Cai nghiện game ở đâu

Tôi có đứa con trai năm nay 23 tuổi đã học Trường CĐ Công thương TPHCM được 2 năm và đã nghĩ học từ năm 2017 và ở nhà không làm gì chỉ thích ở trong phòng một mình và ngại tiếp xúc bên ngoài.

Vậy nay tôi muốn xin được gởi cháu vào Trường nội trú IVS TPHCM được không? Đơn xin thủ tục ra sao, thời gian nhập học và học phí thế nào? Xin cho mình biết rõ. Thành thật biết ơn.

Chí Tôn thân mến,

Trường phổ thông nội trú IVS thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển võ Vovinam và thể thao nằm trên địa bàn P.Linh Trung, Q.Thủ Đức có nhận các em học sinh là thành phần cá biệt và nghiện game độ tuổi từ lớp 6 đến hết PTTH.

Trường hợp con trai của anh cần đến trực tiếp để được tư vấn cụ thể. Khi đến trường, anh cần có đơn xác nhận hạnh kiểm. Học phí mỗi tháng tại đây khoảng 7,5 triệu đồng dành cho mỗi học viên. Tuy nhiên, học phí này có thể thay đổi tùy theo mỗi trường hợp cụ thể.

Tại trường, học viên sẽ được học về kỷ luật trong nếp sống hằng ngày như dậy sớm đúng giờ, gập mền mùng theo quy định của quân đội. Khi vào trường, việc đầu tiên bắt buộc các học viên là cấm xài điện thoại, laptop và vào internet. Nếu ai vi phạm sẽ bị kỷ luật nặng. Chỉ trừ những trường hợp, các học viên muốn tìm hiểu một vấn đề thì sẽ được thấy quản sinh trực tiếp mở mạng và giám sát việc làm của các học viên.

Thời gian biểu trong một ngày ở trường rất nhiều các hoạt động, bắt đầu từ 5g30 sáng cho đến 9g tối khi kết thúc việc học bài.

Địa chỉ trường phổ thông nội trú IVS ở Làng Đại Học Thủ Đức, Khu Phố 6, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, TPHCM. ĐT: 028 6651 9595 - Hotline: 0901 567 778. Website: http://truongivs.com/.

Trân trọng!

* Xin ông cho biết cụ thể về chương trình này?

- Chúng tôi nghiên cứu mô hình của các nước đang áp dụng cho loại hình cai nghiện này (cụ thể là Hàn Quốc và Trung Quốc). Tuy nhiên chủ yếu họ tập trung người nghiện game từ 10 cho đến 20 ngày liên tục, kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và thiết quân luật. Nhóm của chúng tôi nghiên cứu và đưa ra hình thức tương đối mới. Chúng tôi tập trung vào 3 mảng chính: Xúc cảm, thể lực và công tác xã hội để đưa các em từ thế giới ảo trở về thế giới thật. Cả chương trình là một game thật mà các em là game thủ... Mỗi tuần, các em sưu tầm một câu chuyện theo những chủ đề mà ban tổ chức đưa ra. Các em sẽ được chơi bóng rổ, cầu lông, tennis... theo một thời gian biểu nhất định. Ngay cả việc làm công tác xã hội cũng với tư duy hoàn toàn khác. Chúng tôi còn tổ chức "Ngày hội giặt áo trắng" - chính tay các em giặt những cái áo của mình, tự đóng gói và tặng các học sinh có hoàn cảnh khó khăn... Cách làm như vậy sẽ mang lại hiệu quả nhất định về tâm lý cho các em.

* Khi tiếp cận máy vi tính liệu các em có nghiện game trở lại  hay không?

- Hằng tuần chúng tôi có bảng sắp hạng dành cho các học viên. Các em phải làm việc nhóm, truy tìm những tài liệu có ích... Các em vẫn vào internet nhưng chuyển hướng dần sang sử dụng những tiện ích. Vấn đề chính là nếu các em cảm thấy hổ thẹn trong việc xếp hạng của mình thì nhất định các em sẽ có chuyển biến rõ rệt. Bảng xếp hạng là một hình thức tâm lý để đưa các em trở về sự phấn đấu trong cuộc sống thật.

Đăng ký tham gia chương trình "Cai nghiện game online và sử dụng internet có ích" tại 212- 214 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM từ nay đến ngày 5.11.

\n

* Liệu lớp học có thành công không vì thời điểm này các em đang tập trung ôn thi học kỳ I?

- Ban tổ chức cũng sẽ bố trí giờ để các em ôn tập. Chủ yếu là các môn tự nhiên. Theo tôi biết, nhiều em đam mê game học rất yếu. Đây cũng là cơ hội giúp các em củng cố kiến thức trong mùa thi này. Chúng tôi vừa giúp các em sử dụng game có ích vừa hỗ trợ kiến thức cho các em. Chương trình đầu tiên, chúng tôi rất quyết tâm đạt kết quả cao nhất, sẽ là điểm tựa để phụ huynh khi gửi con em đến với trung tâm. Chúng tôi chỉ nhận 50 học viên, các em sẽ tập trung vào 18 giờ chiều thứ bảy và về nhà lúc 17 giờ ngày chủ nhật. Các em sẽ sinh hoạt, ăn uống tại trung tâm. Học phí: mỗi học viên đóng 3,5 triệu đồng.

Tấn Tú
(thực hiện)

Cai nghiện game ở đâu

Mọi hoạt động đều phải quy củ và đúng quy định của nhà trường - Ảnh: DUYÊN PHAN

Lời tòa soạn: Thời đại công nghệ, việc "sống chung" với điện thoại, máy tính là điều không thể tránh khỏi và nguy cơ trẻ nghiện game online cũng từ đó tăng lên. Tuổi Trẻ quay lại câu chuyện game như lời cảnh tỉnh cho phụ huynh về vấn nạn xã hội này.

Dẫn cháu đi khám chuyên khoa về tâm thần nhi, bác sĩ nói phải giảm giờ sử dụng điện thoại, nhưng cả cha mẹ đều không thể cấm cháu được.

Bà THƠM (Đồng Nai)

Kỷ luật như quân đội

5h30 một ngày cuối năm 2019. Màn đêm vẫn bao phủ thì đèn điện ở trường nội trú dành cho trẻ đặc biệt và cai nghiện game IVS (Q.12, TP.HCM) bật sáng khắp nơi. Tiếng loa vang lên: "Đã đến giờ thức giấc. Các em sắp xếp nội vụ sạch sẽ, gọn gàng trước khi đi ăn sáng và đi học".

Ngay lập tức, học sinh bật dậy xếp mùng, mền, gối. Sau đó, các em nhanh chóng vệ sinh cá nhân rồi ai làm việc nấy rất nhịp nhàng: quét sân trường; quét và lau phòng học, phòng ngủ, phòng tập luyện thể thao, hành lang; có em đi đổ rác, chà phòng vệ sinh... Đến 6h30, tất cả học sinh lần lượt đi xuống phòng ăn sáng, rồi di chuyển lên lớp học văn hóa.

"Thời gian đầu em rất khó chịu vì dậy quá sớm. Đã vậy nhà trường còn bắt lao động nữa. Nói là quét sân, quét phòng vậy chứ diện tích trường rất rộng, đâu phải làm là xong ngay. Làm mà không sạch sẽ phải làm lại. Chưa kể tụi em còn phải tự giặt quần áo nữa. Ở nhà tất cả những việc này em đều không phải làm" - một học sinh càu nhàu.

16h là giờ học thể thao, âm nhạc như bóng đá, bóng chuyền, bơi lội, tập gym, võ thuật, múa, luyện thanh... Học sinh được chọn lựa hai trong số những môn kể trên, nhưng cũng có những môn bắt buộc. Chẳng hạn học sinh tăng động, trầm cảm bắt buộc phải học yoga.

"Mọi sinh hoạt ở đây cứ như trong quân đội, giờ nào việc nấy. Hằng ngày, cứ 18h là phòng em thay phiên nhau đi tắm, rồi tự giặt quần áo. 19h là đi ăn tối. Ăn xong được ra sân hóng mát, nói chuyện phiếm với các bạn hoặc xem tivi khoảng 40-45 phút, sau đó thì ôn bài. Đúng 22h phải tắt điện đi ngủ, không được hó hé câu nào vì tất cả các bạn cùng tuân theo quy định răm rắp, mình cũng không thể làm khác đi" - một học sinh nói.

Cai nghiện game ở đâu

Thời gian nội trú của các học viên tại trường không giống nhau, có em đã 2-3 năm, cũng có em chỉ mới vào được mấy tháng - Ảnh: DUYÊN PHAN

"Cảm giác phát điên"

T., học sinh lớp 11, tâm sự: "Trước đó em chơi game thâu đêm suốt sáng. Đến khi bị cưỡng chế vô trường thì không được sử dụng điện thoại, máy tính... cảm giác như phát điên, bức bối, rất khó chịu".

Trong khi đó, V. - học sinh lớp 11 - kể: "Nhiều bạn phản ứng bằng cách nhịn ăn. Đa số các bạn khác nhịn ăn 1-2 bữa là đầu hàng. Riêng em, em nhịn ăn đúng một tuần và không nói chuyện với ai. Em hi vọng thái độ của mình sẽ được báo về cho mẹ biết và mẹ sẽ lên trường xin cho em về nhà, em sẽ tiếp tục được chơi game.

Nhưng chờ mãi chẳng thấy bóng dáng mẹ đâu. Buồn quá, em đi lòng vòng và nhìn thấy các bạn đang tập thiền. Ngửi thấy mùi tinh dầu từ phòng thiền tỏa ra thật dễ chịu, em bước vào xin tập chung. Sau đó thì nói chuyện với thầy giáo dạy thiền. Từ lời khuyên của thầy, em mới thay đổi...".

Đứng trước cổng trường, vợ chồng ông Hùng - bà Thơm (Đồng Nai) kể: cô con gái đang học lớp 8 nhiều ngày liền không thể đến trường vì đêm nào cũng cầm điện thoại lướt mạng, chơi trò chơi đến tận 3h sáng.

"Nói cỡ nào cháu cũng không nghe. Thu điện thoại không cho sử dụng nữa thì cháu thách thức bỏ học. Nghỉ học một hôm thì cha mẹ phải trả điện thoại lại cho cháu. Cứ luẩn quẩn vậy nên vợ chồng, con cái trong nhà lục đục suốt. Tinh thần mình cũng bấn loạn, không biết phải làm sao. Dẫn cháu đi khám chuyên khoa về tâm thần nhi, bác sĩ nói phải giảm giờ sử dụng điện thoại, nhưng cả cha mẹ đều không thể cấm cháu được" - bà Thơm băn khoăn.

Nhiều lần vật vã giúp con "cai nghiện" Internet, game và chứng kiến cảnh con gái lấy dao lam khứa cổ tay chảy máu để "muốn chết đi vì không được dùng điện thoại", vợ chồng ông bà quyết định gửi con vào học tại trường "cai nghiện game" này. Bà Thơm tiếp lời: "Thương con đứt ruột nhưng đây là hi vọng cuối cùng giúp con có thể trở lại cuộc sống bình thường".

Cai nghiện game ở đâu

Nguồn: Trung tâm đào tạo tài năng trẻ châu Á-Thái Bình Dương (ATY) - Đồ họa: TUẤN ANH

Bỗng một ngày con trai tôi nhìn tôi hỏi có phải mẹ đang nấu cơm thật hay là ở trên mạng ảo vậy?"

Một người mẹ có con đang nghiện game online

Học sinh từ nhiều tỉnh, thành

Ông Nguyễn Đình Quỳnh - giáo viên quản sinh Trường IVS - cho biết: "Cơ sở IVS tại Q.12, TP.HCM hiện có hơn 300 học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 đến từ các tỉnh, thành thuộc khu vực phía Nam. Trong đó, đa số là học sinh nghiện game, một số ít là học sinh nghiện điện thoại, học sinh chưa ngoan, học sinh bị một số chứng bệnh như rối loạn nhân cách chống xã hội, rối loạn tăng động...

Mỗi loại "bệnh", học sinh sẽ có phương pháp trị liệu khác nhau. Nhưng lịch sinh hoạt chung là buổi sáng học sinh sẽ được học văn hóa như ở các trường phổ thông. 12h là giờ ăn trưa, rồi nghỉ trưa. Buổi chiều học sinh khá, giỏi hoặc mất căn bản sẽ được học phụ đạo một số môn văn hóa".

Cũng theo ông Quỳnh, khi đưa con em vào trường này, hầu hết phụ huynh đều phải "cưỡng chế" chứ không em nào tự nguyện, đồng ý vào trường. Sau khi cha mẹ đã ra về và biết được mình bị đưa vào trường cai nghiện thì đa số các em phản ứng và chống đối. Cách chống đối thường gặp nhất là các em từ chối giao tiếp và nhịn ăn.

"Tuy nhiên, có những em phản ứng mạnh hơn và chúng tôi phải để em ở phòng trực. Phòng trực thường xuyên có 3 giáo viên ngồi chuyện trò, có camera giám sát nữa. Có em nhà trường phải đổi nhiều giáo viên với nhiều cách tiếp cận khác nhau để bắt chuyện. Chúng tôi cũng phải nhờ học sinh đưa cơm cho em ăn và giải thích cho em hiểu: nếu em cứ chống đối thì càng lâu được về nhà" - ông Quỳnh kể.

Ông Đặng Lê Anh - phó viện trưởng Viện IVS - cho biết: "Quy trình cai nghiện game là một quá trình trị liệu với ba phương pháp chính. Thứ nhất, tách trẻ ra khỏi môi trường nghiện với những giải pháp thay thế như: chơi thể thao, tập võ thuật, tham gia các hoạt động tập thể... 

Thứ hai là trẻ được quan tâm, chăm sóc, đưa ra mục tiêu phấn đấu để các em vượt qua chính mình, không bị cơn nghiện hành hạ nữa. Và cuối cùng là dạy cho trẻ những kỹ năng để trẻ nhận biết tác hại của việc nghiện game, đồng thời biết kiềm chế để không tái nghiện".

Cai nghiện game ở đâu

Thay vì dán mắt vào máy tính hay điện thoại thì giờ những cuốn sách bắt đầu có sự hấp dẫn với các em - Ảnh: D.PHAN

Quan trọng là giai đoạn "hồi phục"

Theo ông Lê Anh, thông thường, đối với trẻ mới nghiện vài năm, khi vào trường cai nghiện thì sau 6 tháng là có thể cắt cơn nghiện, tức là không thèm chơi nữa. Nhưng giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình cai nghiện game chính là giai đoạn "hồi phục", chứ không phải "cắt cơn" và người lớn phải tạo ra môi trường sống để học sinh cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.

"Môi trường ấy không có áp lực học tập, không có sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ. Thay vào đó, trẻ được rèn luyện để học tập với tinh thần cầu tiến, không lười nhác, ỷ lại, trốn tránh trách nhiệm…" - ông Lê Anh nói.

Hình phạt kinh khủng: không được về thăm nhà!

Nhiều học sinh IVS tâm sự rằng mình sợ nhất là hình phạt "đi vịt" (vừa ngồi vừa đi, hai tay quẫy quẫy như con vịt xung quanh sân trường). "Đi vịt thì mỏi thật nhưng còn đỡ. Hình phạt kinh khủng nhất là cuối tuần không được về thăm nhà. Thế nên trong tuần tụi em phải ráng hoàn thành nhiệm vụ học tập và lao động, nếu vi phạm là cuối tuần bị giữ lại trường" - Th., học sinh lớp 11, thông tin.

Cai nghiện game ở đâu
Đầu hè, trẻ nghiện game vào viện tăng

HOÀNG HƯƠNG - KIM ANH