Cách xác định chi phí vốn chủ sở hữu

Chi phí vốn là một khái niệm đặc biệt được quan tâm trong nhiều lĩnh vực. Việc hiểu và sử dụng được các phương pháp xác định chi phí vốn đóng một vai trong quan trọng trong kinh doanh. Đây cũng chính là nội dung của bài viết lần này mà BAC mua chia sẻ với bạn đọc.

Chi phí vốn đóng một vai trò quan trọng trong đầu tư

1. Chi phí vốn là gì?

Chi phí vốn (cách gọi đầy đủ là chi phí sử dụng vốn) là số tiền mà nhà đầu tư phải chi trả cho việc sử dụng một nguồn vốn cụ thể cho một quyết định đầu tư hoặc tài trợ. Đối với nhà đầu tư thì chi phí vốn chính là tỉ suất sinh lời khi cấp vốn cho doanh nghiệp, mức sinh lời phải phù hợp với mức rủi ro mà họ có thể gặp phải. Dưới góc nhìn của người vay vốn thì chi phí vốn là lợi nhuận tối thiểu phải đạt được khi sử dụng nguồn vốn.

Chi phí vốn được xác định bởi nhiều yếu tố như kinh tế, tài chính, rủi ro,…. Thông thường, chi phí vốn được dùng để giúp các nhà đầu tư cân nhắc, đánh giá dự án và quyết định có nên đầu tư hay không. Ví dụ, khi đánh giá cùng lúc hai dự án với nhau, nhà đầu tư cần xác định chi phí vốn nếu rủi ro là tương đương thì nên ưu tiên dự án có lợi nhuận cao hơn.

2. Ý nghĩa của chi phí vốn
  • Chi phí vốn thường được dùng trong quy trình lập ngân sách vốn để đánh giá dự án đầu tư, đối với các nhà đầu tư, chi phí vốn giúp họ chọn lựa dự án phù hợp.
  • Trong lĩnh vực kế toán, chi phí vốn được xem là chi phí cơ hội của việc đầu tư.
  • Trong lĩnh vực chứng khoán, các nhà đầu tư có thể đánh giá được rủi ro và lựa chọn cổ phiếu phù hợp với khả năng tài chính.
  • Đối với việc định giá doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể dùng như một tỷ lệ chiết khấu để tính toán giá trị hợp lý của dòng tiền.
  • Chi phí vốn còn đại diện cho lợi nhuận mà một công ty cần để thực hiện một dự án vốn như mua trang thiết bị, thuê cơ sở mới,….
3. Các phương pháp xác định chi phí vốn
  • Chi phí nợ: Là tiền lãi từ những khoản vay mà công ty phải chi trả, chi phí nợ được tính bằng tỷ lệ trái phiếu không rủi ro có thời hạn phù hợp với cấu trúc của khoản nợ thêm phí bảo hiểm mặc định. Phí bảo hiểm mặc định sẽ tăng theo khoản nợ, nợ càng lớn thì phí càng cao. Hầu hết trường hợp, chi phí nợ là chi phí được khấu trừ và được tính trên cơ sở sau thuế để nó tương đương với chi phí vốn sở hữu.
  • Chi phí vốn cổ phần (CPVCP):

CPVCP = Tỷ lệ hoàn vốn không rủi ro + phí bảo hiểm rủi ro dự kiến

CPVCP = Tỷ lệ hoàn vốn không rủi ro + Beta x (tỷ suất lợi nhuận thị trường – tỷ lệ hoàn vốn không rủi ro)

Beta là độ nhạy cảm với các chuyển động trong thị trường liên quan.

  • Chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC):

Là chi phí được sử dụng trong tài chính để đo lường vốn của công ty, WACC không được quản lý, nó đại diện cho lợi nhuận tối thiểu một công ty phải đạt được dựa trên nguồn vốn hiện có để đáp ứng các chủ nợ và những người cấp vốn (nhà đầu tư). Nếu không đạt được con số này, các nhà đầu tư sẽ rút vốn và chuyển sang một công ty khác.

WACC được tính dựa trên tỉ trọng các loại vốn công ty đã và đang sử dụng

Tổng số vốn cho một công ty là giá trị vốn chủ sở hữu của nó và chi phí nợ (chi phí nợ phải cập nhật liên tục do sự thay đổi lãi suất). Công việc tính WACC là một quy trình lặp đi lặp lại, yêu cầu phải ước tính giá trị thị trường hợp lý của vốn chủ sở hữu nếu không được công ty liệt kê.

4. Chi phí vốn và tỷ lệ chiết khấu

Mặc dù, chi phí vốn và tỷ lệ chiết khấu có những điểm giống nhau và thậm chí là có thể sử dụng thay thế cho nhau. Nhưng chi phí vốn thường được tính bởi bộ phận tài chính của công ty và được dùng để đặt tỷ lệ chiết khấu bởi ban quản lý. Điều này có nghĩa là ban quản lý của một công ty nên cân nhắc chi phí vốn trong nội bộ, vì nó có thể ngăn cản đầu tư do bảo thủ. Chi phí vốn cho từng dự án khác nhau sẽ khác nhau, một dự án có thể mang đến lợi nhuận cao nhưng nhiều rủi ro sẽ yêu cầu chi phí vốn cao hơn.

Nếu bạn là một chủ doanh nghiệp, giám đốc, người lãnh đạo, quản lý, doanh nhân hay nhà đầu tư thì việc tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức tính toán chi phí, lựa chọn, sử dụng nguồn vốn là rất quan trọng. Khóa học dưới đây được thiết kế để giúp các bạn làm điều đó.

Tham khảo: Khóa học chi phí vốn

Mong rằng những kiến thức được tổng hợp trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc. Vẫn còn rất nhiều thông tin mà BAC muốn chia sẻ đến các bạn, đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC's Blog.

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

Hiện nay, đối  với mỗi doanh nghiệp thì phải đối mặt với nhiều loại chi phí khác nhau. Và một trong những chi phí vô cùng quan trọng, cần thiết mà bất cứ kinh doanh lĩnh vực nào cũng cần phải có đó là chi phí vốn chủ sở hữu. Vậy chi phí về vốn chủ sở hữu sẽ như thế nào, và cách tính chi phí ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Cách xác định chi phí vốn chủ sở hữu

Trước khi tìm hiểu về chi phí vốn chủ sở hữu, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét xem thế nào là chi phí vốn.

Chi phí về vốn có thể hiểu đơn giản là khoản chi phí được tổ chức tính theo các nguồn vốn cần thiết, khác nhau dưới dạng phần trăm. Nhằm để sử dụng trong việc tài trợ cho các hạng mục thực hiện chi tiêu trong việc mua sắm mặt hàng để đầu tư.

Ngoài ra, có một cách hiểu khác, bạn có thể hiểu rằng khoản chi phí về vốn này được lấy ra để sử dụng cho việc thanh toán, cũng như đầu tư mua sắm cho những khoản mà doanh nghiệp mong muốn đầu tư để phát triển. Thực hiện những hoạt động có trong lĩnh vực của doanh nghiệp đó.

Và sẽ đều có một chi phí trong tất cả các nguồn vốn. Chẳng hạn:

  • Trường hợp về vốn vay có thể là chi phí dạng trực tiếp
  • Trường hợp mà thu nhập bị giữa lại thì chi phí chính là thuộc dạng cơ hội.

Hiện nay, nếu bạn chưa biết thì chúng ta có thể nhắc sơ qua một vài loại chi phí vốn có mặt trên thị trường như sau:

  • Chi phí vốn dạng cổ phần có ưu đãi
  • Chi phí vốn về thu nhập bị giữ lại
  • Chi phí của các cổ đông dạng thông thường
  • Chi phí vốn chủ sở hữu
  • Và các loại chi phí vốn khác

Đôi nét về chi phí vốn chủ sở hữu

Cách xác định chi phí vốn chủ sở hữu

Một trong những chi phí vốn của doanh nghiệp chúng ta không thể bỏ qua đó chính là chi phí về vốn của chủ sở hữu.

Chi phí về vốn của chủ sở hữu chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản đó chính là đây là tỷ lệ một phần của lợi nhuận mà các cổ đông trong doanh nghiệp đang nắm giữ một chút rủi ro có thể có trong kinh doanh. Chính vì vậy loại chi phí này còn có một tên gọi khác đó chính là giá rủi ro và cổ đông có.

Nguồn tiền của doanh nghiệp sẽ được đưa vào sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau sau khi đã được thực hiện giải ngân. Lúc bấy giờ, sự rủi ro có trong việc đầu tư các cổ đồng đều  phải hứng chịu. Và sẽ không chia đều về tỉ lệ rủi ro cho các cổ đông mà rủi ro này sẽ được tính theo số phần trăm cổ phần mà các cổ đông này đang nắm giữ trong công ty. Tức là cổ đông có tỷ lệ cổ phần càng cao thì sẽ phải chịu tỉ lệ rủi ro càng lớn.

Mặt khác loại chi phí về vốn chủ sở hữu này cũng được xem là lợi nhuận mà cổ đông dự kiến có thể nhận được. Khi mà doanh nghiệp biết cách sử dụng, cũng như đầu tư chi phí về vốn một cách hợp lý, thì sẽ nhận được mức lợi nhuận nhất định.

Những khoản bên trong chi phí vốn chủ sở hữu

Một số khoản mục có ở bên trong chi phí về vốn chủ sở hữu bao gồm có như:

  • Chi phí vốn mà các cổ đông góp vào, nhằm doanh nghiệp có thể đầu tư phát triển dự án
  • Các khoản mục về thặng dư nguồn vốn cổ phần do việc phát hành về cổ phiếu có giá trị thấp hơn hay lớn hơn mệnh giá.
  • Những khoản nhận được từ tài trợ, hay khoản được biếu
  • Vốn được kết quản về kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp bổ sung vào, theo đúng với quy định chính sách về tài chính hiện nay.
  • Các khoản về sự chênh lệch của tỷ giá hối đoái trong việc phát triển, đầu tư của doanh nghiệp bị phát sinh, từ việc tài sản phải đánh giá lại, hay các quỹ có được sau khi tính lợi nhuận có được sau thuế.
  • Giá trị về cổ phiếu quỹ mà ảnh hưởng giảm đi nguồn vốn về chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Cách tính chi phí vốn chủ sở hữu

Cách xác định chi phí vốn chủ sở hữu

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp sử dụng để tính chi phí về vốn chủ sở hữu này. Tuy nhiên, hôm nay chúng tôi sẽ đem đến cho bạn một công thức tính chi phí về vốn chủ sở hữu đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Cụ thể:

WACC = (E/V) x Re  + (D/V) x Rd x (1-Tc)

Trong đó: 

  • Re: Được hiểu là chi phí về vốn của cổ phần
  • Rd: Được hiểu là chi phí về vốn được sử dụng để nợ
  • E:  Được hiểu là giá trị trên thị trường về tổng nguồn vốn dạng cổ phần
  • D: Được hiểu là giá trị trên thị trường về tổng số nợ
  • V: Tổng số vốn dạng dài hạn của tổ chức, doanh nghiệp
  • Tc: Loại thuế về thu nhập của tổ chức, doanh nghiệp

Ngoài ra, bạn có thể tính chi phí về vốn của doanh nghiệp bằng cách lấy giá trị dạng bình quan của chi phí thực hiện trả cho mỗi một loại hàng hóa dạng tư bản. Lúc bấy giờ, quyền số sử dụng là tỷ trọng về giá trị của mỗi loại tài sản chứng khoán chia cho tổng giá trị các loại về chứng khoán mà tổ chức đã thực hiện phát hành. Điển hình các loại chứng khoán phát hành có thể là: cổ phần ở dạng thông thường, cổ phần ở dạng ưu đãi, hay nợ trong khoảng thời gian dài hạn. Tất cả sẽ cộng lại với nhau các khoản về chi phí dạng gia truyền này.

Tuy nhiên để sử dụng được công thức tính được nêu trên, thì trước tiên doanh nghiệp của bạn cần phải thực hiện các nghiệp vụ về kế toán để có thể tìm được những thành phần có bên trong công thức.

Ý nghĩa của việc tính chi phí vốn chủ sở hữu

Việc xem xét về chi phí của vốn chủ sở hữu là một vấn đề vô cùng quan trọng của một tổ chức, doanh nghiệp trong kinh doanh. Đặc biệt sẽ là vô cùng quan trọng đối với các nhà làm việc về tài chính trong tổ chức. 

Việc xem xét về chi phí của vốn chủ sở hữu sẽ giúp, hay hỗ trợ các nhà tài chính có tầm nhìn xa hơn trong việc thực hiện các chiến lược liên quan đến huy động nguồn vốn của doanh nghiệp.

Ngoài ra, loại chi phí này là một trong những căn cứ vô cùng quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn các dự án dùng để đầu tư và thúc đẩy gia tăng các giá trị của doanh nghiệp.

Lời kết

Qua bài viết, chúng tôi đã đem đến cho bạn những thông tin cần thiết nhất liên quan đến chi phí vốn chủ sở hữu. Cụ thể như cách chi phí hình thành, những khoản có ở chi phí, hãy ý nghĩa chi phí đem lại.

Vì vậy, hy vọng với những chia sẻ vô cùng hữu ích này, có thể một phần nào đó giúp bạn chủ động hơn cho việc tính toán các khoản chi phí liên quan đến vốn chủ sở hữu.