患,就不会受限水之苦.

Chỉ cần thường ngày thực hiện tốt việc tiết kiệm nước. Có sự phòng bị trước thì sẽ không lo bị thiếu nước.

老师教我们养成有备无患的习惯,平时多多储蓄,以应付不时之需.

Thầy giáo dạy chúng tôi thói quen chuẩn bị trước mọi tình huống có thể xảy ra. Thường ngày tiết kiệm một chút, đề phòng lúc cần đến.

平时如战时巩固好国防,就能有备无患.

Thời bình cũng như thời chiến đều phải củng cố quốc phòng tốt. Như vậy mới không phải lo khi tai họa ập đến.

Với nội dung thông tin có trong bài viết trên đây về cẩn tắc vô áy náy, hy vọng sẽ giúp ích bạn. Cùng tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích khác tại website ruaxetudong.org nhé!

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thành ngữ cẩn tắc vô áy náy. Nó được coi là một phương châm sống của nhiều người. Tuy nhiên, có không ít người không hiểu rõ cẩn tắc vô áy náy là gì? cũng như nguồn gốc, những giai thoại liên quan. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về thành ngữ này qua bài chia sẻ sau đây nhé.

Contents

  • 1 Cẩn tắc vô áy náy nghĩa là gì?
  • 2 Nguồn gốc thành ngữ cẩn tắc vô áy náy
  • 3 Giai thoại về thành ngữ cẩn tắc vô áy náy

Cẩn tắc vô áy náy nghĩa là gì?

Cẩn tắc vô áy náy là thành ngữ đã được Nho hóa một nửa, bắt nguồn từ thành ngữ tiếng Trung với nguyên văn là cẩn tắc vô ưu 有备无患 (yǒu bèi wú huàn). Thành ngữ này được trích từ câu nói cổ với nguyên văn là “谨则无忧,忍则无辱,静则常安,俭则常足” (jǐn zé wú yōu, rěn zé wú rǔ, jìng zé cháng ān, jiǎn zé cháng zú) tạm dịch là: cẩn thận thì không phải lo lắng, nhẫn nại thì không phải nhục nhã, bình tĩnh thì thường yên ổn, tiết kiệm thì thường sung túc.

Tuy nhiên, câu nói cổ kia khá dài cho nên ngày nay, người Trung Quốc thường dùng câu thành ngữ 有备无患 (yǒu bèi wú huàn). 

Cẩn tắc vô áy náy tiếng Trung
Cẩn tắc vô áy náy là gì?

Ý nghĩa cụ thể của câu thành ngữ này như sau:

  • 有 (yǒu): 有 (yǒu) trong từ 具有 (jùyǒu), có nghĩa là có, có sẵn.
  • 备 (bèi): 备 (bèi) trong từ 防备 (fángbèi), có ý nghĩa là chuẩn bị, phòng bị.
  • 无 (wú): có ý nghĩa là không, không có.
  • 患 (huàn): 患 (huàn) trong từ 患难 (huànnàn), có ý nghĩa là hoạn nạn, tai họa.

Câu thành ngữ 有备无患 (yǒu bèi wú huàn) có ý nghĩa là có sự phòng bị từ trước thì  không lo gặp tai họa, hay có thể nói là lo trước thì khỏi họa.

  • Cẩn: có ý nghĩa là cẩn thận, cẩn trọng trước một hành động, sự việc gì đây.
  • Tắc: có ý nghĩa việc gì cũng phải có quy tắc, luật lệ 
  • Vô ưu: có nghĩa là không lo lắng, không phiền muộn, không phải hối hận.

Với sự ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc từ xưa, nhiều thành ngữ, tục ngữ của Trung Quốc được chúng ta vận dụng, Việt hóa sao cho phù hợp nhất với cuộc sống người Việt. Thay vì sử dụng cẩn tắc vô ưu thì chúng ta đã Việt hóa cho dễ hiểu nhất thành cẩn tắc vô áy náy. Trong đó từ “cẩn” và “tắc” vẫn được giữ nguyên nhưng từ “vô ưu” được Việt hóa để dễ hiểu hơn thành “vô áy náy”. Có nghĩa là không lo ngại về những việc đã làm.

Cẩn tắc vô áy náy tiếng Trung
Cẩn tắc vô áy náy là thành ngữ nho hóa từ câu cẩn tắc vô ưu 有备无患

Tóm lại, cả thành ngữ cẩn tắc vô áy náy hay cẩn tắc vô ưu đều có nghĩa là khi chúng ta làm việc gì mà cẩn thận ngay từ những bước đầu thì sẽ không lo lắng về các vấn đề hay hệ lụy về sau nữa.

Xem thêm::
Sát nhập hay sáp nhập là đúng chính tả ?
Quần què nghĩa là gì?
Phong cách đôn chề là gì?

Nguồn gốc thành ngữ cẩn tắc vô áy náy

Xét về nguồn gốc của câu thành ngữ cẩn tắc vô áy náy thì chúng ta cần xét đến nguồn gốc câu cẩn tắc vô ưu 有备无患 (yǒu bèi wú huàn). Theo đó, trong Ngụy Cổ văn Thượng thư, Thiên Duyệt Mệnh Trung đã có viết rằng: “惟事事 , 乃其有备 , 有备无患”. Tạm dịch nghĩa là: Suy nghĩ sự việc thấu đáo. Sau đó có phòng bị. Có phòng bị rồi thì sẽ không lo gặp họa.

Hay như trong “Tả truyện – Tương Công 11 năm” cũng có ghi lại là “居安思危 , 思则有备 , 有备无患。” (Jū”ānsīwēi, sī zé yǒu bèi, yǒubèiwúhuàn) tạm dịch có nghĩa là: Sống yên ổn phải nghĩ tới ngày gian nguy, suy nghĩ ắt sẽ có phòng bị, có phòng bị thì không phải lo tai họa nữa. 

Giai thoại về thành ngữ cẩn tắc vô áy náy

Bản gốc của cẩn tắc vô áy náy là cẩn tắc vô ưu được cho là xuất phát từ một giai thoại như sau:

Vào thời Xuân thu Chiến quốc, quân vương nước Tấn là Tấn Điệu Công. Ông có thuộc hạ tên là Tư Mã Ngụy Giáng, là một vị quan nghiêm minh. Dưới sự phò trợ của Ngụy Giáng, nước Tấn ngày càng trở nên cường mạnh. 

Một lần nước Trịnh xuất binh xâm lược nước Tống, nước Tống đành phải cầu cứu nước Tấn. Tấn Điệu Công đồng ý, lập tức triệu tập quân đội của 11 nước chư hầu do Tư Mã Ngụy Giáng dẫn đầu. Đội quân vây giữ kinh thành nước Trịnh, ép nước Trịnh dừng việc xâm phạm nước Tống. 

Cẩn tắc vô áy náy tiếng Trung
Hình ảnh Tấn Điệu Công và Ngụy Giáng

Trước tình thế đó vua Trịnh buộc phải cùng vua Tống, Tấn, Tề và 12 nước khác ký giao ước. Quốc vương nước Sở lúc bấy giờ thấy nước Trịnh ký giao ước với những nước khác thì lấy làm không vui, bèn cho quân tiến đánh nước Trịnh. Quân Sở quá mạnh, quân Trịnh không địch nổi nên đành phái sứ thần đến nước Tấn cầu viện trợ. Hy vọng vua Tấn có thể giúp nước Trịnh thoát khỏi chiến tranh. Vua Tấn đã đồng ý, dẹp loạn chiến tranh cho Trịnh.

Sau khi đất nước bình yên trở lại, vì muốn cảm tạ ân tình nước Tấn, vua Trịnh đã dâng tặng quốc vương nước Tấn Điệu Công rất nhiều ca nữ, vàng bạc châu báu,… Tấn Điệu Công muốn thưởng một nửa số ca nữ này cho Ngụy Giáng nhưng bị ông từ chối. Ngụy Giáng nói với Tấn Điệu Công rằng: Quốc Vương vẫn phải suy nghĩ đến những mối nguy cơ ngay cả khi nước nhà đang yên bình. Chỉ cần cân nhắc đến điều này thì sẽ có chuẩn bị trước. Khi đó sẽ không lo chuốc lấy tai họa”. 

Nghe Ngụy Giáng nói xong, vua Tấn liền đáp: Đúng, ngươi nói rất đúng. Sau đó liền đưa trả ca nữ trở về nước Trịnh. Sau này, dưới sự phò tá của Ngụy Giáng, Tấn Điệu Công đưa nước Tấn thành một cường quốc hùng mạnh, phồn thịnh. 

Kể từ đó, câu thành ngữ 有备无患 (yǒu bèi wú huàn) được sử dụng rộng rãi. Nhắc nhở con người phải luôn suy nghĩ trước sau, cẩn trọng, có phòng bị trước mọi việc. Lường trước những nguy cơ, kể cả khi nó chưa xảy ra. 

Trên đây là những thông tin tổng hợp về thành ngữ cẩn tắc vô áy náy. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về thành ngữ này. Hãy luôn cẩn trọng trước mọi việc nhé.

Cẩn tắc vô áy náy tiếng Trung

Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.